Chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 27)

Người thứ ba (Bên nhận bảo lãnh)

1.2.8. Chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mạ

1.2.8.1. Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi một hoạt động kinh tế phát sinh ngày nay. Nhờ có bảo lãnh ngân hàng mà các chủ thể kinh tế cả trong và ngoài nước yên tâm hơn khi giao dịch, hợp tác làm ăn, hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt. Do đó, nếu ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh với chất lượng tốt thì đây không chỉ là một nguồn thu phí dịch vụ lớn mà còn là cơ hội để phát triển sản phẩm dịch vụ khác kèm theo, thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên thương trường.

Vậy một sản phẩm bảo lãnh như thế nào thì được coi là có chất lượng? Ta đã biết, bất kỳ một nghiệp vụ bảo lãnh nào cũng có ba bên tham gia: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh. Cùng với các bên này, phát sinh ba quan hệ riêng biệt: quan hệ thương mại giữa bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh, quan hệ bảo lãnh giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh. Chất lượng của hoạt động bảo lãnh sẽ được thể hiện ở khả năng điều hòa cả ba mối quan hệ trên, khiến các bên tham gia được thỏa mãn nhu cầu của mình và đạt được những lợi ích nhất định. “Chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại là mức độ thoả mãn nhu cầu của cả bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, đồng thời đem lại lợi nhuận và sự an toàn trong hoạt động ngân hàng”.

Trước hết, đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh: chất lượng hoạt động bảo lãnh thể hiện ở việc hoạt động này có đem lại sự an toàn cho hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng hay không, khoản phí mà ngân hàng thu được từ dịch vụ này và các dịch vụ khác đi kèm như ký quỹ, tiền gửi... Ngân hàng nên tùy theo khả năng tài chính của mình để cung cấp dịch vụ bảo lãnh phù hợp, vừa đảm bảo lợi nhuận thu được vừa đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, theo quy định của pháp luật, để đảm bảo chất lượng của hoạt động bảo lãnh, tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó.

Đối với bên nhận bảo lãnh: chất lượng của hoạt động bảo lãnh thể hiện ở sự tin tưởng vào uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng phát hành bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh sẽ đánh giá khả năng thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên đó vi phạm cam kết, hay sự nhanh chóng và chuyên nghiệp của ngân hàng trong việc giải quyết những rủi ro, tranh chấp xảy ra. Thời gian và thủ tục thanh toán bảo lãnh càng nhanh gọn, ít rắc rối bao nhiêu thì mức độ tin cậy của bên nhận bảo lãnh với ngân hàng càng tăng lên bấy nhiêu.

Đối với bên được bảo lãnh: chất lượng của hoạt động bảo lãnh lại thể hiện ở khả năng đáp ứng hợp lý nhu cầu bảo lãnh của ngân hàng. Bên được bảo lãnh sẽ cân nhắc xem ngân hàng có thể cung cấp gói sản phẩm phù hợp với yêu cầu của mình không; ngân hàng có khả năng tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến hay thu hút được vốn đầu tư nước ngoài thế nào, thủ tục xin cấp bảo lãnh có đơn giản và thuận tiện không, mức phí bảo lãnh có tính cạnh tranh so với những ngân hàng khác không, tài sản đảm bảo và tiền ký quỹ thế nào, có dịch vụ ưu đãi khác đi kèm hay không… Từ đó sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thế nào.

Đối với nền kinh tế: chất lượng hoạt động bảo lãnh thể hiện ở việc bảo lãnh có thể kích thích tăng trưởng đối với hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm, giúp duy trì tính lành mạnh trong

hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm về quyền lợi của các doanh nghiệp để họ có thể yên tâm thực hiện hợp đồng, thực hiện một cách nghiêm túc và đúng thời hạn thỏa thuận…

Tóm lại, chất lượng hoạt động bảo lãnh là một chỉ tiêu tổng hợp thiết lập dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đó là sự tổng hòa về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia vào nghiệp vụ bảo lãnh. Nó không chỉ tác động đến bản thân ngân hàng mà còn tác động đến hoạt động của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh đã và đang trở thành một vấn đề tất yếu đòi hỏi các ngân hàng cần tìm hiểu và phân tích chuyên sâu, đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm giúp cho hoạt động này trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn, đem lại lợi ích cho nhiều bên tham gia trong nền kinh tế.

1.2.8.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh

Khi đánh giá một cách chính xác chất lượng hoạt động bảo lãnh sẽ tạo điều kiện giúp cho ngân hàng nâng cao được hiệu quả hoạt động của mình: ngân hàng sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện nghiệp vụ, nhận biết được những khách hàng tiềm năng từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp phát huy thế mạnh, hạn chế những điểm yếu, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mình.

Rõ ràng, không thể dựa vào cảm nhận để đánh giá chất lượng bảo lãnh của một ngân hàng. Để thực hiện điều này, người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Đó là tập hợp các tiêu chuẩn, các tỷ lệ mà mỗi ngân hàng xây dựng để đánh giá hoạt động bảo lãnh của mình.Các chỉ tiêu đó thường bao gồm: Doanh số bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, tỷ lệ bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ, giá trị dư nợ của bảo lãnh quá hạn và sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Đó là tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Người ta tiến hành so sánh doanh số bảo lãnh giữa các năm, tính toán mức tăng giảm tuyệt đối và tương đối, từ đó đánh giá được quy mô và tốc độ tăng

trưởng của bảo lãnh. Nếu doanh số bảo lãnh tăng dần qua các năm, điều đó cho thấy ngân hàng khá chú trọng và có uy tín trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh, chất lượng hoạt động bảo lãnh là tương đối tốt. Ngược lại, nếu doanh số bảo lãnh giảm dần theo các năm, điều này có nghĩa ngân hàng ngày càng ít các thương vụ bảo lãnh, có thể khách hàng truyền thống thôi không sử dụng dịch vụ hay ngân hàng lôi kéo được ít khách hàng tham gia vào nghiệp vụ này hơn. Chất lượng bảo lãnh vì vậy mà sụt giảm. Tuy nhiên, không nên chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này để đưa ra đánh giá chủ quan về chẩt lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Nếu như ngân hàng có được một món bảo lãnh với giá trị rất lớn nhưng khách hàng lại không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ như cam kết với bên thụ hưởng dẫn đến việc ngân hàng phải chi trả thay thì tất nhiên khoản bảo lãnh đó là không tốt. Do vậy, ngoài chỉ tiêu doanh số bảo lãnh, ta còn cần xem xét những chỉ tiêu khách để đưa ra đánh giá chính xác nhất về chất lượng hoạt động bảo lãnh.

- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng là một chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh, nó cho biết tổng số tiền phí mà ngân hàng thu được từ việc cung cấp sản phẩm bảo lãnh: phí bảo lãnh mà khách hàng trả cho ngân hàng và các khoản thu khác từ số tiền ký quỹ của khách hàng đem lại. Doanh thu bảo lãnh càng cao chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phát triển, qua đó phần nào thấy được chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng là tốt. Ngược lại, doanh thu bảo lãnh thấp chứng tỏ hoạt động này của ngân hàng không phát triển, nguyên nhân có thể là do chất lượng bảo lãnh ngân hàng chưa tốt. Người ta sử dụng các tỷ lệ sau để đánh giá: tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo lãnh, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu, tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động khác của ngân hàng...

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh (%) =

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100% Tổng doanh thu

Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh càng cao cũng đồng nghĩa với mức rủi ro tiềm ẩn cao hơn. Điều này buộc ngân hàng phải thực hiện dự phòng rủi ro thích hợp để đảm bảo chất lượng hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w