Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng cho cán bộ quản trị và các tác nghiệp của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 75 - 76)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng cho cán bộ quản trị và các tác nghiệp của chi nhánh.

và các tác nghiệp của chi nhánh.

Trong thời gian qua chất lượng công tác thẩm định, phân tích tín dụng còn nhiều yếu kém một phần do trình độ của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng và cán bộ tác nghiệp còn nhiều hạn chế. Tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.

Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho

đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và tạo một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.Vì vậy chi nhánh cần phối hợp thực hiện các biện pháp như: chính sách tuyển dụng, khen thưởng, đãi ngộ, đề bạt hợp lý để kích thích mọi thành viên tích cực thực hiện công việc với chất lượng cao. Hiện nay xu thế chảy máu chất xám đang diễn ra ở rất nhiều ngân hàng. Đặc biệt trong những năm tới, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài sẽ đặt ra đối với ngân hàng trong nước những thách thức về công tác nhân sự. Đối với chính sách tuyển dụng cần chú trọng đến chuyên ngành đào tạo và năng lực thực tế để phân công cán bộ thực hiện đúng chuyên ngành được đào tạo. Đồng thời cần phải có chính sách khen thưởng bằng vật chất rõ ràng gắn chất lượng công việc với lương thưởng để kích thích tính hiệu quả của công việc. Cần đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng trong việc đề bạt cán bộ vào các chức danh quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w