Xuất với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 83 - 84)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

3.3.2. xuất với NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt nam là cơ quan quản lý các hoạt động của hệ thống ngân hàng vì vậy để hoạt động của các ngân hàng Việt nam nói chung và của ngân hàng công thương nói riêng được thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, có được môi trường kinh doanh an toàn và hiệu quả phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đề cập đến một số đề xuất như sau:

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm CIC: Để cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp NHNN cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm CIC cần cung cấp các thông tin một cách chính xác trung thực và cập nhật thông tin thường xuyên.

- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh : Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của

các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

- Ứng dụng 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel một cách hữu hiệu: trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

- Chỉnh sửa Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN: Hiện nay việc phân loại nợ chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu Vì vậy cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ để đánh giá chính xác hơn chất lượng công tác tín dụng tại các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 83 - 84)