Những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 64)

- Nhân tố chủ quan

e Phát hành thư bảo lãnh tho mẫu của khách hàng (được ABBANK

2.2.3. Những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên

tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên thì chất lượng hoạt động bảo lãnh của ABBank Thái Nguyên cũng không tránh khỏi những vướng mắc và hạn chế nhất định, dưới đây là một số vấn đề đáng chú ý:

- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: doanh thu từ hoạt động bảo lãnh có xu hướng chững lại, chỉ tăng nhẹ qua các năm. Năm 2009 tăng hơn 8% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 tốc độ tăng giảm xuống xấp xỉ 5%. Doanh thu từ dịch

vụ bảo lãnh đóng góp vào tổng doanh thu còn chưa cao, trong 3 năm vẫn chỉ xoay quanh mức 5%, điều này là chưa tương xứng với tiềm năng cũng như sự phát triển của các hoạt động khác của Chi nhánh, bảo lãnh vẫn vòn mang tính chất của một dịch vụ đi kèm nhiều hơn là với ý nghĩa một dịch vụ tín dụng.

- Bên cạnh đó, số món bảo lãnh trong năm 2009 tăng 22.02% so với năm 2008, và doanh số bảo lãnh tăng 49.56%; điều này chứng tỏ giá trị các khoản bảo lãnh khá lớn, gây ra rủi ro thanh toán đối với ngân hàng nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đối với bên thụ hưởng bảo lãnh. Tuy nhiên, trong năm 2010 cũng vẫn với tốc độ tăng trưởng của số món bảo lãnh là 21.09% nhưng doanh số bảo lãnh chỉ tăng 10.57% chứng tỏ giá trị các khoản bảo lãnh nhỏ dần. Có thể Chi nhánh chú trọng hơn vào việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng nhưng điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được của chi nhánh.

- Cơ cấu bảo lãnh của Chi nhánh cũng có những điểm đáng lưu ý. Xét theo mục đích bảo lãnh thì bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn là ba loại hình bảo lãnh chính mà chi nhánh cung cấp. Các loại hình bảo lãnh này là truyền thống, trong khi bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số bảo lãnh, chứng tỏ chưa có sự cân đối, phát triển đồng bộ trong hệ thống sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Các nghiệp vụ bảo lãnh của Chi nhánh còn chưa đa dạng, chưa có thế mạnh cạnh tranh với ngân hàng khác. Bên cạnh đó, nếu xét theo đối tượng khách hàng thì Chi nhánh vẫn chưa triển khai bảo lãnh cá nhân mà tập trung chủ yếu vào bảo lãnh doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải là do cá nhân rất khó đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong công tác thẩm định bảo lãnh của ngân hàng. Những thông tin về cá nhân là khó để thu thập, xác minh vì vậy nếu cá nhân mất khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng mà không được bồi hoàn lại. Tuy nhiên nếu ngân hàng xây dựng được một quy trình, chính sách bảo lãnh cụ thể đối với cá nhân thì đây là một mảng khách hàng tiềm năng và có thể đem lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh. Đối với những khách hàng doanh nghiệp mà chi nhánh đang cung ứng dịch vụ bảo lãnh, có thể nhận thấy các doanh

nghiệp lớn là đối tác chính mà chi nhánh đang hướng tới. Tỷ trọng doanh số bảo lãnh đối với các doanh nghiệp lớn chiếm 2/3 trong tổng doanh số bảo lãnh. Điều này cũng khá dễ hiểu, bới các doanh nghiệp lớn thường có uy tín cao, cơ sở tài chính vững mạnh, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của ngân hàng, giá trị bảo lãnh thường lớn và vì vậy mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang được nhà nước hỗ trợ phát triển nên đây cũng là một mảng khách hàng tiềm năng mà chi nhánh cần khai thác và phát triển nhiều hơn trong tương lai.

- Tỷ trọng doanh số bảo lãnh phân chia theo tỷ lệ ký quỹ cũng chưa thực sự hoàn thiện. Với mức ký quỹ 0% còn chiếm tỷ lệ khá cao, điều này hàm chứa rủi ro rất lớn đối với ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng. Mặc dù những khách hàng ký quỹ 0% thường là khách hàng lớn, có uy tín cao, quan hệ giao dịch thường xuyên với chi nhánh nhưng việc đề phòng rủi ro vẫn là rất cần thiết nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Thêm nữa, với tỷ lệ ký quỹ 0% còn cao thì lợi ích của chi nhánh cũng giảm đi do không tận dụng được nguồn tiền ký quỹ của khách hàng.

- Đối với thoả mãn nhu cầu của khách hàng: có thể thấy thời gian xem xét cấp bảo lãnh luôn là một vấn đề tác động mạnh đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy đã cố gắng rút ngắn thời gian nhưng việc đưa ra quyết định cấp bảo lãnh hay không cho khách hàng vẫn còn tương đối dài so với các ngân hàng khác. Đặc biệt là đối với những khoản bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, việc đánh giá giá trị thị trường cũng như khâu thẩm định tài sản còn gặp nhiều khó khăn do chưa có bộ phận định giá riêng. Việc chậm trễ này đã gây ra sự không hài lòng ở khách hàng và làm giảm chất lượng bảo lãnh của chi nhánh. Bên cạnh đó với các khoản bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài, thư bảo lãnh thường bằng tiếng anh, ngân hàng thường lúng túng do không sát với mẫu biểu của khách hàng dẫn tới không nắm chắc trách nhiệm của ngân hàng, gây ra sự trì hoãn với việc phát hành thư, khách hàng vì vậy có thể không hài lòng với chất lượng bảo lãnh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w