Về cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 32)

1. Về sản xuất nguyên phụ liệu trong nước - Đối với sản xuất bia: - Đối với sản xuất bia:

+ Malt bia, houblon:

Trong nước hiện nay có Công ty trách nhiệm hữu hạn Đường malt sản xuất tại khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh đã cho công suất trên 40.000 tấn/năm và đang tiến hành mở rộng dây chuyền tại khu công nghiệp Phú Mỹ, Bà Ria-

Vũng Tàu nâng công suất lên gấp đôi nhưng nguồn đại mạch phải nhập khẩu hoàn toàn. Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO) và Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đang

hợp tác đầu tư nhà máy chế biến malt với công suất 100.000tấn/năm.

Trong Quy hoạch ngành đến 2010, Chính phủ có chủ trương khuyến khích việc phát triển vùng nguyên liệu này trong nước, trong đó sẽ tập trung nghiên cứu trồng đại mạch ở các tỉnh miền núi phía Bắc để tương lai ngành bia có thể

thay thế 25-30% lượng đại mạch nhập khẩu. Tuy nhiên, chương trình trồng thử

nghiệm đã không đem lại hiệu quả mong muốn.

Riêng đối với Houblon (hoa bia, việc trồng loại hoa đòi hỏi nhiều sự chăm

sóc, các yếu tố kỹ thuật cao. Hiện tại, ngành Bia của Việt Nam phải nhập khẩu 100% nguồn nguyên liệu này.

+ Nguyên liệu gạo:

Gạo là một trong những nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia (từ 30-40% malt) . Dùng nguyên liệu này với nhiều mục đích nhưng chính là nhằm hạ được giá thành sản phẩm. Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực thì lúa gạo ở Việt Nam có diện tích gieo cấy tương đối lớn 7.201 ngàn ha/năm và cho sản lượng

trung bình đạt khoảng 40 triệu tấn/năm. Gạo của Việt Nam là nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.

+ Nước sử dụng trong sản xuất bia:

Trong sản xuất malt và bia, mức độ nước phụ thuộc vào tuổi của các thiết bị, công nghệ các phương pháp rửa. Do đó, công tác đào tạo nhân sự, giá nước, công việc xử lý nước …. quyết định lượng nước cung cấp cho mỗi công đoạn. Sản xuất malt sử dụng trung bình khoảng 8-22 m3 nước/tấn đại mạch, sản xuất bia khoảng 6-20 lít nước/lít bia, với thiết bị hiện đại khoảng 4 lít nước/lít bia thành phẩm, trung bình khoảng 6-7 lít nước/lít bia.

+ Enzym trong sản xuất bia:

Nhìn chung các cơ sở sản xuất bia trong nước đã ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, sử dụng các sản phẩm enzym đặc hiệu, an toàn về vệ sinh thực phẩm giúp nâng cao tỷ lệ chất lượng nguyên liệu thay thế, rút ngắn thời gian

đường hoá và lên men, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Nguồn đại mạch:

Dự án trồng đại mạch trong nước tại một số tỉnh miền núi phía Bắc theo Quyết định 28/2002-TTg, Chính phủ đã chỉ đạo Viện Nghiên cứu Rượu, Bia,

Nước giải khát nay là Viện Kỹ thuật Bia Rượu Nước giải khát thuộc HABECO phối hợp với địa phương nghiên cứu gieo trồng nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu. Đến nay, dự án này vẫn dừng lại tại khâu khảo sát chưa cho kết quả. Theo Hiệp hội Ngũ cốc quốc tế trong những năm gần đây cho thấy, sản

lượng đại mạch liên tục giảm: năm 2003-2004, sản lượng lúa mạch ở mức 580 triệu tấn, giảm xuống 566 triệu tấn và đến 2007 chỉ còn 548 triệu tấn. Bên cạnh

đó, nhu cầu của thế giới ngày một tăng, năm 2003-2004, tổng mức cầu là 601,6 triệu tấn, năm 2005 là 598,4 triệu tấn giảm không đáng kể, năm 2006 là 620,1

triệu tấn.

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 32)