2.2.1.1. Cơ sở xây dựng chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
a. Cơ sở triết học
Triết lý giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo, được coi là phương pháp luận giúp các nhà giáo dục nói chung, các nhà xây dựng chương trình nói riêng xác định rõ:
Các mục đích nhà trường, mục đích trong giáo dục – đào tạo, Mục tiêu giảng dạy và các hoạt động trong nhà trường,
Vai trò của cá nhân trong nhà trường, trong hoạt động giáo dục, mối quan hệ giữa cá nhân với hoạt động tổ chức và triển khai chương trình.
Việc lựa chọn các chiến lược, phương pháp dạy học trong nhà trường và trong lớp học.
Việc xác định một triết lý giáo dục để làm điểm tựa cho việc thiết kế và triển khai chương trình giáo dục là một điều kiện không thể thiếu, đặc biệt quan trọng hơn khi sự thay đổi trong giáo dục, đào tạo ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 cùng với sự thay đổi của xã hội, của người học, những thay đổi về tri thức trong kỷ nguyên phát triển của công nghệ thông tin và Internet.
74
Một giá trị khác của cơ sở triết học Mác - Lênin là tính thực tiễn. Chương trình đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn cuộc sống xã hội. Như vậy, theo theo quan điểm triết học Mác – Lênin, chương trình đào tạo của bất cứ bậc, hệ đào tạo nào cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Phải có tính hệ thống, có sự liên hệ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Đảm bảo tính kế thừa, mềm dẻo và phát triển.
Trên nền tảng thực tiễn cuộc sống, gắn liền với yêu cầu thực của người học, của thực tiễn cuộc sống, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
b. Cơ sở xã hội
Khi xây dựng chương trình đào tạo cần phải chú trọng đến các nhu cầu người học và xã hội, phân tích các nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân người học. Việc phân tích cả hai nguồn này sẽ là đầu mối dẫn đến việc tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình. Là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo, cơ sở xã hội yêu cầu các nhà xây dựng chương trình cần phải:
Phân tích rõ nhu cầu xã hội hiện tại và nhu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của nhà sử dụng lao động.
Phân tích nhu cầu của cá nhân người học, năng lực người học cần có để đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.
Chương trình đảm bảo tính thực tế, phản ánh được các nhu cầu xã hội. Tham gia thiết kế và xây dựng chương trình học gồm các nhà khoa học sư phạm, xã hội học, tâm lý học, nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên.
c. Cơ sở tâm lý học hiện đại
Dựa trên cơ sở tâm lý học hiện đại, việc xây dựng chương trình đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Đảm bảo khối lượng kiến thức, phù hợp với yêu cầu người học và xã hội, nội dung học phải được sắp xếp theo hệ thống, đảm bảo tính lôgic.
75
Việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo phải dựa trên nguyên tắc thực hành hợp lý và đảm bảo tính hoạt động của người học.
Phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, duy trì được động cơ học tập của người học.
d. Cơ sở lý luận dạy học
Dựa trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại, khi xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, cũng như chương trình môn học cần chú ý các yêu cầu sau:
Đảm bảo chuẩn kiến thức bậc, hệ đào tạo, chuẩn kiến thức ngành đào tạo, và chuẩn kiến thức môn học;
Đảm bảo tính cập nhật, hiện đại về nội dung chương trình; Đảm bảo các nguyên tắc, quy luật của quá trình dạy học ...
2.2.1.2. Cách thức xây dựng chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà.
Việc xây dựng các chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà được thực hiện theo quy trình sau:
76
Các chương tình đào tạo liên kết được xây dựng đều phải đảm bảo các yêu cầu chung đối với hoạt động liên kết đào tạo. Đảm bảo được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, trong chương trình, khối kiến thức về lý luận chính trị, luôn có một thời lượng hợp lý. Điều này giúp cho sinh viên vững vàng hơn về tư tưởng chính trị trước khi được tiếp cận với các môi trường giáo dục trên thế giới. Thông qua đó cũng nêu ra lòng yêu nước, nâng cao tinh thần dân tộc, giúp sinh viên xác định rõ mục tiêu học tập là để xây dựng đất nước.