Xem xét một số cơ chế, chính sách thương mại chủ yếu tác động tới ngành

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 44)

ngành

Trong quá trình phát triển, đặc biệt 10 năm trở lại đây, Chính phủ rất quan

tâm đến phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, theo đó đã ban hành

nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở cho phát triển ngành, cơ bản bao gồm:

- Chỉ đạo lập quy hoạch phát triển ngành, quyết định thành lập hai Tổng

Công ty Bia Rượu Nước giải khát lớn của Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành thông qua các luật như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế các loại, đặc biệt là thuế

tiêu thụđặc biệt đối với bia và rượu.

- Đối với mặt hàng rượu thì Luật hiện hành với mức thuế suất, thuế TTĐB

khác nhau từ 20-65% có phân theo độ cồn, còn với bia thì phân biệt theo chủng loại.

- Việc sản xuất và tiêu thụ bia hơi trong nước hiện chiếm tỷ trọng khoảng

(28%), được sản xuất chủ yếu ở các cơ sở sản xuất bia tại địa phương. Với bia chai và bia lon, khi tính thuế tiêu thụđặc biệt được trừ giá trị vỏ lon, chai.

Thực tế hiện nay, rượu dân tự nấu và tiêu thụ nhiều nhất chiếm 74% tổng sản lượng rượu sản xuất trong nước nhưng hầu như không thu được thuế tiêu thụ đặc biệt. Các doanh nghiệp sản xuất rượu phải nộp đầy đủ thuế. Nếu tăng thuế TTĐB thì giá rượu sản xuất công nghiệp tăng lên và người dân sẽ trở lại uống

rượu tự nấu không đảm bảo VSATTP; Các doanh nghiệp sản xuất rượu đảm bảo chất lượng sẽ giảm sản lượng, Nhà nước bị giảm thu ngân sách.

Do đó, cần có một chính sách bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh bia rượu để phát triển lành mạnh.

Bảng 19. Thuế tiêu thụđặc biệt của sản phẩm bia, rượu.

Sản phẩm Thuế suất (%)

2006-2007 2008

Rượu

- Rượu từ 40o trở lên

- Rượu từ20o đến dưới 40o

- Rượu dưới 20o, nước hoa quả, rượu thuốc.

65 30 20 65 30 20 Bia

- Bia chai, bia lon - Bia hơi, bia tươi

75 30

75 40

Ngoài ra, để đảm bảo cho sự phát triển hài hoà của toàn xã hội, Chính phủ cũng ban hành một loạt các chính sách, quy định mà có thể ít nhiều có những tác

động tích cực và tiêu cực tới sự phát triển của ngành trong tương lai như:

- Thông tư số 12/1999/TT- BTM đã quy định không cho phép bán rượu tại

các địa điểm như: cấm bán rượu bằng máy tự động, cấm bán rượu tại bệnh viện,

trường học, công sở, bến tàu, bến xe, nhà ga, sân bay, sân vận động, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, nơi biểu diễn nghệ thuật... (trừ tại các cửa hàng miễn thuế ).

- Thông tư số 12/1999/TT- BTM quy định: cấm quảng cáo rượu trái với quy

định của pháp luật, cấm dùng rượu để khuyến mại hoặc làm giải thưởng cho các cuộc thi. Đối với rượu từ trên 15o - < 30o được quảng cáo trong phạm vi các doanh nghiệp kinh doanh rượu và các đại lý. Nghịđịnh 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và Thông tư số 37/VHTT cũng quy định rất rõ về quảng cáo rượu

bia như sau: Cấm quảng cáo thuốc lá và rượu dưới mọi hình thức (kể cả việc

đăng, phát sóngthông báo thư chúc mừng lễ, Tết, nhãn hiệu, biểu tượng, địa chỉ

số điện thoại của doanh nghiệp đại lý thuốc lá và rượu); Hạn chế quảng cáo bia: mỗi số báo, tạp chí, mỗi chương trình phát thanh, truyền hình chỉ đăng phát một quảng cáo cho một nhãn hiệu bia; Mỗi đợt quảng cáo trên báo hàng ngày không kéo dài quá 5 ngày. Mỗi đợt quảng cáo trên truyền hình không được kéo dài quá 8 ngày và phát sóng 5 lần trong ngày, trên đài phát thanh không được kéo dài quá 5 ngày và không phát sóng quá 10 lần/ngày.

- Ngày 12/12/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2005/NĐ-CP về

xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội trong đó quy định cấm

bán rượu cho trẻ em và vị thành niên (<16 tuổi). Nghị định nêu rõ: “phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đối với những hành vi bán đồ uống có cồn từ 14o trở lên cho trẻ em <16 tuổi hoặc cưỡng ép trẻ em < 16 tuổi uống rượu”.

- Ngày 10/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 trong đó nêu ra các chương trình dự án nhằm đề ra các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc kiểm nghiệm, giám sát và quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế và bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.

- Ngày 07/04/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-CP quy

định về việc sản xuất và kinh doanh rượu trong đó nêu ra các nguyên tắc về

quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, các quy định về cấp phép và thu hồi giấy phép sản xuất rượu… và các vấn đề liên quan tới việc sản xuất và kinh doanh

rượu. Điều này sẽ hạn chế việc phát triển tràn lan các cơ sở sản xuất rượu, kiểm soát về mặt đầu tư sản xuất và tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm…

- Hội nhập WTO, các sản phẩm bia, rượu và nước giải khát sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng nhập ngoại vì thực tế, các sản phẩm này của Việt

Nam không phải là sản phẩm có lợi thế so sánh với các thành viên khác trong tổ

chức thương mại WTO. Tiếp sau đó, sự tăng trưởng nóng của thị trường bán lẻ, khả năng kiểm soát của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới kéo theo cơ hội

cho các thương hiệu ngoại tăng trưởng tiêu thụ là một thách thức không nhỏ đối với các mặt hàng tiêu dùng trong nước, trong đó có các sản phẩm của ngành đồ

uống.

- Hàng nhập lậu và hàng nhái đang là vấn đề ảnh hưởng lớn đối với Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, đặc biệt là rượu. Điều này bắt nguồn từ

nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do thuế nhập khẩu và mức giá cao khiến tình trạng ngày càng gia tăng. Các loại rượu có nồng độ cồn cao như

Hennessy, Remy Martin, Martek Cordon Bleu và Johnnie Walker và một số

loại bia ngoại nhập cao cấp chính là loại bị nhập lậu nhiều nhất do giá của chúng trên thị trường khá cao. Hàng nhập lậu có thể rẻ hơn hàng có tem từ 30-50%,

mang đến nguồn lợi siêu lợi nhuận cho người buôn lậu.

Thống kê của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) cho thấy, những

năm gần đây, có gần 50 đơn vị sản xuất rượu có vấn đềliên quan đến nhãn hiệu Halico. Việc ăn cắp nhãn hiệu của các doanh nghiệp rượu nổi tiếng không chỉ

diễn ra âm thầm tại một số làng nghề nấu rượu mà còn ở một số doanh nghiệp quy mô nhỏ. Theo ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ thì hiện ở

Việt Nam có trên 7.000 nhãn hiệu rượu các loại. Trong đó có 5.308 nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, tuy nhiên, hầu hết là các nhãn hiệu rượu nước ngoài, nhãn hiệu rượu trong nước chỉ xấp xỉ con số 1.500.

Đối với bia hơi cũng tương tự, hàng chục cơ sở sản xuất bia hơi tại Hà Nội và các vùng lân cận không lấy thương hiệu riêng mà trộn với bia hơi Hà Nội, bia

hơi Việt Hà đểbán theo thương hiệu gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

IV. Nhận định về những vấn đề quan trọng và hướng xử lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bia - rượu - nước giải khát của Việt

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 44)