Hoàn thiện quy trình tín dụng cho phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 70 - 72)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

3.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng cho phù hợp

Hiện tại ở chi nhánh đang áp dụng quy trình tín dụng của NHCT Việt nam nhưng quy trình này còn nhiều khe hở cho khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng. Nên xây dựng lại quy trình cho vay theo hướng sau:

Cán bộ tín dụng vừa tiếp xúc khách hàng, vừa thẩm định phương án vay vốn và chấm điểm khách hàng định kỳ dẫn đến cán bộ tín dụng phải thực hiện quá nhiều công việc hơn nữa nếu cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng làm giả hồ sơ thì ngân hàng sẽ rất khó giám sát. Vì vậy cần tách biệt quy trình này thành các bộ phận riêng biệt: bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, bộ phận thẩm định, bộ phận quyết định, bộ phận kiểm kiểm tra giám sát.

Đối với bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: cán bộ phụ trách bộ phận này có trách nhiệm hướng dẫn và thu thập các tài liệu liên quan đến khách hàng và chuyển cho bộ phận thẩm định.

Đối với bộ phận thẩm định tín dụng: Việc thẩm định tín dụng có thể giao cho phòng quản lý rủi ro tín dụng thực hiện. Việc thẩm định tín dụng phải được cán bộ quản lý rủi ro tín dụng thực hiện một cách độc lập đối với tất cả các khoản vay. Khi thẩm định cán bộ quản lý rủi ro tín dụng cần phải căn cứ vào tài liệu khách hàng cung cấp và cần tìm hiểu thêm các tài liệu thực tế khác liên quan đến khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng có liên quan để đảm bảo tính chính xác của số liệu được đưa ra phân tích thẩm định.

Đối với bộ phận ra quyết định: Cần căn cứ vào kết quả thẩm định để ra quyết định cho vay. Bộ phận này do các thành viên của ban giám đốc thực hiện.

Đối với các khoản vay được quyết định cho vay, khâu giải ngân phải thực hiện theo tiến độ thực hiện của phương án, dự án để khách hàng không sử dụng vốn sai mục đích giúp ngân hàng quản lý được được khoản vay.

Đối với bộ phận kiểm tra giám sát khoản vay sau giải ngân: Việc kiểm tra, giám sát khoản vay phải được thực hiện nghiêm túc để có thể phát hiện nhanh chóng các trường hợp vi phạm của khách hàng. Khâu này có thể giúp ngân hàng dự đoán trước những rủi ro đối với hoạt động tín dụng để thúc đẩy các biện pháp để thu hồi nợ, giảm thiểu những tổn thất đối với ngân hàng.

Như vậy, sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối liên kết chặt chẽ. Ưu điểm của mô hình mới này mang lại trong quản trị rủi ro bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp... Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá

trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w