VI. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm
1. Đối với thị trường trong nước
- Về thịtrường bia, theo Euromonitor, cơ cấu thịtrường tiêu thụ bia của Việt
Nam như sau: thị trường bia cao cấp 9%, thị trường bia trung cấp 64% và thị trường bia bình dân 27%. Thị trường bia cao cấp chủ yếu do nhãn hiệu nước ngoài: Heineken, Carlsberg và một số nhãn hiệu bia nội như Saigon Special,
cấp chủ yếu thuộc về một số nhãn hiệu của SABECO, HABECO, Halida, Huda… Thị trường bia bình dân thuộc về các công ty bia địa phương và các cơ
sở sản xuất bia nhỏ.
Với nhận thức thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố sống còn đối với hoạt
động của một doanh nghiệp, các công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược marketing, chiến lược phát triển thương hiệu và phát triển kinh doanh. Chiến
lược marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu là một trong những chiến
lược quan trọng của công ty. Có bắt kịp nhịp phát triển nhanh và luôn biến động của thị trường rượu bia nước giải khát, công ty mới chủ động trong việc xác
định mục tiêu, chiến lược xây dựng thương hiệu và hoạt động marketing có hiệu quả.
Xét về thị phần, với hơn 10 nhãn hiệu bia có sức chi phối mạnh trên thị trường như Sài Gòn, 333, Hà Nội, Halida, Tiger, Heineken, Carlsberg, San Miguel, Bivina, … thì SABECO chiếm thị phần lớn nhất (35,50%), tiếp đến là HABECO (19,62%) và VBL (10,84%). Sản phẩm bia của SABECO có mặt ở
hầu hết khắp các tỉnh, Thành phố trong cả nước. Sở dĩ có được thị phần lớn như
vậy ngoài các yếu tố về thương hiệu Bia Sài Gòn, Bia 333 đã được biết đến từ
lâu, chất lượng sản phẩm tốt, hợp “gu” của người tiêu dùng và giá cả cạnh tranh còn có sự thành công của hoạt động quảng bá thương hiệu và mạng lưới phân phối sản phẩm. Theo mô hình phân phối hiện đại của thế giới và các tập đoàn bia hàng đầu, SABECO thành lập 8 Công ty cổ phần thương mại thay thế cho 36 chi nhánh phân phối. Mạng lưới phân phối mới đã phủ kín toàn quốc và cùng với sự tham gia của khách hàng, các sản phẩm luôn đến tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất. HABECO xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ
yếu là ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Trị trở ra. Bia Huda, Festival của Công ty bia Huế tiêu thụ chủ yếu ở Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình
và Hà Tĩnh. Thị trường tiêu thụ bia hơi chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Bia hơi do các cơ sở tư nhân sản xuất tuy chất lượng kém, không bảo đảm
VSATTP nhưng giá rẻ (do trốn thuế hoặc nộp thuế không đủ) nên vẫn được tiêu thụ. Bia hơi này còn được trộn lẫn hoặc giả là bia hơi Hà Nội và bia hơi Việt Hà
để bán trên thị trường.
- Về thị trường rượu, rượu dân nấu do không phải vận chuyển, nộp thuế ít hoặc trốn thuế nên bán rẻ hơn rượu các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN sản xuất. Người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có mức sống chưa cao tiêu thụ loại rượu này, đơn giản chỉ là do thói quen tiêu dùng
mà chưa ý thức được tác hại của những loại rượu kém chất lượng.
Do lợi nhuận và mức tiêu thụ tăng (đặc biệt vào dịp lễ, Tết) đã khiến cho
rượu ngoại là mặt hàng bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Những chai rượu ngoại sang trọng được các “chuyên gia hàng giả” chế bằng rượu tự nấu, cồn và phẩm màu.
Các loại rượu lậu, rượu giả trốn thuế chưa có biện pháp khả thi đểngăn chặn nên việc tiêu thụ các sản phẩm chính hãng do các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn, chưa kể đến những sản phẩm có thương hiệu bị làm giả, làm nhái bao bì, nhãn mác. Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội với nhãn hiệu nổi tiếng hàng trăm năm vẫn giữ được vị trí số 1 của mình trong thị trường cả nước về mặt hàng rượu mạnh như Vodka. Gần đây, nhiều mặt hàng mới với tên gọi mới ra đời đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng như
Bluebird, Whisky,...Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Rượu Bình Tây với nhiều loại mới được thị trường ưa chuộng, đang dần đứng vững trên thị trường miền Nam. Rượu vang Đà Lạt, vang Thăng Long là những sản phẩm được
người dân quan tâm do chất lượng ngày càng được nâng cao, giá cả phù hợp với thu nhập của đa sốngười tiêu dùng Việt Nam.
- Về thị trường nước giải khát, thời gian qua, do mức sống được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng nước giải khát của nhân dân không ngừng tăng cao cả về lượng và chất. Xu hướng tiêu dùng của người dân hiện nay là hướng đến các sản phẩm thiên nhiên bổ dưỡng, có lợi cho sức khoẻ. Do đó nước khoáng, nước tinh lọc, các loại nước giải khát mới như trà bí đao, trà xanh được người tiêu dùng rất
ưa chuộng. Sản phẩm nước giải khát được phân phối qua các đại lý cấp một, cấp hai, các nhà bán lẻ, phân phối trực tiếp cho các trường học, bệnh viện… Các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường như La Vie, Vital thường bị làm giả hoặc
có tên na ná như Levi, Lavu, Vitales… đểđánh lừa người tiêu dùng.
Thị trường nước tinh lọc sẽ phát triển tốt trong tương lai do các nguồn nước ngày càng ô nhiễm và nhận thức của người dân về bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao.