Tiêu chí dễ hiểu, ngôn ngữ đại chúng

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính Viễn thông (Trang 58)

3. Hoạt động quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính, Viễn thông

1.2.2. Tiêu chí dễ hiểu, ngôn ngữ đại chúng

Đa số các bài báo đều thoả mãn yêu cầu này một phần do ít bài đề cập đến kỹ thuật, một phần do được tác giả diễn giải một cách đơn giản hoá.

Báo Thanh niên ra ngày 06/01/2001 có bài “Báo động về nạn kinh doanh dịch vụ “điện thoại đen”” của tác giả Trần Thanh Bình mô tả việc kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế trái phép như sau: “Thuê một kênh trên vệ tinh từ nước ngoài rồi sử dụng kênh đó gọi về trong nước. Sóng đàm thoại từ vệ tinh đến trạm sẽ được các kỹ-thuật-viên-tội phạm “hứng“ bằng một anten parabol có đường kính 2,4 m sau đó sóng được chuyển đến một bộ phận xử lý đã được đấu nối với hàng chục điện thoại cố định thông thường, thuê bao của Công ty điện thoại TP.HCM. Và từ đây, cuộc gọi sẽ được phân luồng đến các thuê bao của người nhận cuộc gọi. Nếu máy nhận là điện thoại di động thì màn hình sẽ hiển thị số của TP.HCM dù gọi từ nước ngoài. Với hình thức trên, các tội phạm đã “cắt ngang” hệ thống tiếp nhận, kiểm soát của Bưu điện để chuyển cuộc đàm thoại vào hệ thống của mình, làm cho số tiền các cuộc gọi đáng ra ngành Bưu điện phải thu được lại bị thất thoát chỉ thu được cước nội hạt bình thường từ trạm kinh doanh bất hợp pháp ấy đến thuê bao nhận cuộc gọi. Tất cả khoản thu từ các cuộc gọi đều được phía nước ngoài thu đủ. Tất nhiên đó là đầu mối có quan hệ với bọn tội phạm trong nước nhằm thu lợi bất hợp pháp.”

Với diễn đạt như trên thì một độc giả trình độ lớp 12 có thể hiểu được.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính Viễn thông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)