Hiệu quả trong nội dung phản ánh

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính Viễn thông (Trang 46)

3. Hoạt động quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính, Viễn thông

1.1.Hiệu quả trong nội dung phản ánh

Theo chúng tôi, tiêu chí quan trọng nhất để xem xét một bài báo là có phản ánh đúng sự thật hay không. Việc phản ánh đúng có thể là đúng trong phản ánh những mặt tích cực và đúng cả trong phản ánh những tiêu cực trong hoạt động bưu chính viễn thông.

1.1.1 Phản ánh sát thực các hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

Các bài dạng này không chiếm số lượng lớn nhưng xuất hiện khá đều đặn hàng tuần trên các báo. Có thể nói mọi động tĩnh của Bộ Bưu chính, Viễn thông – cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đều được báo chí phản ánh sát sao. Có thể điểm qua một số sự kiện tương đối nổi bật trong năm 2003 được báo chí nhắc đến thường xuyên như: thành lập Bộ Bưu chính, Viễn thông, giảm một loạt các loại cước viễn thông vào 1/4/2003, thành lập Quỹ Phổ cập dịch vụ viễn thông, cho phép cung cấp dịch vụ điện thoại Internet. Đơn cử một sự kiện như sự kiện giảm cước vào 1/4/2003. Ngay từ đầu tháng 1/2003 đã có hàng loạt bài về sự kiện này đăng trên các báo Tuổi trẻ (các ngày 4/1, 13/1), Thanh niên (các ngày 4/1, 17/1, 22/2), Sài gòn giải phóng (các ngày 4/1, 25/2), Pháp luật (9/1), Lao động (4/1, 23/2), Đầu tư (các ngày 8/1, 22/1, 24/2), Quân đội Nhân dân (15/2), Thời báo Kinh tế (các ngày 19/2, 24/2), Nhân dân (25/2), Tiền phong (24/2), Diễn đàn doanh nghiệp 26/2, Văn hoá 26/2,... Sau này, vào dịp họp báo công bố các quyết định giảm cước vào ngày 27/3, tin bài về sự kiện này còn được đăng tải hơn 20 lượt nữa. Điều đáng nói ở đây là thông tin được đăng tải hồi tháng 1/2003 và tháng 2/2003 lại không do Trung tâm Thông tin cung cấp - việc mà đáng lý ra là thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Trung tâm Thông tin. Nguyên do là khi đó, các đơn vị chức năng chưa xây dựng xong nội dung của các quyết định giảm cước mà Trung tâm Thông tin trên thực tế chỉ được phát ngôn những thông tin chính thức.

Nhiều sự kiện tương tự cũng xảy ra. Một ví dụ khác là việc thành lập Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Cho đến hết năm 2003 Quỹ này vẫn chưa có quyết định thành lập nhưng ngay từ đầu năm 2003 đã có những tin bài rải rác về vấn đề này như bài Xúc tiến thành lập Quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông đăng trên báo Đầu tư ngày 24/1. Bài báo được mở đầu như sau:

“Theo tin từ Bộ Bưu chính Viễn thông, các cơ quan liên quan hiện đang triển khai xây dựng Quy chế và tổ chức quản lý, hoạt động của Quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông.” Trên thực tế thì Trung tâm Thông tin không hề công bố thông tin nói trên. Sau đó báo Đầu tư còn đề cập đến vấn đề này vào ngày 3/3 với bài Chuẩn bị thành lập Quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông.

Một điều chúng tôi rút ra được khi khảo sát những bài báo này là: những hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội nên được báo chí hết sức quan tâm phản ánh. Báo chí sẽ tìm mọi cách để có được thông tin mình cần và chắc chắn là báo chí sẽ xây dựng một hình ảnh nào đó về Bộ Bưu chính, Viễn thông nói riêng cũng như Ngành Bưuchính, Viễn thông nói chung trong con mắt công chúng dù cơ quan này có muốn hay không. Vậy thì việc Trung tâm chủ động tiếp cận với báo chí, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng của Trung tâm.

Một vấn đề nữa cũng liên quan đến việc chủ động tiếp cận báo chí của cơ quan thực thi quan hệ công chúng. Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 28/2/2003 có bài “Sai vì đi tắt đón đầu” của tác giả Thanh Hà, phản ánh việc “Trung tâm công nghệ phần mềm TP Hồ Chí Minh (SSP) đã lắp đặt một trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT) thu phát Internet qua vệ tinh. Thừa nhận là cố ý, chưa được cấp phép và trái quy định của nhà nước nhưng cho tới nay, SSP vẫn tiếp tục cho vận hành trạm vệ tinh phục vụ cho khu phần mềm của mình. Trong khi Bộ Bưu chính viễn thông phản ứng gay gắt yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động của hệ thống vệ tinh VSAT này thì SSP vẫn tiếp tục “bất tuân lệnh” và chờ đợi ý kiến từ phía Chính phủ.” Điều đáng nói là mặc dù phản ánh một việc làm trái với quy định của pháp luật của SSP nhưng bài báo lại tỏ ý đồng tình bằng việc trích dẫn “Giám đốc SSP, ông Nguyễn Hữu Hiền nhấn mạnh: chúng tôi biết rõ đây là cố ý làm trái nhưng không phải để gây hậu quả nghiêm trọng mà mục tiêu của nó là đem lại kết quả tốt cho tiến trình khắc phục tình trạng tiêu cực, trì trệ ảnh hưởng xấu

đến tiến trình phát triển của đất nước.” Cơ quan quản lý là Bộ Bưu chính, viễn thông đáng lẽ ra là phải nhận được sự ủng hộ của công luận thì nhân dịp này lại bị phê phán “Tuy nhiên, theo ông Hiền cũng không hẳn là SSP tự ý mà SSP đã có tờ trình ngày 18/7/2002 lên các cấp trong đó có Chính phủ, Tổng cục Bưu điện, VNPT... Nhưng cũng phải sau 4 tháng, vào ngày 4/12/2002, Bộ Bưu chính, viễn thông mới có văn bản đề nghị SSP đình chỉ hoạt động và sau 5 tháng, ngày 13/1/2003, mới có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Và như vậy, cơ quan quản lý bưu chính, viễn thông khi đó là Tổng cục Bưu điện và nay là Bộ Bưu chính, viễn thông đã quá chậm chạp trong việc xử lý công văn xin phép thí điểm của SSP.”

Bài báo này có tính hai mặt. Một mặt phản ánh đúng sự chậm trễ của Bộ trong xử lý công việc nhưng việc đồng tình với hành vi sai phạm của SSP là không đúng. Đáng lý báo chí là một phương tiện để cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của mình đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội thì lại trở thành tiếng nói bênh vực cho việc làm trái của SSP trong trường hợp nói trên. Một bài báo khác của tác giả Quang Chung đăng trên báo Thời báo Kinh tế Sài gòn ra ngày 27/2/2003 cũng có ý bênh vực SSP khi rút tít “Bị đẩy vào thế “làm trái”?”. Tuy nhiên, không phải báo nào cũng có quan điểm như vậy. Một sự việc tương tự xảy ra tại công ty SEL cũng do ông Nguyễn Hữu Hiền nói trên làm giám đốc được phản ánh trên báo Lao động ra ngày 22/2/2003, bài báo có tên “Công ty điện tử tin học Sài gòn SEL: Dùng trái phép vệ tinh VSAT “trốn” gần 5 tỷ đồng” của tác giả Đỗ Lê Tảo. Báo Lao động đã có quan điểm đúng đắn hơn “Đành rằng các thủ tục đối với các doanh nghiệp Internet ở Việt Nam hiện chưa thật thuận lợi. Tuy vậy, quy định là quy định và cần phải được chấp hành. Những vi phạm của SEL cần phải chấm dứt và bị xử lý nghiêm túc.” Theo chúng tôi, nếu ngay sau khi một vài bài báo đầu tiên được phát hành, xét thấy sự việc có thể ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Bưu chính, Viễn thông, Trung tâm cần nhanh chóng phối hợp với các

đơn vị hữu quan tổ chức một buổi gặp mặt báo chí để làm sáng tỏ sự việc, lôi kéo được sự ủng hộ của báo chí. Như vậy vừa tạo dựng được sự tin cậy với báo chí vừa xây dựng được một hình ảnh thân thiện, cởi mở của Bộ với công chúng. Một điểm nữa nhận thấy khi phân tích các bài báo trên là các báo khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau vì vậy cần có cách tiếp cận phù hợp với từng báo.

Báo chí cũng đóng vai trò tích cực trong phản ánh những hiện tượng vi phạm các quy định trong bưu chính, viễn thông. Báo An ninh Thủ đô ra ngày 31/12/1999 có bài “Báo động tình trạng buôn lậu qua đường Bưu điện” đã cảnh báo: “Từ giữa năm 1999 đến nay, tình trạng buôn lậu qua đường Bưu điện đã diễn ra nghiêm trọng, trở thành thủ đoạn gian lận thương mại nguy hiểm mới để “lách” luật, trốn thuế của các đối tượng buôn lậu.... Điển hình là các vụ: công an quận 3 TP Hồ Chí Minh kết hợp với hải quan Bưu điện, lực lượng đường sắt kiểm tra hành chính số hàng gửi bằng đường Bưu điện trên tàu thống nhất S3, S5 từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 13.500m vải ngoại, 11 kiện đồ chơi trẻ em, 4 kiện phụ tùng, linh kiện xe máy, 1.597 gọng kính ngoại, 175 máy điện thoại... không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.... Được biết, đường dây này đã vận chuyển hơn 190 tấn vải, quần áo và các loại hàng hoá khác nhập lậu từ Trung Quốc vào VN trị giá nhiều tỷ đồng...”. Đến nay, hiện tượng buôn lậu qua đường bưu điện đã gần như chấm dứt do ngành Bưu điện đã có quy định bắt buộc mọi người gửi hàng hoá thương mại phải xuất trình hợp đồng chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá.

Báo Thanh niên ngày 5/3/2003 có bài “Điện thoại quốc tế giá rẻ: Thị trường ngầm đang phát triển” của tác giả Thu Hà đã cung cấp thông tin khá chi tiết về một thị trường điện thoại Internet lậu đang ngày càng phát triển. Bài báo đã đưa ra những thông tin về cách sử dụng thẻ, mức giá, tên các hãng cung cấp, số lượng người sử dụng... “Thẻ có nhiều mệnh giá

khác nhau: 10 USD, 20, 40, 60, 100, 200 USD. T cho biết trung bình mỗi tháng T tiêu thụ được hàng nghìn thẻ do giá cực rẻ. Với thẻ mệnh giá 20 USD, khách hàng có thể gọi đi nước ngoài tới 500 phút, rẻ tới 40 lần so với điện thoại trực tiếp qua đường bưu điện....” Bài báo là tiếng còi cảnh báo với cơ quan quản lý nhà nước nhưng đồng thời cũng gần như “vẽ đường cho hươu chạy” nếu cơ quan quản lý không ngăn chặn kịp thời hành động được báo chí đề cập. Thật thế, nếu có nhu cầu, sẽ không khó tìm một đại lý bán thẻ lậu như trong bài báo đã nêu. Đó là chưa kể đến việc bài báo đã phân tích rất tỉ mỉ sự chênh lệch lớn giữa mức giá của thẻ lậu và điện thoại truyền thống và đương nhiên mức giá của thẻ lậu là cực kỳ hấp dẫn. Chính vì thế nên trách nhiệm của Trung tâm Thông tin trong việc sử dụng báo chí như một công cụ giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực này để đưa ra những đề xuất kịp thời với Lãnh đạo Bộ cần được hết sức coi trọng. Có như vậy Trung tâm mới phát huy được vai trò của mình và báo chí khi đó mới thực sự trở thành một người phản biện đồng hành hết sức cần thiết của cơ quan quản lý nhà nước.

1.1.2. Phản ánh các thành tựu của ngành và việc triển khai công nghệ mới nghệ mới

Những tin, bài dạng này chủ yếu đề cập đến những thành tựu lớn, những hoạt động hết sức nổi bật hoặc giới thiệu công nghệ mới. Loại bài này có số lượng không nhiều.

Báo Sài gòn giải phóng 24/8/2002 có bài “Cuối năm 2002 áp dụng rộng rãi công nghệ mạng băng thông rộng ADSL tại Việt Nam” của tác giả Khắc Văn có nhận định: "Nhìn chung, các công nghệ truyền thông Internet tiên tiến hiện đều đã được áp dụng tại Việt Nam. Lựa chọn công nghệ nào mang lại tính hiệu quả cao nhất cho người sử dụng luôn là mục tiêu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet”.

Thời báo kinh tế 23/9/2002 có bài “Việt Nam đang có một mạng lưới viễn thông vào loại tốt nhất” của tác giả Nguyên Thành có đoạn: “ Hiện

nay, Việt Nam đang có một mạng lưới bưu chính viễn thông rất tốt, được trang bị với những máy móc thiết bị thuộc các thế hệ mới nhất. Đó là điều thuận lợi rất cơ bản”.

Báo Đầu tư ra ngày 5/3/2003 có bài “Việt Nam đã có hơn 5.000 kênh liên lạc quốc tế” có đoạn “Như vậy, về cơ bản, hệ thống viễn thông Việt Nam đã được đầu tư khá hiện đại. Tất cả các thành phố, tỉnh, huyện đều được trang bị tổng đài điện tử và truyền dẫn kỹ thuật số, có gần 4 triệu thuê bao được lắp đặt. Đặc biệt mạng viễn thông đi quốc tế được đầu tư xây dựng hiện đại, gồm 7 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, 3 tổng đài cửa ngõ và các tuyến cáp quang quốc tế trên biển, trong đất liền.”

Những tin, bài dạng này rất có ích cho việc tuyên truyền về Ngành, người làm quan hệ công chúng cần thiết lập quan hệ tốt với các phóng viên đó để có hình thức khuyến khích, đánh giá cao tin bài của họ một cách kịp thời.

1.1.3. Bám sát phản ánh mặt hạn chế của ngành

Những bài báo này có tác dụng hai mặt, một mặt phản ánh sự thật để cơ quan quản lý và khai thác bưu chính viễn thông biết nhằm đưa ra những điều chỉnh kịp thời nhưng mặt khác dạng bài này mô tả một hình ảnh không đẹp về Ngành Bưu chính, Viễn thông nói chung gây ấn tượng xấu trong công chúng – khách hàng của ngành. Tác dụng này có thể sẽ kéo dài và rất khó cải thiện. Tuy nhiên, một điều nhận thấy khi khảo sát các bài báo này là ít bài báo phản ánh dưới góc độ hoàn toàn có thiện chí. Ít nhiều đều có xu hướng chạy theo lối viết giật gân, quy kết hoặc dẫn dắt người đọc đến một nhận định không có lợi cho đối tượng được phản ánh. Mặt hạn chế của ngành thường được phản ánh theo ba nhóm: vấn đề tính trung thực của các nhà cung cấp dịch vụ, vấn đề độc quyền và vấn đề văn minh bưu điện.

1.1.3.1. Vấn đề tính trung thực của các nhà cung cấp dịch vụ.

Báo Thanh niên ngày 09/02/2001 có bài “Bao giờ dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu của người dân” của tác giả Trần Hùng-Trần Thanh Bình

có kết luận: “Với những gì diễn ra trong thực tế như trên thì vấn đề tiêu cực trong giải quyết lắp đặt điện thoại cho người dân là có thực chứ không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan.” Và đáng ngại hơn là suy luận sau:

“Nếu tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ tồn đọng tại Trung tâm dịch vụ khách hàng (Công ty Điện thoại TP.HCM) chắc chắn sẽ phát hiện được những bất hợp lý trong giải quyết lắp đặt điện thoại trong nhiều năm qua”.

Báo Sài gòn tiếp thị 25/3/2002 có bài “Gọi giây tính phút, ông điện thoại còn khôn mãi” của tác giả Phương Nghi có viết: “Lố một giây, tính tiền tròn một phút, đó là một thực tế mà các thuê bao điện thoại cố định và di động hiện đang phải chấp nhận. Với cách tính này, hầu như với tất cả các cuộc gọi khách hàng đều phải trả thêm một khoản tiền mà mình không sử dụng trừ những cuộc gọi có tổng thời gian chia hết cho 60. Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hết sức phản đối quan hệ mua bán không sòng phẳng này của Bưu điện.” Sự việc nhà cung cấp dịch vụ tính cước theo phút là có thật. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng khi đó máy móc, công nghệ chưa cho phép phân đoạn được từng blok 10 giây, việc phân loại thủ công sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho nhân công và kết quả cũng chưa chắc đã chính xác 100%. Dự kiến vào đầu năm 2004, Vietel sẽ cho ra đời dịch vụ điện thoại di động tính cước theo block 10 giây.

Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 31/12/2001 có bài “Khoá máy để làm... con tin” của tác giả V.H phản ánh trường hợp một khách hàng đăng ký thuê bao một máy điện thoại di động và một máy cố định. Do phải

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính Viễn thông (Trang 46)