Xuất với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 82 - 83)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

3.3.1. xuất với Chính phủ

Để hạn chế rủi ro tín dụng thì việc cưỡng chế thu hồi nợ phải được quy định rõ ràng và giao quyền hơn nữa trong việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Vì vậy chính phủ cần sớm hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh … vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng để thu hồi nợ trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cho các cơ quan có chức năng có trách nhiệm giúp đỡ ngân hàng xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ một cách nhanh chóng.

Hơn nữa, để giúp các ngân hàng chủ động hơn khi thực hiện các biện pháp xử lý tài sản tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng Chính phủ cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay. Theo cách đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới năm 2006 đã nhận định rằng quyền pháp định của chủ nợ ở Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nước trong khu vực và các nước OECD dựa trên một loạt các thước đo chuẩn mực do Ngân hàng thế giới xây dựng cho 130 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

Thêm vào đó trong thời gian tới sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới và quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Tuy nhiên những thông tin trên các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp nhiều khi không đủ tính chính xác để ngân hàng thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy chính phủ cần sớm hoàn thiện luật kế toán và các quy định trong việc lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và nâng cao trách nhiệm hơn nữa của các công ty kiểm toán trong việc kiểm toán các báo cáo tài chính, ban hành các văn bản tạo sự liên hệ thông tin giữa cơ quan thuế và các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w