- Nhân tố chủ quan
e Phát hành thư bảo lãnh tho mẫu của khách hàng (được ABBANK
2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tạ
2.2.4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Do mới được thành lập từ năm 2007 nên quy mô của chi nhánh vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thành lập các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, khách hàng của chi nhánh chủ yếu vẫn nằm trên địa bàn thành phố, chưa thực sự mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác.
- Chính sách và kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh của chi nhánh: các chỉ tiêu mà ABBank Thái Nguyên thực hiện đều do Hội sở chính đặt ra trong từng thời kỳ nhất định. Do vậy cách thức thực hiện các mục tiêu trở nên cứng nhắc, dễ đặt nhân viên vào trạng thái muốn làm đẹp báo cáo mà chạy đua doanh số, chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động bảo lãnh. Thêm nữa, chi nhánh ABBank Thái Nguyên mới chỉ xây dựng chiến lược phát triển chung cho tất cả các hoạt động ngân hàng chứ chưa có chiến lược phát triển riêng cho hoạt động bảo lãnh. Hoạt động huy động vốn và cho vay được chú trọng hơn cả, hoạt động bảo lãnh vẫn chưa thực sự được chú trọng.
- Công tác thẩm định xét duyệt bảo lãnh còn nhiều bất cập: trách nhiệm của nhân viên ngân hàng là phải tìm kiếm các thông tin về khách hàng, nhưng trên thực tế thì chủ yếu thông tin thường do chính khách hàng cung cấp, vì vậy rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định là rất lớn. Thêm nữa, các cán bộ ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức tới tính khả thi của dự án , dự án có sinh lời hay không…mà chỉ quan tâm tới giá trị của tài sản đảm bảo hay giá trị ký quỹ. Có thể nói công tác thẩm định là khâu hết sức quan trọng để đưa ra quyết định bảo lãnh, nó đòi hỏi đội ngũ chuyên viên ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao, kinh nghiệm làm việc và phải hiểu biết nhiều về các ngành nghề kinh doanh đa dạng khác nhau.Nhưng hiện tại, chi nhánh còn phải đối mặt với khó khăn về đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm thực hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Do vậy, nên nhiều khi họ gặp phải khó khăn và sai sót trong công tác thẩm định các điều kiện bảo lãnh, đặc biệt với các khoản bảo lãnh cho các dự án quy mô lớn.
- Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh còn chưa được chú trọng thực hiện, chưa thu hút được nhiều khách hàng mới
đến với chi nhánh, làm hạn chế tính cạnh tranh của chi nhánh đối với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cán bộ nhân viên ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, thường chờ khách hàng tìm đến ngân hàng, khiến cho việc quản lý chất lượng hoạt động của chi nhánh rơi vào tình trạng thụ động.
- Quy trình bảo lãnh: mặc dù ABBank đã có công văn gửi đến từng chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc quy định về quy trình của hoạt động bảo lãnh, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Cụ thể, thời gian từ khi khách hàng đến xin bảo lãnh đến khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh còn lâu do khâu xét duyệt và trình ký giữa tín dụng, kế toán và Giám đốc. Để đảm bảo an toàn thì khách hàng phải đợi khá lâu, từ phòng tín dụng xét duyệt được Giám đốc đồng ý phải qua phòng kế toán kiểm tra và lại trình lên Giám đốc ký phát hành thư bảo lãnh. Bên cạnh đó, việc theo dõi đôn đốc bên được bảo lãnh thực hiện đúng cam kết với bên hưởng bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh cũng chưa được chú trọng thực hiện. Hầu hết các dự án khách hàng thi công ở khá xa nên công tác theo dõi tiến độ công trình gặp khá nhiều khó khăn. Thêm nữa, tài sản đảm bảo dùng để cầm cố thế chấp đã được đánh giá một lần trước khi phát hành bảo lãnh, nhưng nếu thời hạn bảo lãnh là dài, giá trị tài sản này thay đổi sẽ gây ra rủi ro cho chi nhánh trong trường hợp phát mại tài sản. Tóm lại, những bất cập trong quy trình bảo lãnh của chi nhánh còn khá nhiều, hiện nay chưa có rủi ro nào xảy ra nhưng rủi ro tiềm ẩn không phải là không có.
2.2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Đa số các khách hàng chưa có thói quen sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Đặc biệt là những khách hàng mới, họ chưa có hiểu biết rõ ràng về sản phẩm cũng như quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia vào nghiệp vụ này. Các cán bộ chi nhánh nhiều lúc phải mất rất nhiều thời gian và công sức để khách hàng nắm được bản chất của dịch vụ này. Điều này làm giảm năng suất của mỗi cán bộ trong quá trình làm việc.
- Hiện nay, chi nhánh đang cung cấp rất nhiều loại hình bảo lãnh nhưng khách hàng chủ yếu vẫn chỉ sử dụng bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo
lãnh vay vốn là các loại bảo lãnh cơ bản. Nhiều loại bảo lãnh mà chi nhánh cung cấp chưa có cơ hội phát triển như bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh nộp thuế, bảo lãnh nhập hàng… gây mất cân đối trong cơ cấu bảo lãnh.
- Một số khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa đủ điều kiện tham gia hoạt động bảo lãnh do vướng mắc về một số giấy tờ pháp lý, tài sản đảm bảo không đủ giá trị cầm cố thế chấp… do vậy hạn chế số khách hàng tham gia vào hoạt động bảo lãnh của chi nhánh qua đó làm giảm doanh số bảo lãnh của chi nhánh.
2.2.4.3. Nguyên nhân từ phía nền kinh tế
- Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, với hệ thống ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài trên địa bàn thành phố, việc cạnh tranh về dịch vụ bảo lãnh, thanh toán là rất lớn. Nhiều ngân hàng còn thu hút khách hàng bằng chính sách cạnh tranh không lành mạnh như nới lỏng điều kiện ký quỹ, thế chấp, phí… Sự cạnh tranh này đã làm chi nhánh mất đi nhiều khách hàng, trong đó có cả khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, với tình trạng lạm phát cao như những năm gần đây, Chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tiền tệ và hạn chế tăng trưởng tín dụng, lãi suất tăng cao khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng hơn. Họ cũng thực hiện cắt giảm sản xuất, chi tiêu, khiến cho lượng khách hàng của chi nhánh cũng có xu hướng giảm nhẹ trong tương lai.
- Văn bản pháp luật của nhà nước vẫn chưa được theo dõi cập nhật thường xuyên, Ngân Hàng Nhà Nước vẫn chưa ban hành một điều luật riêng để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh, gần đây nhất vẫn là quyết định 26/2006/QĐ-NHNN. Quyết định này vẫn còn nhiều vướng mắc, nhiều điểm quy định không rõ ràng gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong đó có ABBank Thái Nguyên. Chất lượng hoạt động bảo lãnh chưa được cao do còn thiếu sự đồng bộ trong việc hướng dẫn thực hiện của Nhà nước.
- Giới hạn bảo lãnh của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Do vậy đối với những hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn thì chi nhánh buộc phải tìm đối tác đồng bảo lãnh nếu muốn thực
hiện những hợp đồng này. Mà việc tìm một đối tác đồng bảo lãnh đáng tin cậy, có khả năng thực hiện bảo lãnh là một công việc khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian để hai bên đi đến quyết định thống nhất. Và vì vậy ngân hàng có thể mất đi một số khách hàng tiềm năng của mình.
- Vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo: mới đây Chính phủ đã ban hành nghị định 83/2010 quy định mới về đăng ký giao dịch bảo đảm, thế nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn vướng mắc nhất định. Đối với mỗi loại tài sản đảm bảo, thủ tục đăng ký lại khác nhau, ở những cơ quan đơn vị khác nhau, điều này thực sự gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện. Quyền sở hữu bất động sản và thủ tục đăng ký thế chấp rất cồng kềnh, phức tạp, pháp luật về tịch thu, phát mại tài sản cũng rất rườm rà tạo nên sự lúng túng cho các bên tham gia giao dịch.
Kết luận: Như vậy thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm hoạt động kinh
doanh của chi nhánh ABBank Thái Nguyên, đặc biệt là hoạt động bảo lãnh ta đã thấy được những kết quả đã đạt được đồng thời cũng thấy được những hạn chế và vướng mắc trong việc nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh giai đoạn 2008-2010 vừa qua. Qua việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại ta có thể tìm ra những giải pháp và đưa ra kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để nâng cao chất lượng hoạt động của ABBank Thái Nguyên trong thời gian tới.
CHƯƠNG III