- Ngoại tệ (quy ra
3. Theo quy mô khách hàng
3.1. Phương hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thái nguyên trong thời gian tớ
ngân hàng công thương tỉnh Thái nguyên trong thời gian tới
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính – ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt nam giai đoạn 2010, với mục tiêu của NHCT Việt nam là: “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. Nhìn vào kết quả hoạt động của những năm qua và tình hình thực tế của chi nhánh cũng như những thách thức mà chi nhánh phải đối mặt, trong thời gian tới chi nhánh đề ra phương hướng phát triển kinh doanh và chính sách quản lý rủi ro tín dụng cụ thể như sau:
- Từng bước đổi mới công tác quản trị hoạt động tín dụng với định hướng quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Chú trọng công tác thẩm định tín dụng và nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm để tăng trách nhiệm của khách hàng cũng như hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Phối kết hợp các dịch vụ ngân hàng đồng bộ để nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời tăng cường khả năng thu hồi nợ.
- Tăng cường các giải pháp marketing, phát triển thương hiệu. Có chính sách hợp lý để tiếp cận các dự án đầu tư, các khách hàng trong các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.
- Mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, xây dựng các cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN và nguồn lực của NHCT, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững. Tăng cường các biện pháp quản lý khách hàng, các khoản tín dụng, tập trung củng cố chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
- Chú trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, coi hoạt động tín dụng là chủ lực, nền tảng cơ sở để hỗ trợ các hoạt động dịch vụ khác cùng phát triển. Tiếp tục tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng an toàn, tập trung vào các dự án thật sự khả thi và hiệu quả, đồng thời với việc tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn. Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay bán lẻ, giảm dần cho vay đối với các DNNN là khách hàng truyền thống của NHCT nhưng tình hình tài chính chưa tốt, khả năng phát triển kinh doanh hạn chế, mạnh dạn cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Với những định hướng trên chi nhánh NHCT Thái nguyên sẽ phấn đấu theo các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 25 -30%/năm.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng khách hàng cho dù ngành nghề khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của chi nhánh thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tối đa: 42% tổng dư nợ cho vay - Tỷ lệ cho vay đảm bảo bằng tài sản tối thiểu 85%.
Trong những năm tới ngân hàng công thương nói chung và chi nhánh ngân hàng công thương thái nguyên nói riêng thực hiện cơ chế điều hành theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, điều này sẽ hứa hẹn những yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý điều hành và hoạt động, thuận lợi để thực hiện mục tiêu và giải pháp cải thiện văn hoá kinh doanh, đổi mới quản trị ngân hàng, tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong kinh doanh ngân hàng đồng thời năng lực tài chính cũng được nâng cao thuận lợi cho việc tiếp cận các dự án lớn. Tuy nhiên chi nhánh cũng đang phải đối mặt những khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế đó là:
- Kinh tế toàn cầu đang suy giảm nghiêm trọng, giá trị và sản lượng kinh tế thế giới sẽ bị sụt giảm mạnh và theo đà đó nền kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp rất khó dự đoán.
- Nền kinh tế trong nước cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thấp, khả năng xuất khẩu và sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả bị đe doạ nghiêm trọng.
- Cạnh tranh giữa các NHTM trở nên ngày càng gay gắt hơn do có sự có mặt của các NHTM nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, quy mô vốn lớn.
- Thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu đối với các khoản cho vay có đảm bảo bằng bất động sản.