Kiến nghị với Quốc hội, chính phủ và cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 83)

- Nhân tố chủ quan

3.3.3.Kiến nghị với Quốc hội, chính phủ và cơ quan có thẩm quyền

AN BÌNH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.3.3.Kiến nghị với Quốc hội, chính phủ và cơ quan có thẩm quyền

- Môi trường kinh doanh là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. Việc tạo nên một môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định, công bằng và cạnh tranh lành mạnh là cơ sở để các thành phần kinh tế thực hiện đúng những nghĩa vụ đã cam kết của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đem lại sự phát triển cho cả nền kinh tế. Chính phủ, bằng quyền lực và các công cụ của mình như chính sách tài khoá, các biện pháp hành chính… cần phối hợp cùng các bộ ngành liên quan xây dựng nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thông tin công khai. Đồng thời, Chính phủ cũng cần đưa ra các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và ổn định

giá trị đồng tiền để các thành phần kinh tế yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng hàng hoá dịch vụ.

- Chính phủ không nên có quá nhiều sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng quốc doanh, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát huy thế mạnh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chính phủ cũng nên cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo ra sự nhanh gọn, thuận tiện trong công tác xử lý hồ sơ của ngân hàng.

- Hoạt động bảo lãnh có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như xây dựng, vận tải, y tế, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu… vì vậy cần tăng cường sự phối hợp của các ban ngành chức năng trong việc cung cấp thông tin, giải đáp vướng mắc của ngân hàng, qua đó hỗ trợ ngân hàng nâng cao chất lượng của hoạt động này. Cần có sự thống nhất và đồng bộ trong việc ban hành các văn bản giữa các bộ ngành khác nhau để tranh trường hợp xảy ra tranh chấp mà mỗi loại văn bản lại quy định quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau. Thêm nữa, đối với hoạt động bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài, Chính phủ cần xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện sao cho phù hợp với các thông lệ quốc tế để nâng cao hiệu quả giao dịch giữa ngân hàng và đối tác nước ngoài.

KẾT LUẬN

Hoạt động bảo lãnh ngày càng chứng tỏ được vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng của mình đối với hoạt động ngân hàng thương mại nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, em thấy được bảo lãnh đã và đang trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình phục vụ nhu cầu khách hàng ở ABBank Chi nhánh Thái Nguyên. Bảo lãnh không chỉ đóng góp vào tổng doanh thu của chi nhánh, đem lại những lợi ích từ tiền ký quỹ, giúp chi nhánh khai thác được những mảng khách hàng tiềm năng mà còn khiến chi nhánh ngày càng hoàn thiện hình ảnh của mình hơn trước các đối tác. Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế, ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại mới ra đời, càng nhiều các tổ chức tài chính thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, tổng công ty Nhà nước…điều này đã đặt chi nhánh Thái Nguyên trước thách thức rất lớn để phát triển hoạt động bảo lãnh của mình. Chi nhánh phải nhận thức được những thế mạnh cần phái phát huy, những hạn chế còn tồn tại, đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh và tạo ra sự riêng biệt, sự khác biệt trong sản phẩm của mình.

Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Thái Nguyên, em đã tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động bảo lãnh, rút ra một số nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu còn tồn tại trong quá trình cung ứng dịch vụ này và đưa ra một số giải pháp để có thể nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. Em hy vọng với một số giải pháp mà em nêu ra trên đây sẽ phần nào giúp đỡ chi nhánh trong việc cải thiện chất lượng của hoạt động bảo lãnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài chuyên đề với chất lượng cao nhất, nhưng với hạn chế về thời gian tìm hiểu, về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều sai sót và vướng mắc cần phải sửa chữa. Em rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn nữa.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Ban lãnh đạo cũng như các anh chị chuyên viên đang công tác tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn và đưa ra nhiều lời khuyên để em hoàn thành bài chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 83)