Tổ chức xã hội tự quản theo cư trú

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 105)

Sinh tụ lâu ñời ở ñồng bằng sông Cửu Long, người Khmer thường tập trung sinh sống trên các gò phù sa cổ cao hơn mặt ruộng từ 1 ñến 2 mét. Họ gọi những gò phù sa này là phnor mà người Việt ở Nam Bộ quen gọi là giồng. Để tồn tại và phát triển, duy trì truyền thống văn hoá tộc người, người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long ñã tập hợp lại thành những khu vực cư trú và tổ chức thành những ñơn vị xã hội tự quản truyền thống với hai thiết chế xã hội là “phum” và “sóc” (srok). Phum là ñơn vị xã hội nhỏ nhất, sóc là ñơn vị xã hội của người Khmer do nhiều phum hợp thành. Về mặt hành chính, xã ấp là những ñơn vị quản lý hành chính ở cơ sở, còn các phum sóc là những ñơn vị xã hội cổ truyền ràng buộc nhau bởi quan hệ phong tục, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm ñiều khiển.

Phum là ñơn vị cư trú ñồng thời là một dạng thức tổ chức xã hội cổ truyền của người Khmer Nam Bộ Việt Nam. Phum là một tập hợp những gia ñình cùng cư trú trên

lệ lớn những gia ñình này có quan hệ bà con với nhau, thường là gia ñình của những chị

em gái và cha mẹ của họ

“Ở Campuchia không có dạng phum như vậy, người Khmer cất nhà ở rải rác khắp nơi. Nếu nơi nào có dạng phum như trên, ñó chính là do người Khmer gốc từñồng bằng sông Cửu Long ñến làm ăn sinh sống lập ra và dù cho ở ñến bao nhiêu ñời ñi nữa thì họ

vẫn giữ nề nếp tổ chức phum như thế” [141:29].Ở Campuchia phum là ñơn vị hành chính cấp bốn tại quốc gia này, dưới khum (Các ñơn vị hành chính của Campuchia gồm Khet: tỉnh, Krong: thành phố trực thuộc trung ương, Srok: huyện, Khum: xã, Phum: làng; Khan: quận của thành phố ngang cấp tỉnh, Sangkat: phường). Người ñứng ñầu về mặt hành chính của phum là trưởng phum, thường có các vị phó trưởng phum giúp việc. Các trưởng phum có trách nhiệm báo cáo cho người ñứng ñầu khum (meh khum). Các trưởng phum thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ Campuchia, cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn ñề

hành chính và an ninh công cộng. Trước năm 2006, các trưởng phum ñược chính quyền khum chỉ ñịnh và cần có sự phê chuẩn của bộ Nội vụ sau khi ñược các khum ñề cử. Tuy nhiên, năm 2006 Campuchia ñã tổ chức cuộc bầu cửñầu tiên ñể người dân ñi bầu chức vụ

trưởng phum.

Phum trong tiếng Khmer có nghĩa là “ñất ở”, “thổ cư”. Với một nghĩa khác phum là “vườn”. Ý kiến của nhà ngôn ngữ học, GS Bùi Khánh Thế cho biết từ “phum” trong tiếng Khmer có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit “Bhumitra” có nghĩa là ñất của bạn bè một vương tử. Trong ngôn ngữ của các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, nó ñược chuyển nghĩa thành “xứ” chỉ nơi cư trú của một nhóm cư dân nhỏ. Theo Nguyễn Xuân Nghĩa, từ “phum” gốc là tiếng Sankrit “Bhumi” (mảnh ñất, ñất ñai).

Phum ñược ñịnh hình là một khu vườn có lũy tre xanh bao bọc, có cổng trước cổng sau, bên trong là các ngôi nhà và xung quanh các ngôi nhà thường có ñống rơm, chuồng trâu bò, nhà tắm, giếng nước, nhà ñể công cụ sản xuất và những mảnh vườn nhỏ trồng rau hay cây ăn quả. Phum có ñất ñể trồng trọt hay có vườn tạp, trong ñó ngoài ñất ở còn có một diện tích ñất ñể làm rẫy hoăc trồng cây. Tùy theo từng phum mà khu vườn có thể lớn hay nhỏ. Phum có tên gọi riêng, thường là gọi theo tên của một người sáng lập ra phum.

Ví như: phum Tà Don, Phum Tà Quít (Định An – Gò Quao – Kiên Giang)

Qua khảo sát của tác giả, tên phum ñược ñặt với nhiều lý do, không có một nguyên tắc bắt buộc. Có thể tình cờ hay ngẫu nhiên và cuối cùng trở thành tên phum lúc nào không biết và tất cả mọi người trong phum ñều thừa nhận tên gọi ñó. Ví như:

Phum Prẹt Tìa: con rạch có nhiều vịt trời (Gò Quao – Kiên Giang)

Rây Tìa: sông cùng có nhiều vịt trời ñậu về buổi chiều (Gò Quao – Kiên Giang) Ta Nôn: người già trồng mướp ở lung bào (ñường trâu ñi ở khu vực trũng không trồng lúa ñược) (Gò Quao – Kiên Giang)

Ô Thum: mương lớn chảy ngang qua phum (Tri Tôn – An Giang) Thngay Đon Kum: tên người lập ra phum (Tri Tôn – An Giang)

Prây Tà Puông: tên một loại lá cây dùng ñể nấu tắm cho phụ nữ mới sinh (Tri Tôn – An Giang)

Đơk Pô: người phụ nữ bế con (Tri Tôn – An Giang)

Chơn Kñây: người ñi kiện thuê (vì họ giỏi chữ nghĩa am hiểu pháp luật có thể giúp những người khác ñi kiện) (Tri Tôn – An Giang)

Là ka: cây có trái làm ñồ chơi cho trẻ con hình tròn giống như bánh xe (Tri Tôn – An Giang)

Ta Păng Thno: cái ao nước sinh hoạt không những cho người trong phum của mình mà các nơi khác cũng ñến lấy (Tri Tôn – An Giang)

Thnốt Chrôm: nhiều cây thốt nốt mọc (Tri Tôn – An Giang)

Đơm Òm Bênl: nhiều cây me mọc lên (Vĩnh Châu – Sóc Trăng)

Bọt Lênl: sân ñập lúa, ởñây có một cây ña rất to mỗi khi có gió, nhánh cây ña quét qua lại giống như người ñang ñập lúa (Vĩnh Châu – Sóc Trăng)

Trà Nhoo (Chrui Nhoo): vùng ñất nhô lên (Vĩnh Châu – Sóc Trăng). Ân Đôn Chát: vùng có cây dừa nước mọc nhiều (Vĩnh Châu – Sóc Trăng).

Prây Chóp: rừng dính, vùng này trũng trâu lội rất nhiều những loại cây như bần, mắm, ñước… trái chín rụng trôi theo nước khu vực trâu ñi và mắc lại hai bên bờ và mọc thành rừng dính liền nhau thành từng mảng (Vĩnh Châu – Sóc Trăng)

Trà Vinh)

Bachhau: tên người phụ nữ lập ra phum (Kim Sơn – Trà Cú – Trà Vinh)

Theo lời kể của các bậc cao tuổi và những vị trụ trì các chùa Khmer, tên phum, tên sóc hầu như từ

xưa ñến giờ không có sự thay ñổi. Vì người Khmer rất “thụñộng” và không quen có sự xáo trộn trong phum sóc cũng như trong ñời sống. Chính vì thế, tên gọi của phum, sóc nơi họñang sinh sống từ thời ông bà, cha mẹ của họ và ñến thời họ ñang sinh sống hiện nay không hề có sự thay ñổi về tên gọi. Người Khmer quan niệm rằng, sự thay ñổi tên gọi của phum sóc sẽ dẫn ñến “ñiềm không may mắn. Thật ra, từ

trước ñến giờ phum sóc chưa hề có sự thay ñổi tên gọi (mặc dù ñã có rất nhiều mê phum lần lượt thay phiên nhau cai quản phum).

Ví như tên gọi một số ñịa ñiểm trên tuyến ñường từ thành phố Sóc Trăng ñi Cần Thơ. Không chỉ ñồng bào Khmer quen gọi những ñịa danh này mà kể cả người Việt và người Hoa cùng sinh sống khu vực này cũng gọi như vậy và từ trước ñến nay vẫn ñược những người dân trong vùng quen nhắc ñến ñịa danh Tà Men, Tà Canh, Tà Quít. Sự tích của những tên gọi này là từ rất lâu, dọc tuyến ñường này không có người dân ở và khi gia

ñình Tà Men, Tà Canh và Tà Quít ñến “cất nhà” nơi ñây, ñược người dân trong vùng biết và gọi như thế. Khoảng cách từ trung tâm thành phố Sóc Trăng ñến ñịa ñiểm Tà Men là 2km, ñến Tà Canh là 12km và Tà Quít là 16km.

Ranh giới ñể phân biệt các phum với nhau thường là ñường ñi, ô (mương nước), cách khoảng của những cánh ñồng lúa, khóm cây cối… Thông thường, mỗi phum có một khoảng cách riêng và nhà ở thường gom thành từng cụm. Từ xa, người ñi ñường cũng dễ

dàng nhận ra ñiều ñó. Khoảng cách giữa các phum là những cánh ñồng lúa.

Qua ñó, nếu ñứng dưới góc ñộ văn hóa chúng ta có thể thấy xã hội tự quản theo cư trú của người Khmer ở Campuchia và người Khmer vùng ñồng bằng sông Cửu Long có sự so sánh giữa hai vùng “tâm biên”. Phum sóc của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long không phải là ñơn vị hành chính. Người Khmer ở Campuchia là vùng trung tâm nên dễ biến ñổi ñồng thời tiếp thu những cái mới. Người dân không sống “co cụm” như người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long. Nhiều phong tục ñã ñược giản lược, không “ñậm ñặc” như người Khmer sinh sống ở Việt Nam. Chính vì, người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long ở vùng ngoại biên nên có sự cô ñặc lại và hóa thch về văn hóa [Thông tin do ông Heng Kamsan công tác tại bảo tàng quốc gia Campuchia cung cấp (2009)].

người Khmer cũng như danh dự của phum. Quan hệ giữa các thành viên trong phum vừa là giữa những người có cùng huyết thống vừa là giữa những ngừơi cùng sống chung trên mảnh ñất của phum. Những trẻ em trong phum, ñặc biệt là những trẻ mồ côi, ñược mọi người chăm sóc, yêu thương. Các gia ñình trong phum ñược mọi thành viên giúp ñỡ, bảo vệ khi có những khó khăn, thiếu thốn.

Sóc (Srok) là một ñơn vị cư trú của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long bao gồm nhiều phum trên cùng một khoảng giồng, hay một khu ñất nhất ñịnh mà mối quan hệ

chủñạo giữa các thành viên là quan hệ mang tính ñịa vực, láng giềng với người ñứng ñầu là me Sóc (mẹ Sóc).

Trong tiếng Khmer ý nghĩa của từ sóc cũng rất phong phú. Theo nghĩa rộng “srok” có nghĩa là xứ, là vùng (Ví dụ: Srok Khleang nghĩa là vùng kho, vùng hậu cứ, về sau

ñược Việt hoá thành Sóc Trăng) hay Neak Tà Méchar srok: ông Tà chủ xứ), là ñịa phương (neak srok: người ñịa phương), là quê hương (rô lức srok: nhớ quê hương). Sóc còn có nghĩa là vùng quê, miệt vườn ñể phân biệt với vùng ñô thị (srok srê: vùng quê, miệt vườn). Ở Campuchia, “srok” là ñơn vị hành chính tương ñương cấp huyện. Nhưng ở

người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long, “srok” chỉ một ñơn vị cư trú ñồng thời là ñơn vị

xã hội tự quản truyền thống, tương tự như làng của người Việt, hoặc “buôn”, “plei” của một số dân tộc Tây Nguyên [27:97].

Các sóc có tên gọi riêng, tùy theo vị trí trên các giồng, hoặc những ñặc ñiểm tự

nhiên như sóc phía ñông (tàlếch), sóc giữa (kandal), sóc dừa nước (chong chak – một loại cây lá giống dừa dùng lợp nhà ở ñồng bằng sông Cửu Long), v.v.. Trong nhiều trường hợp sóc lại ñược gọi theo một sự tích gắn liền với cư dân ñịa phương ở ñó: sóc Srah Srei (sóc Giếng tiên nữ), sóc Srah Prók (sóc Giếng tiên nam), sóc Pen Săm prekh (sóc Lu ñồng

ñen), sóc Khnách (sóc Vũng voi nằm), sóc Samdek (sóc Vua) v.v… ngoài ra, ở nhiều nơi còn thường gặp những tên sóc như: sóc Thmei (Sóc Mới), sóc Srê (Sóc ruộng), ñó là những sóc mới lập sau này hoặc những sóc tách ra và tụ cư ngay ở trên ruộng (ñể phân biệt với sóc nằm ở trên giồng) [27:100-101].

tiếp tục ñi tới các sóc láng giềng. Giữa các phum trong sóc cũng có những con ñường nhỏ

nối liền với ñường chính của sóc. Những con ñường nhỏ này ñôi khi cũng là ranh giới giữa các phum. Người dân ví mình là con Sóc trong lãnh ñịa ñó. Tính cộng ñồng của Sóc thể hiện qua các ñặc ñiểm hình thức cư trú, văn hóa và tôn giáo. Mỗi Sóc ñều có chùa riêng, Sóc lớn thường có tới 2 - 3 chùa.

Các sóc thường trải dọc theo các giồng ñất, tùy quy mô giồng lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, rộng hay hẹp mà mỗi giồng ñất là một sóc hoặc hai, ba sóc. Thường mỗi sóc chiếm một khúc giồng. Giữa các sóc có ranh giới khá rõ và ranh giới này ñược các thế hệ người Khmer ghi nhớ, lưu truyền cho nhau. Ranh giới ñó có thể là rặng tre xanh bao bọc, có thể là một con ñường mòn cắt ngang giồng, cũng có thể là một khoảng ñất hẹp hoặc có thể lấy mốc là một cây cổ thụ lâu năm. Ở vùng Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long nơi cư trú cổ

xưa nhất của người Khmer, thường giữa sóc là một con ñường cái lớn chạy thẳng từ ñầu giồng ñến cuối giồng, hai bên là những dãy nhà của các phum, hướng nhà quay mặt ra ñường cái lớn. Tuỳ theo giồng rộng hay hẹp mà có nhiều hay ít các lớp nhà như vậy. Cắt ngang con

ñường cái lớn là những con ñường nhỏ, phân chia ranh giới giữa các phum với nhau, chạy ngang qua các lớp nhà phía sau ra tận ñất ruộng. Ở vùng Trà Vinh, Vĩnh Long ñơn vị sóc thường trùng với ñơn vị hành chính là ấp hiện nay và qui mô của sóc khoảng từ hơn 100 hộ ñến vài ba trăm hộ.

Công việc ñiều hành và quản lý sóc (sẽñược làm rõ hơn ở phần sau về cơ chế quản lý phum, sóc) thuộc về một người ñàn ông gọi là mêsrok (mẹ của sóc), và người Việt quen gọi là chủ sóc. Ông là một người khoảng 50 tuổi trở lên, có sức khỏe, có kiến thức về xã hội cũng như tự nhiên. Ở vùng Khmer ñồng bằng sông Cửu Long, theo phong tục tập quán, hầu hết những người ñàn ông phải trải qua một thời gian tu hành trong chùa mới

ñược xem là một người có hiểu biết và uy tín. Mêsrok là do các thành viên trong sóc bầu chọn.

Cho ñến ñầu và giữa thế kỷ XIX, vùng Khmer ñồng bằng sông Cửu Long, sóc vẫn là ñơn vị tổ chức xã hội truyền thống cao nhất. Bên trên sóc hoàn toàn không có một tổ

Ở một số vùng, do quá trình lịch sử cộng cư, mỗi sóc ít nhiều ñều xen kẻ với các gia ñình người Việt, người Hoa, nên sóc có quan hệ huyết thống ngày càng ít hơn, quan hệ láng giềng chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 105)