Tổ chức thân tộc của người Khmer ñồ ng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 67)

Thông thường, h người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long trước ñây không có họ như người Việt. Họ của người Khmer lấy chữ ñầu (phổ biến) hoặc chữ cuối (ít hơn) của tên làng (xã, thôn) nơi cư trú làm họ [110:21]. Ví dụ như làng Dương Hòa người Khmer lấy họ Dương; làng Trà Iên lấy họ Trà; thôn Nam Hoa lấy họ Hoa,…

hoặc phụ tử liên danh giống như người Khmer ở Campuchia, lấy tên cha ñặt làm họ

cho con còn tên riêng thì lấy “những chữ tốt ñẹp”. Đôi khi người Khmer còn lấy tên ông làm họ cho cháu, Ví dụ như trường hợp gia ñình bà Vanh Si Tha (chánh văn phòng huyện Tri Tôn – An Giang) cha Chau So Vanh và ông lấy tên mình làm họ cho các con. Đến lúc bà Vanh Si Tha kết hôn cùng ông Chau Sóc On, ông On không lấy họ

hoặc tên của mình làm họ mà lấy tên cha (ông Chau Sích) làm họ cho con Sích Đa Ni.

Phần lớn, người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long mang các họ Danh, Sơn, Kim, Châu, Thạch, Lâm. Những họ này xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX, do nhà Nguyễn quy

ñịnh. Ngoài ra, người Khmer còn có rất nhiều họ khác và có những họ giống như họ

của người Hoa, người Việt như: Dương, Trần, Nguyễn, Liêu, Hứa, Lý, Lưu… Tuy nhiên, ở một số vùng có những họ “rất ñặc trưng”.

Chẳng hạn, khi ñến khu vực Trà Vinh khi hỏi ai ñó về họ tên nếu ñược câu trả lời họThch, Kim, Kiên, Sơn thì không ñược hỏi “anh dân tộc gì?”. Vì người bị hỏi sẽ cảm thấy mình bị xúc phạm (theo lời kể của những người Khmer lớn tuổi). Ở Trà Vinh, ñây là những họ gốc của người Khmer còn những họ khác có thể sau này những người Khmer ở các vùng khác ñến sinh sống. Vùng An Giang họ

Chau ñàn ông và họ Néang dành cho ñàn bà. Vùng Kiên Giang ñàn ông họ Danh và ñàn bà họTh

cũng khá phổ biến,…

Họ của người Khmer ở Nam bộ Việt Nam không chỉ có 49 họ theo thống kê của nhà sử học Lê Trung Hoa mà thực tế còn nhiều hơn. Vì trên thực tế, khó xác ñịnh

ñược họ người của người Khmer.

Trường hợp ñổi họ của gia ñình cụ Sơn Ly (80 tuổi), phum Bọt Lenl, ấp Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng, ông bà nội ñều là người Việt ở miền Trung vào ñồng bằng sông Cửu Long lập nghiệp (cụ ông Phan Văn Bang và cụ bà Trần Thị Tiết). Họ có 4 người con (bà Phan Thị Nhạn, ông Phan Văn Hương, ông Phan Văn Hiếu và ông Phan Văn Điểu). Đến vùng ñất này, gia ñình họ ñược

ñồng bào Khmer ñùm bọc, giúp ñỡ. Cảm kích trước tấm lòng của ñồng bào Khmer, ông Bang ñã lấy họ

Sơn của người Khmer ñặt làm họ cho các con của mình và con trai bỏ chữ lót chỉ còn họ và tên. Ông Sơn Điểu lấy vợ là người Khmer và sinh ñược 5 người con (trong ñó ông Sơn Ly là con ñầu). Kể từ

thời cha (ông Sơn Điểu) kể cả ông Sơn Ly, trong gia ñình mọi thành viên tự nhận mình là người Khmer. Mọi phong tục tập quán trong gia ñình không hề khác với người Khmer, ông bà tuân thủ một cách nghiêm túc. [Theo lời kể của cụ Sơn Ly phum Bọt Lenl, Vĩnh Thành, Vĩnh Châu, Sóc Trăng]

Trường hợp của ông Lưu Thanh Hùng (Khmer) ấp Tâm Lộc, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Cha là ông Lưu Thủy Bá (dân tộc Việt) và mẹ là bà Hàng Thị Sinal (dân tộc Khmer) cả

hai (ông, bà) cùng sống ở tỉnh Sóc Trăng. Sau khi kết hôn, ông Bá vềở rể nhà vợ và mọi việc trong gia

ñình ñều do vợ quyết ñịnh. Các con sinh ra lấy họ cha nhưng về tộc danh không ghi trong hộ khẩu là người Việt mà ghi là dân tộc Khmer [Theo lời kể của ông Lưu Thanh Hùng ấp Tâm Lộc, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (hiện nay, ông là phó giám ñốc bảo tàng tỉnh Sóc Trăng)].

Một số trường hợp ngoại lệ, vì lý do cá nhân, một số người Khmer ñã thay ñổi họ của mình. Ví như trường hợp gia ñình ông Danh Tân (69 tuổi), phum Tà Quít, ấp

An Hòa, xã Định An, huyện Gò Quao – Kiên Giang. Ông nội của ông là cụ Lâm Doanh sinh ñược 6 người con và cha của ông là ông Lâm Sang là con trai ñộc nhất trong gia

ñình. Gia ñình ông cũng như bản thân ông Lâm Doanh là người có uy tín, ñạo ñức

ñược bà con trong vùng tôn trọng. Năm ấy, chùa có suất tu học về kinh Tây Tạng ở

Thái Lan nhưng chỉ ưu tiên cho người Khmer mang họ Danh. Chính vì thế, sau khi

ñược bà con trong sóc bầu chọn ông Lâm Sang ñã phải ñổi từ họ Lâm sang họ Danh thành Danh Sang. Về sau, con cháu của ông cũng lấy họ Danh. Trước năm 1975, họ

Danh của người Khmer vùng Định An không quá 10 gia ñình. Thời kỳ này, việc thay tên ñổi họ là việc làm rất dễ dàng ñối với những người dân vùng ñồng bằng sông Cửu Long.

Hoặc một số trường hợp phải ñổi họ từ người Việt sang người Khmer ñể ñược

ñi theo gia ñình ñến vùng dành cho người Khmer (Cần Thơ). Trong những năm 1978 - 1979, những người Khmer cư trú ở khu vực biên giới Campuchia ñều phải chuyển về

vùng hậu Giang. Một số người lấy vợ hoặc chồng là người Khmer nhưng bản thân họ

không phải là người Khmer thì không ñược ñi theo gia ñình mà phải ở lại. Trong sốñó, một số ñã ñổi họ của mình sang họ của người Khmer cũng là trường hợp gia ñình bà

Vanh Si Tha (chánh văn phòng huyện Tri Tôn – An Giang) bà Kim Duôn (dân tộc Việt) ñã chuyển từ họ Nguyễn sang họ Néang (mẹ ruột bà Vanh Si Tha).

Ngoài ra, sự ñổi họ còn do kết hôn với người không cùng tộc người (trường hợp gia ñình ông Châu Sa Rinh). Người Khmer quan niệm rằng, khi kết hôn với người không cùng tộc người các con của họ sẽ là “thế hệ lai”. Chính vì thế, “h” cũng sẽ thay

ñổi. Người ngoài nhìn vào thông qua “họ” sẽ biết chính xác trong gia ñình có mối quan hệ hôn nhân với người khác tộc người.(Sơ ñồ 1)

Giải thích: 1: ông Chau Sóth 2: bà Néang Mos 3: ông Chau Ok 4: bà Néang Hiêng 5: ông Chau Noil 6: bà Néang Unl 7: bà Huỳnh Cẩm Quê 8: ông Chau Riêng 9: ông Chau Ranh 10: Néang Y

11: Châu Ra Sa Thi 12: Châu Som Ron

Ego: Châu Sa Rinh

13: Hoàng Thị Kim Tuyến 14: Chau Soc Rinh

15: Néang Soc Kha 16: Chau Chanh Riết 17: Ron Sa Ra Wuth

18: Châu Hoàng Cát Tường Từ sơñồ trên có thể nhận thấy:

Cụ ông Chau Sóth (1) là người Khmer và cụ bà Néang Mos (2) cũng là người Khmer kết hôn sinh ñược một người con trai là ông Chau Noil (5).

Cụ ông Chau Ok (3) là người Khmer và cụ bà Néang Hiêng (4) cũng là người Khmer kết hôn sinh ñược một người con gái là bà Néang Unl (6)

Hai gia ñình này là hàng xóm sống cùng trong phum. Về sau, ông Chau Sóth và ông Chau Ok kết thông gia với nhau.

Ông Chau Noil và bà Néang Unl sinh ñược hai người con trai (ông Chau Riêng (8) và ông Chau Ranh (9)). Khi các con lớn lên cả hai ñều lập gia ñình riêng.

Ông Chau Riêng kết hôn cùng bà Huỳnh Cẩm Quê (7) con gái của một gia ñình tộc người Hoa cùng sống cộng cư trong phum. Hai ông bà có hai người con trai (ông Châu Som Ron (12) và ông Châu Sa Rinh (Ego)) và họ của những ñứa con trai của họ

không còn giữ là Chau mà lại chuyển thành Châu. Vì bây giờ, họ không còn “thuần” là người Khmer. Nhìn vào họ của những ñứa con của ông Chau Riêng, người Khmer trong phum cũng như ñồng bào Khmer trong vùng biết chính xác ông Chau Riêng ñã kết hôn với người khác tộc người.

con (Chau Soc Rinh, Néang Soc Kha, Chau Chanh Riết) và họ của những người con vẫn không có sự thay ñổi (con trai họChau và con gái họNéang).

Con trai của ông Chau Riêng là Châu Som Ron kết hôn cùng Châu Sa Ra Thi (11) là con gái của gia ñình có cha là người Khmer và mẹ là người Việt. Chính vì thế, họ của cô con gái bị ñổi không phải Néang Sa Ra Thi mà là Châu Sa Ra Thi. Hai người sau khi kết hôn sinh ñược người con trai là Ron Sa Ra Wuth (17). Họ Ron chính là tên của cha. Ông Châu Som Ron ñã lấy tên của mình làm họ cho con. Ông muốn theo nguyên tắc “phụ

tử liên danh” ñể những ñứa con của mình ñược cộng ñồng thừa nhận là người Khmer gốc (không phải là con lai).

Ông Châu Sa Rinh (Ego) kết hôn cùng bà Hoàng Thị Kim Tuyến (13) dân tộc Tày. Hai người yêu nhau trong trường học (cùng một lớp). Sau khi kết hôn, hai người sinh

ñược một người con gái là Châu Hoàng Cát Tường (ñây là sự kết hợp giữa họ cha và họ

mẹ).

Vềquan h dòng h của người Khmer rất ñặc biệt, tất cả bà con họ hàng bên cha cũng như bà con họ hàng bên mẹ ñều ñược quan niệm và ñối xử giống nhau. Hệ thống thân tộc của người Khmer có ñiểm khác biệt với người Việt và người Hoa.

- Người Khmer không có người làm trưởng tộc trong dòng họ. Trong phum, sóc, các vị Acha là người có vị trí quan trọng. Họ là những người có uy tín, học rộng, am hiểu phong tục, tập quán… Họ có thểñại diện cho tất cả các gia ñình trong phum, sóc khi hữu sự.

- Người Khmer cũng không có quan hệ “chi trên, chi dưới” như người Việt, người Hoa. Quan hệ “vai vế” ñối với người Khmer chỉ quan trọng ở thế hệ thứ

1 (trực hệ). Sang thế hệ thứ 2 (bàng hệ), ai sinh ra trước ñược làm anh/chị.

Trong mi quan h thân tc ca người Khmer không to thành nhng tc h truyn tha. Ở xã hội truyền thống của người Khmer, những người cùng huyết thống thường cư trú trong một phum. Tại ñây, các gia ñình có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp ñỡ, tương trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Mỗi lúc gia ñình nào ñó trong phum có việc như ñám cưới, cả phum hầu như nhà nào cũng ñến nhà ấy phụ giúp các việc như: chẻ củi, sửa

cơm. Chính vì thế, ñồng bào Khmer có câu “cưới con nghèo 3 năm”. Những ngày vào

ñám, hầu như không nhà nào trong phum nấu cơm. Tất cả thành viên trong mỗi gia ñình trong phum ñều ñến nhà có ñám cưới ăn cơm ñến lúc tàn tiệc cưới. Đám cưới của người Khmer kéo dài 3 ngày (chính thức), còn những tục lệ sau ñó kéo dài gần một tháng. Mỗi lần chuẩn bị việc gì thì các thành viên trong phum lại tập trung lại giúp và ăn cơm mà không cần chủ nhà mời. Chính vì thế, việc của mỗi gia ñình trong phum giống như việc của cả phum. Các thành viên trong phum ñối xử với nhau như bà con thân thích kể cả một số gia ñình người Việt, người Hoa sống cộng cư.

Quan niệm dòng họ của người Khmer khác với các tộc người khác trong vùng, không thuộc hẳn về phụ hệ hay mẫu hệ. Trong cách tính huyết thống, một cá nhân không coi mình thuộc dòng họ bên cha hay bên mẹ. Do ñó, ở người Khmer không có khái niệm về tộc hay họ tính theo một phía cha hoặc mẹ. Trong quan hệ họ hàng không có sự phân biệt giữa bên cha và bên mẹ, không có khái niệm về bên nội và bên ngoại. Trong cách tính dòng họ, một cá nhân không xem mình thuộc dòng họ bên cha hay bên mẹ mà tính theo cả hai phía. Kể cả việc chọn lựa tộc danh cho mình khi cha và mẹ không cùng một tộc người.

Nói cách khác, cách tính quan hệ huyết thống của người Khmer không có sự thiên lệch về một phía nội hay ngoại (Đôn - ta trong cách gọi của người Khmer có nghĩa là bà – ông kể cả nội ngoại; chứ không theo cách gọi bà nội, bà ngoại hay ông nội, ông ngoại của người Việt). Theo nhận xét của tác giả Phan An, “Quyền hành của người ñàn ông ñã bước

ñầu ñược thừa nhận và trội hơn người ñàn bà trong gia ñình cũng như xã hội… Mối quan hệ huyết thống của người Khmer bao gồm cả phía bên cha lẫn bên mẹ, tuy rằng ngày càng nghiêng về phía ñàn ông” [8:147]. Trong gia ñình của người Khmer hầu như người phụ

nữ quán xuyến tất cả mọi việc kể cả “tay hòm chìa khóa”. Người ñàn ông Khmer ñi làm kiếm tiền về nhà ñưa hết cho vợ, mọi việc liên quan ñến tiền ñều do vợ giải quyết. Không tính ñến việc chị em gái thường thân nhau hơn anh em trai và họ thường xuyên ñến nhà nhau “thăm viếng” tâm sự. Những ñứa con thường ñi theo mẹ. Quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ luôn thương yêu và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

dòng họ của người Khmer có sự biến ñổi theo chiều hướng chuyển thành phụ hệ. Người Khmer thường lấy họ cha khi làm giấy khai sinh cho con và kê khai hộ khẩu công dân. Trong quan hệ xã hội truyền thống của người Khmer, thể hiện qua quan hệ dòng họ, hôn nhân và gia ñình thì tên họ chỉ ñơn thuần là một hình thức pháp lý, chưa hẳn theo phụ hệ

như người Việt, người Hoa hoặc mẫu hệ như người Chăm.

*Mô hình thân tc ca người Khmer:

Thuật ngữ thân tộc của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long

Mỗi tộc người ñều có thuật ngữ thân tộc riêng dùng ñể gọi những người bà con của mình. Đó là những từ ngữ xưng và hô liên quan hoặc nhằm thể hiện mối quan hệ huyết thống giữa các cá nhân với nhau. Ví như các từ ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, cô dì, chú bác… Những thuật ngữ này ñược bảo lưu lâu dài và thông qua ñó có thể xác lập ñược mối quan hệ huyết thống qua các cá nhân, dòng họ.

Không ngoại lệ, người Khmer cũng có những thuật ngữ thân tộc ñặc trưng ñược sử

dụng trong mối quan hệ của hệ thống thân tộc.

Phương ghi chép hệ thống thân tộc:

Cho ñến nay có nhiều cách ghi chép hệ thống thân tộc khác nhau: Ghi chép theo dấu hiệu và ghi chép theo ký hiệu. Trong luận án, tác giảñã sử dụng phương pháp theo ký hiệu bằng chữ (Ghi chép theo ký hiệu có hai loại: Ký hiệu bằng số và ký hiệu bằng chữ)

ñể nghiên cứu hệ thống thân tộc của người Khmer vùng ñồng bằng sông Cửu Long.

Riêng ký hiệu bằng chữ, hiện nay có nhiều cách ghi khác nhau. Ký hiệu theo tiếng Anh, Nga, Việt… Trong luận án, tác giả sử dụng cách ghi ký hiệu theo tiếng Việt.

Giải thích ký hiệu:

- Mối quan hôn nhân: Vợ - Chồng L (ký hiệu ai Lấy ai).

Để phân biệt giới tính: Dùng ký hiệu t: trai/nam g: gái/nữ Lg (Người lấy ai là gái): Vợ

Lt (Người lấy ai là trai): Chồng - Mối quan hệ sinh thành:

St (Người sinh ra là trai): Cha Sg (Người sinh ra là gái): Mẹ

C (Người ñược sinh ra): Con

Ct (Người ñược sinh ra là trai): Con trai Cg (Người ñược sinh ra là gái): Con gái CtS (Con trai người sinh ra Ego): Anh em trai CgS (Con gái người sinh ra Ego): Chị em gái Phiên âm tiếng Khmer Tính chất quan hệ Nghĩa tương ứng trong tiếng Việt Ký hiệu tiếng Việt - Ta luk/ Ta luốt - Ta luk/ Ta luốt

- Người ñàn ông sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra Ego

- Người ñàn ông là con của người ñàn bà (ñàn ông) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người

ñàn ông (ñàn bà) sinh ra Ego

- Ông sơ (kỵ) (ruột): cha của ông bà cố (nội, ngoại) - Ông sơ (kỵ) (họ): chú/bác/cậu của ông bà cố (nội, ngoại) - St S(t,g) S(t,g) S(t,g) - Ct S(t,g) S(t,g) S(t,g) S(t,g) S(t,g) - Jê luk (luốt) - Jê luk - Người ñàn bà sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra người ñàn ông (ñàn bà) sinh ra Ego - Người ñàn bà là con của - Bà sơ (kỵ) (ruột): mẹ của ông bà cố (nội, ngoại) - Bà sơ (kỵ) (họ): - Sg S(t,g) S(t,g) S(t,g) - Cg S(t,g) S(t,g)

sinh ra người ñàn ông (ñàn

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 67)