3. Hoạt động quan hệ công chúng của Bộ Bưu chính, Viễn thông
1.2.3. Tiêu chí độc đáo, mới mẻ, có chiều sâu phân tích
Nhìn chung có nhiều bài mới mẻ, cố gắng khai thác những khía cạnh mới, độc đáo. Tuy nhiên do cố gắng tạo sự hấp dẫn nên một số bài báo chạy theo xu hướng lên gân và ít chiều sâu (Xem phần 2.1.3).
Báo Đại đoàn kết số ra từ 2-5/10/1999, có bài "Phát chuyển nhanh (EMS) - Rũ bỏ trách nhiệm bằng lý lẽ của ngành" của tác giả Đào Tuấn nêu trường hợp của chị Đinh Thị Kim Nhung (Đống Đa, Hà Nội): Ngày 20/9/99 chị gửi một bưu kiện gồm 6 thân máy Motorola Startac V90 có trọng lượng 2.630 g tại Bưu điện 104 Lê Duẩn (thuộc Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế) cho người nhận là Nguyễn Thu Trang (Q1, TP Hồ Chí
Minh). 15h ngày 21/9 lô hàng được chuyển tới TP Hồ Chí Minh nhưng khi cân kiểm tra thì trọng lượng chỉ còn 2.490g, hụt 140g. Tình trạng của bưu kiện được xác định là "vỏ bọc còn nguyên vẹn". Chị Nhung cho biết qua kiểm tra thực tế phát hiện thấy mất 2 thân máy Startac V90 tương đương với 140g. Ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ Công ty Bưu chính Liên tỉnh và quốc tế giải thích rằng dịch vụ của Công ty chứng nhận theo trọng lượng chứ không theo số lượng." Bài báo này đã nêu một điểm còn bất cập trong thể lệ bưu chính của ngành và để phù hợp với nhu cầu của xã hội, hiện nay ngành đã có dịch vụ Bưu phẩm khai giá. Tuy nhiên, bài viết có một số đoạn chỉ trích ngành gay gắt và thiếu khách quan như:
"Rõ ràng là Công ty Bưu chính liên tỉnh có quyền làm mất và nếu có đền bù thì cũng đền bù theo "Luật Bưu điện". Chờ được vạ thì má đã xưng. Vậy thì còn ai dám gửi hàng bằng dịch vụ EMS? Trong lúc chưa thay đổi, bổ sung "điều luật" của ngành thì EMS có cách gì lấy được chữ tín với khách hàng?"