Lịch sử nghiên cứu vấn ñề

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 27)

Việc nghiên cứu về người Khmer nói chung, những tài liệu liên quan về người Khmer ở Nam Bộ ñã ñược nhắc ñến trong một số tác phẩm: Phù Nam Ký, Chân Lạp phong thổ ký.

Dưới thời Pháp thuộc, một số học giả người Pháp ñã ñề cập ñến một số khía cạnh liên quan ñến tổ chức xã hội, hôn nhân gia ñình của người Khmer như: Barrault

với “Người Cam-bôt ở Nam Kỳ” (Les Cambodgiens de Cochinchine); Louis Malleret với “Nhóm thiểu số người Cam-bôt ở Nam Kỳ” (La minorité Cambodgiens de Cochinchine)… ñã giới thiệu về nguồn gốc, sự di chuyển của người Khmer từ

Campuchia sang Việt Nam ñịnh cư và khai khẩn vùng ñất ởñồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, một số học giả nước ngoài với các công trình bằng tiếng Anh nghiên cứu về

hệ thống thân tộc, quan hệ hôn nhân và gia ñình của người Khmer như: Lebar, Frank.M, Gerald.C, Hickey, John.K, Musgrave với “Các nhóm tộc người ở Đông Nam Á lục ñịa” (Ethnic groups of mainland Southeast Asia); Henri Baudesson với “Đông Dương và những cư dân nguyên thủy” (Indochina and It’s primitive people)… Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ mang tính giới thiệu, chưa ñi sâu phân tích như một chuyên khảo

Dưới thời Chính quyền Sài Gòn, việc nghiên cứu người Khmer Nam Bộ cũng

ñược chú ý. Ở miền Nam ñã có những chuyên khảo bằng tiếng Việt về người Khmer của các học giả miền Nam. Tiêu biểu là những tác phẩm: “Việt sử: xứ Đàng Trong”

của Phan Khoang, tìm hiểu về quá trình mở mang và khai khẩn xứĐàng Trong của các chúa Nguyễn. Trong ñó, tác giả giới thiệu việc tham gia khai khẩn, “xây làng lập ấp” của các dân tộc Khmer, Việt, Hoa; “Người Việt gốc Miên” của Lê Hương mô tả về lịch sử, dân số, ñời sống kinh tế - xã hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long nhưng chỉ ở mức ñộ sơ lược. Ngoài ra, tác giả Lê Hương còn có một số tác phẩm khác như: Sử Cao Miên, Chợ trời Biên giới Việt Nam – Cao Miên giới thiệu mối quan hệ giao thương của những người dân ở vùng biên giữa hai nước…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất ñất nước, việc nghiên cứu về người Khmer ñược coi trọng thể hiện ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: ñời sống kinh tế, xã hội, văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Một số công trình không chỉ giới thiệu tổng quan mà còn ñi sâu nghiên cứu chuyên ñề về những vấn ñề khoa học cụ thể

Tác giả Mạc Đường với hàng loạt công trình nghiên cứu như: “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở ñồng bằng sông Cửu Long (Thế kỷ XV-XIX)”, “Vấn ñề dân cư dân tộc ởñồng bằng sông Cửu Long trong thời cổñại”, “Vấn ñề dân cư và dân tộc ở ñồng bằng sông Cửu Long vào những năm ñầu thế kỷ XX”, “Vấn ñề dân cư và dân tộc

ởñồng bằng sông Cửu Long”, tác giả nêu lên sự hình thành và phát triển vùng môi sinh xã hội và những vùng dân cư – dân tộc ở ñồng bằng sông Cửu Long, vấn ñề dân tộc và quan hệ dân tộc, cũng như vấn ñề xã hội có giai cấp ởñồng bằng sông Cửu Long trước năm 1975, “Vấn ñề dân tộc ở ñồng bằng sông Cửu Long”… ñã ñề cập ñến sự hình thành các cộng ñồng tộc người trong ñó có người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long.

Tác giả Phan An với những công trình nghiên cứu như: “Một số vấn ñề kinh tế, xã hội của vùng nông thôn Khmer ñồng bằng sông Cửu Long”, mô tả khái quát hoạt

ñộng kinh tế, vấn ñề ruộng ñất và giai cấp cũng như tổ chức xã hội truyền thống của vùng nông thôn Khmer ñồng bằng sông Cửu Long; “Vài khía cạnh dân tộc học về

người Khmer ở Việt Nam và Campuchia”; “Nghiên cứu về người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long”, tác giảñã khái quát một số hậu quả do chủ nghĩa thực dân mới ñể lại

ñối với ñồng bào Khmer và tình hình nghiên cứu về người Khmer trước năm 1975; “Phum, sóc Khmer trong cơ chế quản lý xã hội vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”, “Dân tộc Khmer” (Viết cùng tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa), “Cơ chế quản lý xã hội truyền thống phum, sock của người Khmer Nam Bộ”, “Sự tương thích giữa thiết chế chính trị

xã hội truyền thống của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long trong quá trình tộc người”,… là những công trình có liên quan ñến xã hội của người Khmer.

Tác giảĐinh Văn Liên với các công trình nghiên cứu như: “Đặc ñiểm môi sinh và dân sốở vùng người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long” ñã khái quát ñược ñặc ñiểm môi sinh, sự phân bố cư trú cũng như tình hình phát triển dân số của người Khmer; “Thử tìm hiểu loại “h” của người Khmer phân bố trong các vùng thuộc ñồng bằng sông Cửu Long”, qua ñó, tác giả cho biết ngoài một số họ vốn có ban ñầu, người

Khmer có thêm 5 họ (Thạch, Lâm, Sơn, Kim, Danh) và trở thành họ chính thức của người Khmer; …

Tác giả Phan Thị Yến Tuyết với những công trình nghiên cứu như: “Một sốñặc

ñiểm về văn hoá vật chất của người Khmer và người Chăm ở vùng ñồng bằng sông Cửu Long”, tác giả nêu khái quát về văn hóa vật chất (chùa, nhà ở, trang phục…) của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long; “Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng ñồng bằng sông Cửu Long” trong ñó có nội dung chuyên sâu về văn hóa vật chất của người Khmer…

Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa với “Giao hoán tín ngưỡng của người Khmer vùng

ñồng bằng sông Cửu Long”, “Tàn dư tín ngưỡng Arắk và Neak Tà ở người Khmer

ñồng bằng sông Cửu Long”, tác giả ñã giới thiệu sơ lược về tín ngưỡng thờ Arắk và Neak Tà ở người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng nói về những vị thần bảo vệ hay bảo hộ cho dòng họ và phum sóc Khmer …

Tác giả Nguyễn Khắc Cảnh với những công trình nghiên cứu như: “Đặc ñiểm, các hình thái quần cư và các loại hình phum, sóc người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long”, “Ngôi chùa- Trung tâm giáo dục và sinh hoạt văn hoá xã hội của phum, sóc người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long”, “Vấn ñề nguồn gốc và sự hình thành cộng

ñồng người Khmer ở vùng ñồng bằng sông Cửu Long”, “Chùa Khmer Nam Bộ - Một công trình nghệ thuật kiến trúc ñộc ñáo”, “Phum, Sóc Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long”,… ñã khái quát ñược “mô hình” công xã nông thôn của người Khmer vùng ñồng bằng sông Cửu Long.

Luận án tiến sĩ của Đặng Thị Kim Oanh “Hôn nhân và gia ñình của người Khmer ñồng bằng sông Cửu Long” năm 2007. Tác giảñã nêu ñược loại hình hôn nhân truyền thống và hôn nhân hiện ñại của người Khmer. Đồng thời, tác giả cho người ñọc biết cấu trúc cũng như chức năng, lễ tục và những biến ñổi trong gia ñình của người Khmer.

Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu của các tác giả là người Khmer như Sorya, Thạch Voi ñã nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, phong tục tập quán và lễ hội của người Khmer.

Nhìn chung, các tác giảñã giới thiệu khá ñầy ñủ ñặc ñiểm môi sinh, dân cư, dân số, ñặc ñiểm phân bố và cư trú, những sinh hoạt vật chất của người Khmer. Cấu trúc của phum, sóc cũng ñược ñề cập ñến. Đặc biệt, tác giả Phan An ñã dày công nghiên cứu về chế ñộ sở hữu ruộng ñất và sự phân hoá giai cấp, về cơ chế và sự vận hành của bộ máy tự quản của phum, sóc của người Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ với bộ máy hành chính Chính quyền Nhà nước. Đồng thời, những hoạt

ñộng sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong phum, sóc Khmer cũng như các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, lễ nghi, phong tục, lễ hội liên quan ñến sinh hoạt cộng

ñồng phum, sóc ñều ñược nghiên cứu.

Hiện nay, Viện Đông Nam Á, Tôn giáo, Sử học, Văn hoá dân gian, viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật và một số ngành khác ở các ñịa phương ñều có một sự quan tâm nhất ñịnh vào việc nghiên cứu người Khmer Nam Bộ.

Tuy nhiên, những công trình ñi sâu nghiên cứu về toàn bộ hệ thống xã hội tộc người của người Khmer chưa ñược quan tâm ñầy ñủ và chưa nhiều. Do ñó, ngoài nguồn tư liệu kể trên và một số tài liệu tham khảo khác. Trong luận án, tác giả ñã sử

dụng phần lớn nguồn tư liệu thông qua các ñợt khảo sát ñiền dã tại các ñịa bàn nghiên cứu ở các tỉnh: Trà Vinh (xã Kim Sơn, huyện Trà Cú), Sóc Trăng (huyện Vĩnh Châu), An Giang (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), Kiên Giang (xã Định An, huyện Gò Quao) và một số vùng người Khmer sinh sống của tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Hệ thống xã hội tộc người của người khmer ở đồng bằng sông cửu long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)