Các hoạt ñộ ng kinh tế của người Khmer

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37)

Người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long sinh sống với nghề nông, họ khai thác trên mảnh ñất của tổ tiên ñể lại hoặc bản thân chắt chiu dành dụm mua ruộng ñất. Người Khmer rất cần cù, chịu khó khai hoang lấy ñất canh tác (ngày xưa, ñồng bằng sông Cửu Long rất hoang vu, ñất rộng người thưa). Canh tác lúa nước là sinh hoạt sản xuất chủ yếu, chiếm hầu hết dân số lao ñộng và ña số diện tích ñất canh tác và cung cấp 90% nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như chăn nuôi gia súc của ñồng bào. Nghề làm ruộng nước ñã giúp ñồng bào Khmer có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc sử dụng ñất ñai.

Hoạt ñộng kinh tế chủ yếu của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và ảnh hưởng lớn trong các mặt sinh hoạt văn hoá, xã hội… Việc sử dụng các nông cụ chủ yếu như cày, bừa, cuốc, trục ñất… giữa nông dân Khmer và Việt có sự tương ñồng.

Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân Khmer Đồng bằng sông Cửu Long

ñã biết phân biệt các loại ruộng ñất ñể gieo trồng, lựa chọn các loại giống thích hợp và tiến hành nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác thủy lợi… ñể ñem lại hiệu quả trong sản xuất. Căn cứ vào việc gieo trồng cây lúa nước hay hoa màu mà nông dân Khmer gọi là

ñất ruộng (srê) hay ñất rẫy (chăm ka). Ruộng trồng các loại lúa nước, còn rẫy trồng hoa màu, cây lương thực phụ (một vài nơi trồng lúa rẫy). Tuy nhiên, người nông dân Khmer cũng rất linh hoạt.. Họ biết trồng xen canh trên mảnh ñất của mình, vụ này trồng lúa gọi là “srê” nhưng vụ tiếp theo trồng dưa hấu, rau ñậu thì gọi là “chăm ka”.

Đất “chăm ka” của người Khmer tương ñối cố ñịnh, gần như ñất vườn, ñất rẫy của người Việt. Đất “Chămka” ở quanh phum sóc, gần nơi cư trú ñể tiện chăm nom, săn sóc cây trồng.

Người Khmer có câu tục ngữ “làm ruộng khi ñất còn nóng”. Kỹ thuật làm ñất của người Khmer chiếm một vị trí quan trọng trong việc gieo cấy lúa và ảnh hưởng năng suất cây trồng. Sau những ngày vui tết Chol Chnam Thmei, người nông dân bắt tay vào việc cày bừa dọn ñất, sau ñó là làm mạ, cấy lúa, chăm sóc và thu hoạch. Trong quá khứ, ñể chống lại sâu rầy và các loại côn trùng phá hoại mùa màng, người nông dân Khmer chỉ biết tổ chức các lễ cầu cúng thần xóm làng (arak wêl), thần ñồng ruộng (neak tà srê)…

Canh tác lúa nước là hoạt ñộng chủ yếu của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long. So với một số các dân tộc ít người ở Việt Nam, người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long có trình ñộ kỹ thuật canh tác lúa nước khá phát triển. Họ ñã biết phân chia các loại ñất ruộng theo ñộ phì nhiêu ñể có thể lựa chọn loại giống lúa và cây trồng thích hợp. Đó là những giống lúa và cây trồng chịu ñựng ñược ñộ nhiễm mặn, phèn

chua trong ñất mà cho năng suất lúa, cây trồng tối ưu. Người Khmer Nam Bộ sử dụng gần 200 giống lúa trong canh tác nông nghiệp truyền thống. Từ lâu, người Khmer Nam Bộñã biết việc xây dựng những hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nguồn nước canh tác, hoặc giảm bớt tình trạng nhiễm mặn, phèn của ñất ruộng. Ngày nay, phần lớn những hệ

thống thủy lợi ñó ñã ñược thay thế bằng các kênh ñào và các ñập ngăn nước mặn ở

vùng gần biển hoặc dọc các cửa sông lớn. Trước ñây, người Khmer canh tác lúa mỗi năm một vụ vào những tháng mùa mưa từ tháng 4 ñến tháng 10. Hiện nay, kỹ thuật canh tác nông nghiệp của người Khmer Nam bộ ñã có nhiều thay ñổi và tiến bộ. Mỗi năm, họ gieo trồng từ 2 ñến 3 vụ lúa với những giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon. Họ cũng ñã sử dụng các loại máy cày, bừa, gieo hạt, máy bơm nước… cho việc làm ñất và gieo cấy. Các loại phân bón hóa học và thuốc diệt trừ cỏ dại, sâu bọñã ñược người Khmer Nam Bộ sử dụng phổ biến.

Tập quán canh tác trong sản xuất nông nghiệp của người Khmer có nhiều mặt

ñáng chú ý, nhưng nổi bật hơn hết là cách vần ñổi công (dôdây) nhằm tập trung sức người kịp hoàn thành công việc gieo trồng, thu hoạch ñúng thời vụ. Một gia ñình nông dân Khmer ñến ngày nhổ mạ, cấy hay thu hoạch lúa, sẽ nhờ các gia ñình trong phum sóc tập trung lao ñộng. Sau ñó, gia ñình chủ nhà sẽ ñến làm trả công cho các gia ñình khác khi có yêu cầu. Hình thức này còn áp dụng cả trong các công việc hệ trọng khác như làm nhà, ñám tang, ñám cưới…

Hoạt ñộng thủ công: Các mặt hoạt ñộng này ñược thực hiện theo qui mô nhỏ

trong từng gia ñình và theo thời vụ nên không thực sự là nguồn thu nhập quan trọng lâu dài. Một số ngành nghề thủ công mang tính truyền thống ñang ngày một mất dần. Một số nghề thủ công như dệt vải, dệt chiếu, làm gốm, ñan vật dụng bằng mây tre… ñã từng ñược người Khmer Nam Bộ biết ñến. Kỹ thuật dệt và làm gốm của họ còn khá

ñơn giản. Nghề dệt chưa có khung cửi kiểu hiện ñại, nghề gốm chưa có lò nung thông thường như hiện nay. Hiện nay, vài nghề thủ công như dệt vải, làm gốm của người Khmer ñang có chiều hướng suy giảm và biến mất.

Sản xuất thủ công nghiệp của người Khmer chủ yếu là cung cấp những vật dụng trong sinh hoạt gia ñình như ñan lát và chế tác các ñồ dùng bằng mây, tre như thúng, mủng, rổ rá, bàn ghế, cày bừa, cối xay. Vật dụng ñan mây tre ởĐại Tâm, Kế Sách (Sóc Trăng), Trà Cú, Châu Thành (Trà Vinh)… ñược người Khmer làm rất khéo, trang trí

ñẹp, màu sắc dân tộc ñộc ñáo, hiện nay vẫn ñược ưa chuộng. * Kỹ thuật ñan lát:

Người Khmer ñặc biệt có tài ñan lát các ñồ dùng bằng tre và mây như thúng, rổ, giỏ xách… rất ñẹp và sử dụng rất lâu (bền, ñẹp). Phần lớn, các loại giỏ xách tay bằng mây bán ở thị trường ñều là của ñồng bào Khmer ở xã Lương Hòa, Nguyệt Hóa tỉnh Vĩnh Bình và ở Ba Xuyên, Rạch Giá xưa. Đan lát cũng là một nghề khá phổ biến ở

nhiều gia ñình. Do ñặc ñiểm của vùng ñồng bằng sông nước, nên các sản phẩm của người Khmer thường là những công cụ ñánh bắt thủy sản (lọp, xà neng, lờ, ñó, ñăng, nôm...). Mặc dù ñan lát ñược xếp vào một trong những ngành nghề truyền thống của người Khmer, nhưng các sản phẩm hiện nay phát triển ñủ ñáp ứng nhu cầu thị trường.

* Kỹ thuật ñan ñệm, dệt chiếu:

Đan ñệm có thể nói là một nghềñặc biệt của người Khmer. Đa số, người Khmer sử dụng ñệm nằm. Vì ñệm bàng mát hơn chiếu nhưng giá thành lại rẻ. Nguyên liệu là cây bàng mọc hoang ở bưng, biền nơi không trồng ñược lúa. Đệm ñan diện tích bằng chiếu vừa trải giường, phản hoặc nhỏ hơn ñể ngồi. Ngoài ra, người Khmer còn ñan

ñệm thành nóp ngủ thay mùng hoặc họ còn ñan thành giỏ xách, bao ñựng gạo muối, nón ñểñội… rất tiện dụng.

Dệt chiếu là nghề truyền thống lâu ñời của người Khmer nhất là tỉnh Sóc Trăng (phổ biến ở các huyện Vĩnh Châu, Thạnh Trị). Chiếu dệt nổi tiếng nhờ sự sắc sảo, khéo léo và ñộ bền. Chiếu có nhiều loại, nhiều kích cỡ sử dụng trong nhiều mục ñích khác nhau (cúng chùa, sử dụng trong gia ñình). Ở Hà Tiên, Rạch Giá nghề này cũng khá phát triển kỹ thuật gần giống như chiếu dệt của người Việt ở An Giang, Vĩnh Long, Cà

Mau. Cọng chiếu khá to, ít gãy và ñiểm ñặc biệt nhất là chỉ toàn màu vàng nhạt tự

nhiên của cây lác không nhuộm màu.

Về nguyên liệu cũng như phương thức dệt chiếu, người Khmer vẫn giữ nguyên cách làm thủ công truyền thống. Nguyên liệu chính ñược sử dụng ñể dệt chiếu chủ yếu là cây lác, ñay, cối. Màu nhuộm trước ñây người dân sử dụng màu tự nhiên, nhưng hiện nay ña số mua màu tổng hợp.

Về hoa văn trang trí, chiếu vẫn dệt với những kiểu hoa văn truyền thống, bên cạnh cũng có sự kết hợp một số hoa văn “sáng tạo” của cả cộng ñồng ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer [88].

* Kỹ thuật nuôi tằm dệt lụa:

Nghề dệt tơ là một nghề rất ñặc biệt và có từ lâu ñời của người Khmer. Họ tự

dệt lấy chăn, áo ñể mặc. Nhiều nhà có khung dệt tay, phụ nữ ai ai cũng biết dệt. Về sau, vải nhập khẩu nhiều nên một số nhà ñã bỏ nghề. Bên cạnh ñó, người Khmer vùng Kiên Giang, Vĩnh Bình, Ba Xuyên, An Xuyên hầu hết mặc quần như người Việt nên họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không cần dệt chăn ñể mặc thay quần (xà rông). Những tư liệu trước ñây viết về người Khmer ở Nam bộ cho biết, họñã từng trồng dâu nuôi tằm.

Cho ñến thời ñiểm hiện nay, người Khmer vùng Tri Tôn và Tịnh Biên vẫn còn sử dụng xà rông nên nghề dệt vẫn tồn tại. Sản phẩm dệt dùng ñể sử dụng và bán cho cư

dân trong vùng. Ngoài sản phẩm xà rông, người Khmer còn dệt khăn tắm và khăn ñội

ñầu. Loại khăn này không chỉ người Khmer sử dụng mà người Việt, người Chăm cũng thích sử dụng trong gia ñình.

* Đóng xe bò:

Xe bò là một trong những phương tiện vận chuyển ñắc lực trong vùng nông thôn. Người nông dân Khmer dùng ñể chuyên chở nông sản hay các loại vật liệu xây dựng. Ở ñây, xe bò chỉ có một bò kéo tiện cho việc di chuyển trên ñường nông thôn hẹp. Cư dân ở ñây không tận dụng sức kéo của con trâu và trâu chỉ dùng cho việc cày

bừa trên những cánh ñồng. Theo quan niệm của những người dân sinh sống ở những khu vực này, bò kéo tốt hơn trâu vì có thể chịu ñược nắng tốt hơn.

Người dân sử dụng cây bồ ñề, mù u, tràm ñể ñóng xe bò. Vì gỗ của những cây này rất chắc. Trước kia, bánh xe bò ñóng bằng thân cây, nhưng phải công phu và ñòi hỏi kỹ thuật cao ñồng thời mất rất nhiều thời gian. Ngày nay, bánh xe ñược thay thế

bằng bánh cao su (vỏ, ruột) và cốt xe sử dụng sắt. Nghềñóng xe bò ñang dần mai một, chỉ còn một vài hộ gia ñình còn làm nghề này (Tri Tôn, Châu Đốc - An Giang).

* Làm ñường thốt nốt:

Đường thốt nốt ngọt, thơm ngon hơn cả ñường mía và cũng rất thông dụng. Thốt nốt có hình dáng giống như cây cọ, thân to thẳng ñứng. Khi cây chưa trưởng thành, nó giống như những cây cọ, bẹ lá có gai ngắn hai bên mọc ra từ thân, lá xòe tựa như bàn tay.

Ởñồng bằng sông Cửu Long ñịa phương nổi bật nhất trong việc làm ñường thốt nốt ñó chính là An Giang (Tịnh Biên, Tri Tôn). Thu nhập từ cây thốt nốt là nguồn kinh tế phụ ñáng kể. Đa số những người dân ở ñây sản xuất truyền thống thường làm theo kinh nghiệm, thiếu thông tin thị trường. Nguồn thu nhập quan trọng từ cây thốt nốt không phải ở trái thốt nốt mà ở ñường ñược làm từ nước của cây thốt nốt. Đường ngon nhất thường có màu trắng xanh.

Chăn nuôi: Người Khmer chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Ngoài số lượng gia súc nuôi ñể phục vụ gia ñình họ còn bán theo các buổi chợ. Bên cạnh ñàn gia súc, người Khmer ở Vĩnh Bình (Trà Vinh), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Phong Dinh (Cần Thơ) còn nuôi vịt Tàu (vịt có màu xám ñen, nhỏ) mỗi bầy cả

ngàn con ñể lấy trứng và bán thịt. Ở Châu Đốc, người Khmer còn nuôi trâu bò cung cấp sức kéo cho nông nghiệp. Phiên chợ trâu bò ở núi Sam của ñồng bào Khmer thu hút nông dân trong phiên chợ. Vì cư dân ñồng bằng sông Cửu Long ñều cho rằng người Khmer có “tay nuôi”. Chính vì thế, họ mua về nuôi sẽ mau lớn và khỏe mạnh làm ñược việc. Lĩnh vc chăn nuôi gia súc, gia cm của người Khmer Đồng bằng

sông Cửu Long vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp, còn mang tính chất gia ñình nhằm tận dụng nguồn nông sản dư thừa, làm thức ăn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt không nhiều lắm, một phần dùng làm sức kéo, phần khác là nguồn thực phẩm.

Ngh ñánh bt thu sn phát triển ở những ñịa bàn nhiều kênh rạch, ven bờ

biển và gần sông Tiền, sông Hậu. Tại ñây, người Khmer ñã sớm biết các kỹ thuật ñánh bắt cá nước ngọt, nước lợ và ven biển (vùng Vĩnh Châu - Sóc Trăng). Một số người chủ yếu sống bằng nghềñánh bắt cá thuyền nhỏ và có lưới ñăng; một số khác hùn vốn hoặc làm thuê cho các chủñáy, chủ thuyền ñánh bắt cá. Kỹ thuật ñánh bắt cá của người Khmer cũng giống như người Việt. Do ít vốn liếng và làm thủ công nên số lượng ñánh bắt cá không nhiều, chủ yếu ñể sử dụng làm thức ăn hàng ngày hoặc làm mắm, phơi khô làm thức ăn dự trữ. Dụng cụ dùng ñể ñánh bắt từ những công cụ thô sơ của tổ tiên truyền lại ñến những công cụ tinh xảo, một số hộ ngư dân ñã dùng máy gắn vào ghe ñể ñi nhanh hơn. Điều này chứng tỏ khả năng về tài chính của họ. Ở dọc theo sông, người Khmer ñánh bắt cá trắng ñể làm mắm “bò hóc”. Đây là món ăn ñặc trưng của người Khmer, nó giống như món mắm trong bữa ăn trong gia ñình của người Việt [62].

Thương mại và dịch vụ của người Khmer Nam Bộ không phát triển. Rất ít người Khmer có cửa hàng buôn bán hoặc cơ sở dịch vụ lớn. Người sống ở thị tứ có quan hệ hôn nhân với người Hoa, Việt. Trong lĩnh vực này, người Khmer chủ yếu là buôn bán nhỏ với các cửa hiệu tạp hóa, dịch vụ vụn vặt, vừa ít vốn lại ít hàng. Một số

khác vừa bán hàng vừa sản xuất nông nghiệp hoặc là dịch vụ nhỏ như sửa xe, làm nhân công các xưởng sửa chữa, nhân công nhà máy xay xát gạo v.v… Sau năm 1975, ña số

người Khmer ở thành thị chuyển cư về nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp. Trước

ñây, những sản phẩm nông nghiệp của người Khmer chủ yếu ñể ñáp ứng cho nhu cầu cá nhân và cộng ñồng. Ngày nay, một số nông sản của người Khmer ñã trở thành hàng hóa. Những năm gần ñây, một số vùng người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng ñã tổ

chức nuôi tôm, cá ñể xuất khẩu. Nhiều diện tích ruộng ñất ở những nơi này bị biến thành các ao, hồ nuôi tôm cá. Lợi nhuận thu ñược từ việc nuôi tôm cao hơn khá nhiều

so với việc canh tác lúa, hoặc các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, môi trường ñang bị

xâm hại nghiêm trọng.

So với các cộng ñồng cư dân ở ñồng bằng sông Cửu Long như người Việt, người Hoa… thì ñời sống của người Khmer còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình trạng nghèo ñói của họ khá cao, có nơi gần 30% số gia ñình Khmer nghèo ñói [13]. Lý do sự

nghèo ñói của người Khmer là thiếu diện tích ñất ruộng canh tác và trình ñộ dân trí còn những hạn chế nhất ñịnh. Trong những năm gần ñây, chính phủ Việt Nam ñã tiến hành

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37)