Đối với sản xuất nước giải khát:

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 34)

+ Hoa quả sản xuất nước giải khát:

Theo số liệu thống kê, diện tích trồng cây ăn trái của Việt Nam trong những

năm gần đây tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm 296 ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng)3.

Do có sự chú trọng về vấn đề nghiên cứu giống và cây trồng, những năm

gần đây sự phát triển về sinh thái chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới 30 loài cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm: Cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt

đới, ôn đới. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 50.000 ha đất trồng chuyên canh 9 loại cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh cao: Bưởi da xanh, bưởi Năm Roi,

cam sành, xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng…đạt giá trị trên 4.000 tỷ đồng. Đến năm

2010, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu mở rộng vùng trồng chuyên canh các loại cây ăn quả trên lên 250.000 ha cho sản lượng gần 600.000 tấn nhằm phục vụ nguyên liệu trong nước và xuất khẩu.

+ Nguồn nước khoáng:

Tài nguyên nước khoáng của Việt Nam rất phong phú, đa dạng về kiểu loại. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay số lượng nguồn nước khoáng của Việt Nam vào khoảng trên 400 nguồn. Trong đó có 271 nguồn được kiểm tra lấy mẫu phân tích, mô tả và đăng ký. Sự phân bố các nguồn nước khoáng gần như đều khắp lãnh thổ: nhóm chứa CO2 ở Nam Trung Bộ, Nam Tây nguyên, Bắc và Bắc Trung Bộ nhóm sắt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ; nhóm silic ở Trung và Nam

3 Thực trạng và phààng hàớng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến n ăộm 2015 Hi

thảo tại Tiền Giang ngày 18/12/2006

Trung Bộ; nhóm Iôt trong trầm tích miền võng Hà Nội, ven biển Quảng Ninh, nhóm Fluor ở Nam Trung Bộ… Phần lớn các mỏ nước khoáng của Việt Nam

đều là nước nóng, có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh đồng thời có tác dụng giải khát. Phân bố sốlượng các nguồn nước khoáng theo vùng như sau:

Bảng 13. Phân bố sốlượng các nguồn nước khoáng theo vùng Vùng Sốlượng nguồn NK Tỷ lệ%

Bắc Bộ 160 39 Trung Bộ 60 23 Tây Nguyên 17 6

Nam Bộ 88 32

Nguồn: “Quy hoạch phát triển công nghiệp khai khoáng Việt Nam đến năm

2010”- Viên Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp-năm 1999

2. Về nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài - Đối với sản xuất bia: - Đối với sản xuất bia:

Nguyên liệu đầu vào chính của ngành là đại mạch (malt), hoa viên, cao hoa,

hoa thơm, chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, các công ty Bia của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào như Malt và

houblon của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, tình hình trồng thử nghiệm đại mạch chưa có kết quả khả quan nên ngành bia có thể có những biến động về giá bia khi giá nguyên liệu thế giới tăng.

Trong giai đoạn 2001-2007, lượng malt và hoa bia nhập khẩu tăng tương đối

ổn định so với mức gia tăng sản lượng bia sản xuất trong nước, nhưng do ảnh

hưởng của mặt bằng giá tăng cao đối với các sản phẩm nông sản nên về mặt giá trị có sự tăng đột biến trong năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu malt năm 2007

gấp 1,7 lần và hoa bia 1,57 lần so với năm 2006. Chi tiết về khối lượng và kim ngạch nhập khẩu qua các năm như sau:

Bảng 14. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu malt và hoa bia

giai đoạn 2000-2007

Năm 2000 2005 2006 2007

Malt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Khối lượng (ngàn tấn) 117,4 159,6 170,5 210,1 II. Kim ngạch (ngàn USD) 35.430,3 57.810,2 55.755,3 94.688,9 III. Giá bình quân (USD/tấn) 301,9 363,2 326,9 450,7

Hoa bia

IV. Khối lượng (kg) 539.497 668.398 716.667 697.763 V. Kim ngạch (ngàn USD) 2.990,6 4.669,4 4.777,3 7.523,9

Năm 2000 2005 2006 2007

VI. Giá bình quân (USD/kg) 5,54 6,99 6,67 10,78

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Hải quan 2000-2007

Malt nhập khẩu thông thường có 2 dạng: đã rang và chưa rang trong đó phần lớn là dạng chưa rang. Malt chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất malt lớn trên thế giới như Úc, Bỉ, Trung Quốc, Pháp… Trong năm 2007, nhập khẩu malt từ Úc chiếm tỷ trọng đến 57,3% về lượng và 54,5% về giá trị, Trung Quốc là 21,7% và 21,8%, Pháp là 6,9% và 8,0%, Bỉ là 6,2% và 6,9%.

Hoa bia được nhập khẩu phần lớn dưới dạng bột đã nghiền đóng thành viên, thường có hàm lượng alpha axit khoảng từ 3%-10%, được bao thành gói 5 kg hoặc dạng cao hoa bia được đóng thành hộp. Hoa bia phần lớn được nhập từ các quốc gia như Đức, Mỹ, Úc… Trong năm 2007, Đức là nguồn cung chủ yếu về

hoa bia, chiếm đến 92,1% về lượng và 93,9% về giá trị, kế đến là Úc khoảng 2,8% và 2,2% và Mỹ khoảng 2,5% và 2,1%.

Từ cuối năm 2007 trở lại đây, giá nguyên liệu tăng nhanh đột biến nên đã ảnh hưởng sâu, rộng đến các nhà sản xuất đồ uống. Thời điểm hiện tại có thể coi

là đỉnh điểm của giá nguyên liệu trong mấy năm qua, do vậy, một số doanh nghiệp đã nhập malt từ Trung Quốc có giá thấp hơn để giảm giá thành. Do giá nguyên liệu tăng cao, các nhà phân phối chưa chủ động được đơn hàng của các doanh nghiệp do vậy phải chấp nhận mua với mức giá không ổn định. Các doanh nghiệp có đơn hàng nhỏ còn phải cắt, huỷ hợp đồng, giảm sản lượng, thậm chí doanh nghiệp có công suất nhỏ phải dừng sản xuất như Công ty Bia Haviken (Gia Lâm- Hà Nội). Nguyên nhân chính của việc tăng giá mặt hàng nguyên liệu này trong thời gian qua có thể do: mất mùa hoặc nông dân chuyển sang trồng những loại cây trồng khác có dầu, đây là nguyên nhân có tính thời

điểm và từđây có thể gây thiếu nguồn dự trữ, mất cân đối cung cầu.

Các nước có nguồn đại mạch xuất khẩu lớn cũng cho biết: lượng đại mạch

trong các năm tới sẽ đứng thứ hai sau cây ngô về cung cấp cho phát triển nhiên liệu sinh học. Châu Âu sẽ sử dụng 20%, Mỹ 35 triệu gallon4 ethanol tăng gấp 7 lần, Trung Quốc tăng 10% thị phần của ethanol được chế biến từ ngô và lúa mạch đến 2015. Do vậy, có khoảng 20% diện tích trồng đại mạch ở các nước có nguồn xuất khẩu lớn đã thay thế bằng các loại cây khác cho phát triển nguồn nhiên liệu sinh học này.

Ngoài ra, toàn bộ 100% Enzym trong sản xuất bia đều phải nhập ngoại.

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 34)