Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 42)

Trong thời gian qua, các sản phẩm của ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình ở thị trường trong nước cũng như ởnước ngoài.

- Về sản phẩm bia, sản phẩm bia của các công ty trong nước như SABECO,

HABECO, Công ty bia Huế được người tiêu dùng ưa chuộng, có thị phần lớn bên cạnh các nhãn mác bia nổi tiếng thế giới như Heineken, Tiger, Carlsberg…

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp lớn như SABECO, HABECO đã liên tục

đầu tư trang thiết bị mới, mở rộng địa bàn hoạt động và nâng công suất. Đến nay các doanh nghiệp đã có những dây chuyền thiết bị hiện đại hàng đầu cả nước. Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất đã có thương hiệu, chất lượng tốt, giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại nhập khẩu và hơn nữa lại hợp với “gu” của người Việt nên có khả năng cạnh tranh cao. Các hãng bia lớn của nước ta đã xây

dựng được hệ thống phân phối rộng khắp ở tất cảcác địa phương trong nước nên

càng nâng cao được vị thế của bia nội.

Mặc dù hiện nay thị trường bia bình dân vẫn chiếm tỷ lệ 27% trong cơ cấu tiêu thụ bia nhưng trong thời gian tới thị trường này sẽ giảm dần tỷ trọng do đời sống của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hợp vệ sinh sẽ tăng cao và các cơ sở gia công, bia địa phương có công nghệ lạc hậu sẽ không cạnh tranh được với các công ty có tiềm lực mạnh. Dự báo thịtrường bia trung cấp có sự tăng trưởng mạnh nhất trong những năm tới do có sự chuyển dịch của nhóm khách hàng thuộc thịtrường bia bình dân chuyển sang.

Với mức thuế suất 55% và cơ sở tính thuế theo dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất bia chai và bia lon vẫn có thể đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách Nhà nước nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất bia hơi sẽ gặp khó khăn, có nguy cơ ngừng sản xuất, giải thể, phá sản.

Tại thị trường các nước, các loại bia do các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vẫn có thị phần nhất định do giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ các nước khác hay sản xuất tại nước đó và hơn nữa được người tiêu

dùng ưa chuộng bởi hương vịđộc đáo mang đậm nét của bia Việt.

- Về sản phẩm rượu, rượu vang sản xuất trong nước cạnh tranh được với

rượu vang ngoại nhờ lợi thế giá thấp hơn và không phải chịu thuế nhập khẩu.

Lượng rượu nhập khẩu hàng năm (nhập chính thức và nhập lậu) hàng triệu lít chủ yếu phục vụ cho những người có thu nhập cao. Do vậy, rượu sản xuất trong

và thấp. Với mức thu nhập tăng, người tiêu dùng cũng sẽ chuyển từ uống rượu nấu thủ công sang uống bia và rượu do các doanh nghiệp sản xuất.

- Về sản phẩm nước giải khát, xuất siêu của Việt Nam lên tới gần 27 triệu

USD năm 2007 cho thấy khả năng cạnh tranh các loại nước giải khát sản xuất

trong nước khá cao. Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất nước giải khát với công nghệ và thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm có thể xuất khẩu tốt. Hơn nữa, do đặc điểm giá trịnước giải khát không cao nếu vận chuyển xa sẽ kém hiệu quả nên hầu hết các hãng lớn đầu tư

các nhà máy sản xuất tại nơi tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của

nước giải khát nước ta trong thời gian tới vẫn bảo đảm, có điều kiện phát triển

đểđáp ứng nhu cầu ởtrong nước và xuất khẩu tăng nhanh .

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)