Công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 46)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

2.3.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng

2.3.2.1. Trực trạng việc chấp hành các chính sách của NHNN và Hội sở chính về quản lý rủi ro tín dụng

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHNN: Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua NHNN Việt nam đã ban hành nhiều văn bản quy định chính sách quản lý rủi ro tín dụng như Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và Quyết định số 18/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 457/2005/Q Đ-NHNN Về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng"…Các quyết định này đều được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế về quản lý ngân hàng.

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHCT Việt nam

Dựa trên những quy định của ngân hàng nhà nước Việt nam, trong những năm qua ngân hàng đã xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm quản lý tốt rủi ro tín dụng đồng thời tuân thủ các quy chế, chính sách do NHNN ban hành. Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng. Quan điểm tổng quát của ngân hàng công thương về quản lý rủi ro tín dụng là không tập trung tín dụng quá lớn cho một khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực hay nhóm khách hàng; khi cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được hiện theo chế độ tập thể thông qua nhiều mức xét duyết và biểu quyết để đảm bảo tính khách quan. Đồng thời ngân hàng cũng áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

quy định do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc ban hành. Mọi hoạt động phải được thực hiện theo định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ hoặc theo công văn, thông báo do thành viên ban điều hành ký. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng thể hiện ở những nội dung cơ bản như:

- Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng: Ngân hàng sẽ xác định giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng hàng năm nhằm bảo đảm cơ sở lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trong năm. Việc duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng do Hội đồng tín dụng cơ sở duyệt tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh, đồng thời các giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thực hiện dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.

1-Thực hiện phân vùng đầu tư: Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong qúa trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Việc phân vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở và năng lực của bản thân chi nhánh.

- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng: Nhằm tạo tính linh hoạt và bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thực hiện phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng.Thẩm quyền

phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong NHCT Việt nam (Thẩm quyền phán quyết của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng,các Trưởng/phó phòng chức năng tại Hội sở chính, Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc Chi nhánh…)

- Áp dụng mức dư nợ tối đa đối với từng chi nhánh: Căn cứ tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh, Tổng giám đốc khống chế mức dư nợ tối đa quy VNĐ đối với từng chi nhánh. Đây là mức dư nợ khống chế, chi nhánh không được vượt trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc.

- Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quy định của NHNN. Định hướng của NHCT Việt nam trong thời gian tới sẽ thực hiện phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng khách hàng và tiến tới trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Các quy định về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro

Thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống để đánh giá công tác quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

2- Các giới hạn khác: Tuỳ tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng giám đốc có thể ban hành văn bản giới hạn ngừng cho vay mới hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với nhóm khách hàng, mặt hàng hoặc lĩnh vực đầu tư.

Các chính sách quản lý rủi ro tín dụng do NHNN và do hội sở chính ban hành đã được ban giám đốc chi nhánh triển khai áp dụng. Quyết định 2960/QĐ-NHCT35 về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

đã được chi nhánh thực hiện theo đúng thẩm quyền của từng cán bộ trong bộ phận có liên quan đến quy trình chấm điểm chung của ngân hàng. Bên cạnh đó Quyết định 2189/QĐ – NHCT T06 về quy trình cho vay được thực hiện tại chi nhánh theo đúng các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ khi thực hiện cấp tín dụng.

2.3.2.2. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh *Về tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

Kinh doanh nói chung và ngành ngân hàng nói riêng luôn gắn với rủi ro, đó là điều mà bất cứ một ngân hàng nào cũng thấu hiểu. Vì vậy, trong quá trình hoạt động chi nhánh luôn quan tâm đến việc quản lý rủi ro đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng để lành mạnh hoá hoạt động cho vay nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và uy tín của chi nhánh đối với khách hàng.

Cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh được tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh bao gồm các nhóm trực tiếp Phó GĐ phụ trách

kinh doanh trách ngân quỹ Phó GĐ phụ

Phòng khách hàng DN Phòng quản lý rủi ro Phòng khách hàng cá nhân Phó GĐ phụ trách kế toán Phòng thanh toán xuất nhập khẩu

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ hợp tác

Giám đốc chi nhánh

tham gia: giám đốc chi nhánh, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phó giám đốc phụ trách ngân quỹ, phòng khách hàng, phòng quản ý rủi ro, phòng khách hàng cá nhân. Như vậy, quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm riêng của cán bộ phòng quản lý rủi ro mà còn là trách nhiệm của cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Trách nhiệm đó đã được giao cụ thể cho các cán bộ liên quan như sau:

- Cán bộ phòng quản lý rủi ro:

+ Thường xuyên cập nhật và tuân thủ nghiêm túc quy trình và quy định của pháp luật, NHNN VN và NHCT VN liên quan đến công tác tái thẩm định và đề xuất cho vay, đánh giá rủi ro về khách hàng và khoản vay.

+ Thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng độc lập với việc cho vay. Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định rủi ro tín dụng của khoản vay, nội dung báo cáo, các ý kiến đánh giá về khoản vay.

+ Kiểm tra, giám sát việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng của phòng khách hàng theo quy định.

+ Phối hợp với các phòng ban khác có liên quan trong quá trình thực hiện. - Cán bộ phòng tín dụng:

+ Thường xuyên cập nhật và tuân thủ nghiêm túc Quy trình cho vay, quy định của pháp luật và của NHNN VN, NHCT VN liên quan đến công tác thẩm định, tái thẩm định và đề xuất cho vay.

+ Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định khoản vay, nội dung báo cáo, các ý kiến đánh giá và đề xuất các ý kiến.

+ Kiểm tra kiểm soát vốn vay theo Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ khách hàng.

+ Phối hợp với các cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan trong quá trình thực hiện.

trình phần mềm có liên quan.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: cán bộ tín dụng và quản lý tín dụng của chi nhánh đều có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế - tài chính– ngân hàng. Tuy nhiên đa số cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, chỉ có 40% cán bộ có thâm niên công tác trong ngành trên 3 năm. Thực tế trên là do, hoạt động tín dụng tăng cao mà chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực, mặt khác do cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng dẫn đến hiện tượng một số cán bộ có năng lực và kinh nghiệm chuyển qua các TCTD khác.

* Phân tích và thẩm định tín dụng

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng chi nhánh đã áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCT VN để đánh giá khách hàng trước khi cho vay.

Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được chi nhánh thực hiện đối với các khách hàng mới khi khách hàng có thiết lập quan hệ vay vốn với ngân hàng hoặc các khách hàng hiện thời ở đầu năm tài chính sau khi nhận được báo cáo tài chính năm của khách hàng hoặc khi dư nợ tiền vay của khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro từ nhóm 3 trở lên.

Quy trình chấm điểm tín dụng được phân biệt thành 2 nhóm khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã; khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Đối với khách hàng doanh nghiệp hợp tác xã chi nhánh thực hiện chấm điểm tín dụng dựa trên các tiêu thức như: ngành nghề kinh doanh; qui mô doanh nghiệp, hợp tác xã; các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Sau khi chấm điểm cán bộ chấm điểm tín dụng tập hợp điểm và xếp hạng khách hàng theo thang điểm (Phụ lục số 1). Trên cơ sở xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để đánh giá mức độ rủi ro (phụ lục số 2). Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình: Chi nhánh thực hiện chấm điểm để xếp hạng

khách hàng dựa trên các tiêu thức như: thông tin về nhân thân, quan hệ với ngân hàng. Sau khi chấm điểm và tổng hợp điểm, khách hàng được xếp hạng thành 10 hạng theo các thang điểm (phụ lục số 3), sau khi xếp hạng khách hàng ngân hàng đánh giá đặc điểm và mức độ rủi ro tương ứng với từng hạng khách hàng cá nhân/hộ gia đình (phụ lục số 4).

* Quy trình tín dụng:

Chi nhánh áp dụng quy trình cấp tín dụng theo quy định của NHCT Việt nam theo quyết định 2189/QĐ – NHCT T06. Trong quy trình cấp tín dụng đã quy định cụ thể nhiệm vụ của từng cán bộ của các phòng ban liên quan đến hoạt hoạt động tín dụng, cụ thể:

- Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối dịch vụ một cửa cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và đưa ra chính sách giá tổng thể đối với khách hàng. Phòng Quan hệ khách hàng là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện thẩm định chuyên sâu, độc lập với mục đích nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.

- Phòng Quản lý nợ: thực hiện quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và đảm bảo tính tuân thủ trong quy trình cấp tín dụng.

Kiểm tra giải ngân sẽ được thực hiện theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản, Phòng Quản lý nợ sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát giải ngân (trừ cho vay thể nhân), đảm bảo sự độc lập và khách quan trong thực hiện các quyết định cấp tín dụng. Đối với các trường hợp mang tính phức tạp thì phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro hoặc Ban Giám đốc tham gia vào quá trình này.

Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng là khâu không thể thiếu trong việc quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Hiện tại, việc kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của chi nhánh. Nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản lý nợ, tuy nhiên chủ yếu do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi; mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Quản lý nợ rất hạn chế. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa…

* Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu: Tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Trong giai đoạn 2005-2008 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w