Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 82)

- Nhân tố chủ quan

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

AN BÌNH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng Nhà nước cần hoạch định chính sách tiền tệ linh hoạt phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- NHNN phải ban hành và bổ sung các quy định cụ thể về bảo lãnh bao gồm nội dung, các hình thức xử phạt, thủ tục xử lý tài sản cầm cố và thế chấp, phát mại tài sản… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng hiểu rõ trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ của mình, tránh được những tranh chấp không đáng có khi mâu thuẫn xảy ra. Hiện nay, ở Việt Nam NHNN mới chỉ ban hành quyết định gần nhẩt là quyết định 26/2006/QĐ-NHNN quy định về việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Mặc dù quyết định này đã nghiên cứu và sửa đổi bổ sung so với

những văn bản trước đây nhưng nó vẫn chưa thực sự chi tiết và định hướng cụ thể cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, NHNN cần phải tiếp tục hoàn thiện quy chế về hoạt động bảo lãnh nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cũng như doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh.

- NHNN cũng nên hỗ trợ các ngân hàng trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về khách hàng, nâng cao vai trò hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng ICC thuộc NHNN – nơi tập trung các thông tin về khách hàng đã từng giao dịch với tất cả các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nơi đây cũng tập trung rất đông đảo đội ngũ chuyên gia phân tích, xử lý thông tin tài chính và tín dụng doanh nghiệp hàng đầu trên cả nước.

- NHNN nên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất để giám sát việc chấp hành quy định về pháp luật ngân hàng của các tổ chức tín dụng. NHNN cần tập trung vào việc thanh tra chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng bảo lãnh nói riêng, công tác quản trị điều hành ngân hàng… để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm vì hoạt động bảo lãnh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng thực hiện mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng nếu rủi ro đáng tiếc xảy ra.

- NHNN cũng cần điều chỉnh các mức giới hạn bảo lãnh hợp lý dựa trên tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định, tạo điều kiện cho ngân hàng phát huy tính độc lập và khả năng kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 82)