Tổ chức xã hội tự quản liên quan ñế n tôn giáo

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 111)

Người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long từ lúc sinh ra, khi trưởng thành, lập gia

ñình, ñến khi già và qua ñời. Tất cả những sự kiện, biến cố liên quan ñến cuộc ñời của mỗi người hầu như gắn liền với nhiều tập tục từ xa xưa và của Phật giáo Nam Tông Khmer Nam bộ. Ví như từ lúc người mẹ mang thai phải ñến nhờ thầy cúng làm phép trừ

tà ma cho thai nhi khỏe mạnh, lễñầy tháng ñặt tên, lễ tròn năm,… Đáng chú ý nhất là tục

ñi tu của người con trai Khmer vẫn ñươc duy trì một cách nghiêm túc. Người Khmer quan niệm, con trai phải vào chùa tu học ñể trở thành một người ñược cộng ñồng “tín nhiệm”. Chính vì thế, những chàng trai Khmer sau khi hoàn tục rất dễ lấy vợ. Gia ñình có con trai

ñi tu học trong chùa rất có uy tín trong phum sóc và ñược bà con trong bổn sóc nể trọng. Do ñó, cha mẹ phải có trách nhiệm khuyên răn con mình vào chùa tu học một thời gian.

Dân trong sóc có trách nhiệm xây dựng và bảo tồn ngôi chùa của sóc. Các hoạt

ñộng nghi lễ trong các ngày lễ, tết cũng ñược tập trung tại chùa. Thông qua ñó, người Khmer duy trì ñược phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Ngoài các nghi lễ tôn giáo, người dân trong sóc còn có trách nhiệm thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng dân gian như cúng Neak Tà, Arak phum v.v…

Đối với người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long, ngôi chùa mang một tình cảm rất thiêng liêng sâu sắc. Chùa là biểu tượng tinh thần của cộng ñồng dân cư cũng nhưñối với từng cá nhân trong sóc. Việc ñóng góp công sức, tiền của xây dựng chùa là việc làm công ñức, là con ñường chắc chắn ñưa tới sự giải thoát (theo tinh thần Phật giáo Nam Tông Khmer Nam bộ). Vì vậy, người Khmer sẵn sàng ñóng góp tiền của, công sức ñể xây dựng ngôi chùa khang trang, lộng lẫy. Trong khi ñó, họ chấp nhận cuộc sống bình dị

trong những căn nhà tranh vách lá lụp xụp. Mỗi khi cần tu sửa, trùng tu hoặc xây dựng chùa mới, sư cả cùng với Ban quản trị chùa bàn bạc kế hoạch thống nhất và thông báo ñến từng người dân trong sóc. Chùa Khmer là một công trình kiến trúc ñồ sộ, tốn kém nhiều

ñồng bào vẫn sẵn sàng ñóng góp một cách tự nguyện với tấm lòng sùng kính Phật.

Ngoài những giá trị tạo nên ñạo ñức tốt ñẹp như tính chân chất thật thà, hiền hòa mộc mạc… Phật giáo còn mang ñến cho cộng ñồng người Khmer những giá trị văn hóa nghệ thuật ñộc ñáo, phong phú và sinh ñộng không chỉ biểu hiện qua nét ñẹp của phong tục tập quán, lối sống, kho tàng văn học… mà thể hiện một cách tập trung nhất qua những ngôi chùa cổ kính ñầy vẻ uy nghi. Ngôi chùa Khmer là một kết tinh của tinh thần ñó. Hầu hết, tất cả tài năng, sức người sức của, mọi năng lực sáng tạo nghệ thuật trong cộng ñồng người Khmer ñều ñược cống hiến xây dựng ngôi chùa của Sóc.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 111)