Xây dựng quy trình quản lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 78 - 82)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

3.2.7. Xây dựng quy trình quản lý nợ có vấn đề

Có thể thấy công tác quản lý nợ có vấn đề ở chi nhánh trong thời gian qua được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên cách thức thực hiện vẫn rất manh mún, thể hiện ở việc quản lý nợ có vấn đề không được theo dõi một cách thường xuyên thiếu tính chủ động, sai sót ở khâu nào giải quyết ở khâu đó. Nếu vẫn duy trì cách quản lý trên trong điều kiện nền kinh tế có những diễn biến rất phức tạp sẽ nguy cơ gia tăng nợ xấu khó kiểm soát. Vì vậy chi nhánh cần nghiên cứu và xây dựng một quy trình xử lý nợ có vấn đề phát sinh tại chi nhánh. Tác giả đề xuất quy trình quản lý nợ có vấn đề như sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý nợ có vấn đề

Thu thập thông tin Phân tích dấu hiệu

Lập kế hoạch quản lý nợ có vấn đề

Nhóm biện pháp tổ chức

khai thác Nhóm biện pháp thanh lý

Tư vấn khách tháo gỡ khó khăn Bổ sung tài sản đảm bảo Chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ, xoá nợ Xử lý nợ tồn đọng Thanh lý doanh nghiệp Khởi kiện, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro Phát hiện dấu hiệu

Như vậy theo quy trình trên việc quản lý nợ có vấn đề được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phát hiện nợ có vấn đề.

Một khoản vay có một trong các dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng thể hiện dấu hiệu nợ có vấn đề cần phải được cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chú ý như:

- Khách hàng trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường, thể hiện trong sự chậm trễ và không có lý do trong việc không cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng.

- Thường xuyên sửa đổi thời hạn xin gia hạn tín dụng.

- Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm xuống một ít)

- Khách hàng trì hoãn, gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích chứng minh thuyết phục.

- Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường - Tỷ lệ nợ /vốn chủ tăng

- Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng) - Chất lượng đảm bảo tín dụng thấp.

- Dựa vào đánh giá tài sản để tăng vốn chủ của khách hàng. - Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền

- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ như bán nhà xưởng hay máy móc thiết bị…

Các biểu hiện chính của chính sách tín dụng kém hiệu quả xuất hiện từ bản thân chi nhánh như:

- Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ.

- Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai.

- Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn. - Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng.

- Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sót và không đồng bộ. - Tỷ lệ cho vay nội bộ cao.

- Có xu hướng quá thái trong cạnh tranh như cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng.

- Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ

- Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trường kinh tế.

Bước 2: Thu thập thông tin

Khi phát hiện một khoản vay có biểu hiện có vấn đề cán bộ quản lý rủi ro tín dụng cần thu thập thêm các thông tin từ bản thân khách hàng, những bạn hàng của khách hàng, ngành kinh doanh của khách hàng để phục vụ cho quá trình phân tích nợ có vấn đề.

Bước 3: Phân tích dấu hiệu

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được cán bộ quản lý rủi ro tiến hành phân tích tình hình bằng việc kiểm tra lại thông tin, kiểm tra lại hồ sơ tham khảo các thông tin bên ngoài gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng để nhận biết tình hình và đưa ra kết luận. Khi phát hiện nợ có vấn đề cần khẩn trương báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng với người đứng đầu chi nhánh vi mọi sự chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. Sau đó cần lập kế hoạch để xử lý nợ có vấn đề.

Bước 4: Lập kế hoạch xử lý nợ có vấn đề

Với những khoản tín dụng có vấn đề ngân hàng cần đặt mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay, tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ hoặc thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo hai biện pháp sau:

Thứ nhất: Nhóm giải pháp khai thác khoản nợ

Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với khách hàng, chuyên gia cần phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và những nguyên nhân có thể, ghi chú mọi vấn đề đã phát hiện ra, xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định được rủi ro đối với ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín dụng.

Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thế chấp và những tranh chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.

Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.

Chuyên gia cần phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thoả thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng.

Thứ hai: Thanh lý khoản nợ

Đối với các khoản nợ mà việc tổ chức khai thác khoản nợ không có hiệu quả, Chi nhánh có thể tiếp tục xử lý nợ tồn đọng; hoặc tiến hành thanh lý doanh nghiệp; hoặc làm các thủ tục khởi kiện hoặc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 78 - 82)