Kết qủa công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 58 - 66)

- Ngoại tệ (quy ra

3. Theo quy mô khách hàng

2.3.3. Kết qủa công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2.3.3.1. Những thành công trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Trong những năm gần đây nền kinh tế chính trị xã hội trên thế giới có rất nhiều những biến động lớn, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt nam và đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất trong các ngành kinh doanh. Hơn nữa để thích nghi với nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp Việt nam đang có sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề, loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách, bên cạnh xuất hiện những doanh nghiệp mới năng động sản xuất kinh doanh tốt thì cũng có nhiều doanh nghiệp đang trên bờ của sự phá sản.

Vì vậy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thái nguyên nói chung và công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của ngân hàng công thương Việt nam, ban giám đốc chi nhánh NHCT Thái nguyên nên công tác quản lý rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả đáng kể.

Thứ nhất: Cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh có sự chuyển biến tích cực

Trong những năm qua cơ cấu của nền kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể như: giảm tỷ trọng các doanh nghiệp Nhà nước, tăng tỷ trọng các doanh nghiệp phi Nhà nước , các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có xu hướng gia tăng. Vì vậy trong những năm qua Chi nhánh có xu hướng gia tăng cho vay đối với doanh nghiệp phi Nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng, tỷ trọng cho vay có đảm bảo gia tăng. Sự chuyển biến về cơ cấu cho vay như vậy là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đồng thời giúp cho chi nhánh có điều kiện để quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn, nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế.

Thứ hai: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ khó đòi có xu hướng giảm điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh đã được nâng cao.

Trong giai đoạn 2005- 2008 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm thể hiện: Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,3%, tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ 0,8%. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 1,9% giảm 18,3% so với năm 2005 và tỷ lệ nợ khó đòi là 0,6% giảm 20,3% so với năm 2006. Năm 2007 tỷ lệ tương ứng là 1% và 0,3% giảm 44,1% và 47,4% so với năm 2006.

Thứ ba: Công tác xử lý nợ quá hạn và nợ xấu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2006 đã thu hồi được 3.600 triệu đồng, năm 2007 thu hồi

được 8.928 triệu đồng và năm 2008 thu hồi được 2.300 triệu đồng.

Như vậy công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều đó chứng tỏ chi nhánh đã có những hướng đi đúng đắn trong thời gian tới cần phát huy để nâng cao hơn nưa hoạt động quản lý tín dụng như:

Thứ nhất: Chi nhánh đã bám sát các quy định của NHCT VN để tuân thủ đúng quy trình cho vay, thường xuyên cử cán bộ viên chức đi tập huấn, học tập các văn bản chỉ đạo của cấp trên, quy định của ngành, nhờ vậy đã góp phần cho vay đúng chế độ chính sách theo chỉ đạo của NHCT VN giảm thiểu những rủi ro tín dụng.

Thứ hai: Dưới sự chỉ đạo của NHCT và các văn bản hướng dẫn, chi nhánh đã nhanh chóng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá khách hàng trên cơ sở chấm điểm tín dụng đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh, và phân loại nợ theo quyết định 493 của NHNN VN trên cơ sở đó có những tham mưu đúng đắn giúp giám đốc đề ra các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ ba: Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong khi cho vay được chú trọng Vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh luôn giữ vững và phát huy, thường xuyên áp dụng phương pháp “Kiểm soát từ xa và kiểm tra tại chỗ” đã tạo được động lực tích cực đóng góp vào khâu điều hành của lãnh đạo, góp phần tích cực hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

* Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được khá khả quan, công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh còn bộc lộ một số tồn tại dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng gia tăng vào năm 2008. Điều này đòi hỏi công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh cần được coi trọng để phòng ngừa rủi ro và hạn

chế thấp nhất những thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trước hết công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn bộc lộ một số hạn chế như:

Thứ nhất, Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá còn khá cao và tốc độ tăng giảm không ổn định ở các năm. Đặc biệt tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2008 so với năm 2007 là 23% nhưng tốc độ gia tăng nợ quá hạn năm 2008 so với năm 2007 là 204,3%, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng 148%. Như vậy bắt đầu từ năm 2008 nguy cơ rủi ro tín dụng đối với chi nhánh là rất lớn.

Thứ hai, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Cách phân loại theo quyết định 493/2005/QĐ/NHNN cho thấy nợ xấu luôn ở mức trên 3% và đặc biệt năm 2008 là 5,2%.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Trong những năm gần đây nền kinh tế toàn cầu đang có những diễn biến rất phức tạp đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng nên xác định đúng những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và việc tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh là hết sức cần thiết. Luận văn đề cập đến hai nhóm nguyên nhân chính: những nguyên nhân từ phía ngân hàng và những nguyên nhân bên ngoài ngân hàng.

Trước hết, những nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Thứ nhất, Cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng chưa tối ưu làm cho việc quản lý rủi ro tín dụng chưa đạt hiệu quả cao. Chi nhánh đã có một phòng chuyên môn thực hiện đó là phòng quản lý rủi ro xong hiệu quả công việc chưa cao do chưa thành lập phòng quản lý rủi ro tín dụng riêng nên cán bộ quản lý rủi ro phải thực hiện nhiều nhiệm vụ vì vậy hiệu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng chưa cao. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Phòng Quản lý rủi ro tín dụng có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động

của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay.

- Thứ hai, Quy trình tín dụng chưa phù hợp.

Quy trình tín dụng hiện đang áp dụng tại chi nhánh đang tạo ra rất nhiều khe hở cho khách hàng và cán bộ tín dụng lợi dụng cụ thể như:

Cán bộ tín dụng vừa tiếp xúc khách hàng, vừa thẩm định phương án vay vốn và chấm điểm khách hàng định kỳ, do đó có thể dẫn đến một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề về rủi ro tín dụng.

Việc thẩm định tín dụng chưa được cán bộ quản lý rủi ro thực hiện một cách độc lập, chỉ thực hiện những khoản tín dụng lớn, chất lượng thẩm định chưa cao.

Khâu giải ngân chưa thực sự thực hiện theo tiến độ thực hiện của phương án, dự án nên khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng không quản lý được, có trường hợp xảy ra tình trạng cho vay đảo nợ khách hàng vay để trả nợ cho chính họ và các khách hàng trong nhóm.

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay thực hiện hết sức lỏng lẻo, không thực hiện kiểm tra giám sát sau giải ngân hoặc nếu kiểm tra thì hết sức hình thức nên không phát hiện các vi phạm của khách hàng. Có khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích bằng cách cho khách hàng khác vay với lãi suất cao nhưng ngân hàng không phát hiện ra do khâu kiểm tra thực tế kém.

- Thứ ba, chất lượng công tác thẩm định, phân tích tín dụng còn nhiều yếu kém.

Sở dĩ chất lượng công tác thẩm định tín dụng không cao là do thông tin để thẩm định, phân tích tín dụng còn thiếu, chưa đầy đủ và không chính xác.

Để có kết luận chính xác trước hết nguồn thông tin cung cấp phải đầy đủ chính xác. Tuy nhiên ở chi nhánh cán bộ thẩm định tính hiệu quả của dự án phương án chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Tính chính xác của số liệu trên các báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp hiện nay cũng là một điều đáng bàn.

Khâu thẩm định tín dụng còn mang tính hình thức, các khoản vay chưa được thẩm định một cách độc lập nên chưa thực sự đánh giá thực chất sản suất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng. Chưa xác định được nhóm khách hàng có liên quan (quan hệ gia đình, quan hệ sở hữu điều hành) để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát luồng tiền, hạn chế việc luân chuyển vốn lòng vòng mà ngân hàng không kiểm soát được. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách kinh doanh nên đôi khi chất lượng thẩm định không khách quan vì phó giám đốc phụ trách kinh doanh vừa chỉ đạo việc kinh doanh lại quản lý phòng quản lý rủi ro.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao một phần là do trình độ của cán bộ thẩm định, cán bộ phân tích tín dụng còn thiếu và còn có nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ trẻ có đủ năng lực trình độ chuyên môn nhưng kinh nghiệm trải nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định và đánh giá khách hàng.

Cùng với những nguyên nhân từ bản thân ngân hàng, các yếu tố bên ngoài cũng tác động ngoài sự kiểm soát của ngân hàng dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng hoặc tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng

Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp bản thân khách hàng cũng khó lường trước những khó khăn có thể xẩy ra như thiên tai, dịch bệnh, lạm phát ….nên sản xuất kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến không trả nợ được cho ngân hàng. Ngoài ra có một số trường hợp

khách hàng cố ý làm tăng thu nhập giảm chi phí để tăng tính hiệu quả và tăng khả năng trả nợ để đủ điều kiện vay vốn, chưa có chế tài xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp

Thứ hai, môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn do phải phối hợp với các ngành chức năng để xử lý, do đó dẫn đến thời hạn xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá lâu ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của chi nhánh.

Quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN chưa phù hợp. Điểm bất hợp lý là ở chỗ việc phân loại nợ theo quyết định 493 được thực hiện theo thời hạn trả nợ của các khoản nợ nhưng khi khách hàng gia hạn thì không căn cứ vào thời gian gia hạn mà chỉ căn cứ vào số lần gia hạn để phân loại vào các nhóm nợ khác nhau, các khoản nợ gia hạn lần đầu được xếp vào nhóm và một khoản nợ chuyển vào nhóm nợ xấu thì tất cả các khoản nợ còn lại cũng phải

chuyển vào nhóm nợ xấu nên làm cho tổng nợ xấu gia tăng nhưng chất lượng tín dụng không hẳn đã giảm và phải mất thời gian thử thách ít nhất là 3 tháng mới được thăng hạng chuyển sang nhóm nợ bình thường.

Thứ ba, môi trường kinh tế không ổn định. Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới và quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Thứ tư, hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro tín dụng tại chi Nhánh Ngân hàng Công thương Thái nguyên (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w