Đối với sản xuất rượu và cồn công nghiệp:

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 33)

+ Nguyên liệu tinh bột:

Nguyên liệu tinh bột chủ yếu là gạo, ngô, khoai, sắn. Theo Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn, nguồn nguyên liệu này nhìn chung ổn

định và sẵn có trong nước.

+ Hoa quả sản xuất rượu vang:

Nguyên liệu để sản xuất vang chủ yếu tập trung ở một số loại quả: dâu, dứa,

táo mèo, mơ, mận, nho….Chất lượng nguyên liệu hoa quả của Việt Nam cũng chưa phù hợp để sản xuất vang có chất lượng cao. Trong 3 năm trở lại đây, vấn

đề lai tạo giống hoa quảđã ngày càng được quan tâm nghiên cứu phát triển. Trái cây phục vụ cho sản xuất rượu vang đã được chú trọng.

Dự án trồng nho tại Ninh Thuận hiện đang được các doanh nghiệp rượu

trong nước quan tâm. Công ty cổ phần vang Thăng Long đã hoàn thành giai

đọan I về phát triển trồng nho năm 2007 và thu mua trên 10.000 kg nho, tương đương 6.000 lít rượu vang. Trong năm nay dự án chuẩn bị đi vào giai đoạn II và

tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ. Ngoài ra, tại Lâm Đồng cũng đang

trồng thử nghiệm các giống nho mới. Dự án giống nho đang thực hiện sẽ đa

dạng hóa nguyên liệu cho ngành rượu. Đến năm 2010 phấn đấu tăng quy mô

diện tích để cung cấp hàng năm 2.500 đến 3.000 tấn nho nguyên liệu phục vụ

chế biến 1,8 triệu lít rượu vang chất lượng cao.

+ Rỉ đường:

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2007

cả nước có 36 nhà máy đường hoạt động, với công suất thiết kế 87.500 tấn

mía/ngày. Năm 2007 sản lượng đường ước đạt 1,4 triệu tấn, tương ứng có khoảng 500.000 tấn rỉ đường/năm. Với sản lượng rỉ đường trong nước luôn đáp ứng nhu cầu thịtrường và chế biến công nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)