Đối với thị trường xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 28)

VI. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

2. Đối với thị trường xuất nhập khẩu

- Về thịtrường bia, hàng năm bia được nhập khẩu phần lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của một số dân cư có mức thu nhập cao, có sở thích tiêu dùng riêng và một bộ phận người ngoại quốc sống và làm việc tại Việt Nam. Trong năm 2007,

tổng lượng nhập khẩu bia quy đổi theo lít khoảng 6.129.937 lít với giá trị kim ngạch đạt hơn 4,44 triệu USD, tăng khoảng 1,46 lần so với năm 2006, gấp 4 lần so với năm 2005 và chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2008, con số này đã đạt khoảng 7,8 triệu USD.

Bia được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều chủng loại và hình thức, phần lớn là bia chai và bia lon có dung tích 330ml đến 750ml được

đóng thùng. Nhãn hiệu bia nhập khẩu khá đa dạng nhưng chiếm tỷ trọng cao vẫn là bia Heineken. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu loại bia

này đã chiếm đến 88% tổng kim ngạch nhập khẩu bia. Ngoài ra còn có một số

các loại bia cao cấp khác như bia DAB, bia Corona… thường được đóng trong

bình có dung tích 2-5 lít và một số các loại bia chất lượng trung bình của Lào, Trung Quốc.

Tuy Singapore không phải là quốc gia sản xuất bia nổi tiếng nhưng là quốc gia có hoạt động thương mại phát triển nên lượng bia nhập khẩu thông qua quốc gia này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu bia trong những năm gần đây. Nếu năm 2000, tỷ trọng về kim ngạch nhập khẩu bia từ

Singapore còn rất nhỏ bé thì đến 2006, đã tăng vọt lên 63,5% và 2007 hạ xuống

còn là 31%. Trong khi đó, tỷ trọng về kim ngạch nhập khẩu từ Bỉ và Séc giảm

đáng kể từ 50% và 13,4% năm 2000 xuống còn 2% và 3% năm 2007 do bia

nhập khẩu từ những quốc gia này thường là các loại bia cao cấp có giá cao.

Trong giai đoạn 2000-2007, hoạt động xuất khẩu bia có mức tăng trưởng rất cao, tốc độ tăng bình quân đạt 40%/năm về giá trị, với kim ngạch xuất khẩu năm

2007 là 8,3 triệu USD, gấp hơn 10 lần so với năm 2000 và hơn 2,2 lần so với

năm 2006. Tổng lượng bia xuất khẩu quy đổi theo lít năm 2007 là gần 13.386.231 lít, gấp hơn 2 lần so với lượng bia nhập khẩu. Trong giai đoạn qua, thị trường xuất khẩu bia của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á trong đó Campuchia là thị trường lớn nhất, luôn chiếm tỷ

trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu với kim ngạch gần 5 triệu USD năm 2007, tiếp theo là Papua New Guinea với khoảng hơn 1,2 triệu USD và Inđônêsia với khoảng hơn 0,8 triệu USD. Nhật Bản cũng là một thịtrường xuất khẩu tương đối

ổn định với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 0,3 triệu USD.

Bia xuất khẩu phần lớn là bia lon và bia chai của các nhãn hiệu bia Sài Gòn, Hà Nội, Huda, Halida, Foster, Sanmiguel… Bia Sài Gòn chủ yếu được xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản, Campuchia, Đài Loan, EU; bia Huda tới thị trường Lào, Inđônêsia; bia Foster tới thị trường Hàn Quốc; bia Hà Nội tới thị trường Nga... Chi tiết về kim ngạch xuất nhập khẩu xem phần phụ lục.

- Về thị trường rượu, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tuy có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có nhu cầu tiêu dùng hàng

năm về các loại rượu nhập khẩu cao hơn so với các quốc gia có điều kiện tương đồng. Hàng năm, một lượng lớn các loại rượu được nhập khẩu về để phục vụ

nhu cầu tiêu dùng trong văn hoá ẩm thực, văn hoá lễ tết và đóng chai xuất khẩu....

Kim ngạch nhập khẩu rượu tăng nhanh từ 9,5 triệu USD năm 2000 tăng lên

20,4 triệu năm 2005 và 31,5 triệu năm 2007, với tốc độ tăng trung bình 16,8%/năm. Trong thời gian gần đây, khi mức sống của người dân được cải thiện thì khối lượng và giá trị kim ngạch nhập khẩu rượu cũng tăng cao. Nếu tính theo số lượng thì năm 2007 cả nước nhập khẩu 9,638 triệu lít, trong đó rượu mạnh là 3,105 triệu lít (chiếm 32% tổng lượng rượu) và rượu nhẹ 6,563 triệu lít (chiếm 68%). Trong số rượu mạnh, rượu Cognac và Whisky chiếm 2,48 triệu lít (80%), vodka 0,54 triệu lít (17,4%) còn lại rượu khác là 80 ngàn lít. Rượu nhẹ

nhập khẩu chủ yếu là rượu vang với 6,532 triệu lít (chiếm 99,5% tổng rượu nhẹ),

Kim ngạch nhập khẩu rượu mạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (55,1%) trong cơ

cấu nhập khẩu rượu năm 2007 và cũng là nhóm có mức tăng cao nhất

(30,9%/năm) trong giai đoạn 2000-2007. Các nhãn hiệu rượu mạnh nhập khẩu

thường là các dòng rượu Vodka của Nga và Ucraina, rượu Mao Đài của Trung Quốc, rượu Whisky và Cognac của các nước châu Âu (như Chivas, Johnnie

Walker, Remy, Martell, Hennessy, Camus)… Nhập khẩu từ Singapore thông qua các công ty kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu rượu mạnh hàng năm, cụ thể là 76,2% năm 2005, 78,9% năm 2006 và 61,2% năm

2007.

Kim ngạch nhập khẩu rượu nhẹ là nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (41,7%)

trong cơ cấu nhập khẩu rượu năm 2007 và cũng là nhóm có mức tăng cao (10,8%/năm) trong giai đoạn 2000-2007. Các loại rượu được nhập khẩu phần lớn là các loại rượu vang và rượu có nguồn gốc từ vang, rượu champage… do

các nước châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nga… và các nước châu Mỹ như

Chi lê, Mỹ, Achentina... sản xuất. Các chủng loại rượu nhẹ nhập khẩu khá đa

dạng như vang trắng, vang đỏ, champage, rượu sữa (Bailey), rượu sake của Nhật Bản, rượu shochu của Hàn Quốc. Đồ uống lên men được nhập khẩu chủ

yếu từ 4 quốc gia là Pháp, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc với tỷ trọng trên

90% trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu loại đồ uống này năm 2007.

Xuất khẩu rượu của Việt Nam cũng tăng khá từ 5,1 triệu USD năm 2000 lên

7,5 triệu USD năm 2007 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 7,4%/năm. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các rượu mạnh, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch. Tổng lượng rượu xuất khẩu trong năm 2007 quy lít là: rượu mạnh 10.465.994

lít; rượu nhẹ 85.211 lít; đồ uống lên men 1.017.382 lít.

Thịtrường xuất khẩu rượu của Việt Nam khá hẹp, chủ yếu chỉ tập trung vào một số nước châu Á trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm đến trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu rượu mạnh trong hai năm 2006 và 2007. Rượu xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Nhật Bản là các loại rượu truyền thống của Nhật được sản xuất tại Việt Nam như Sake, Sayaka,… Ngoài ra còn một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia… với giá trị kim ngạch đạt thấp. Một số sản phẩm rượu truyền thống của Việt Nam

như rượu nếp, rượu Xika, rượu Vodka Hà Nội, rượu vang Đà Lạt… cũng được xuất khẩu tuy nhiên lượng không nhiều và giá trị không cao.

- Về thị trường nước giải khát, nước giải khát được nhập khẩu có thể được phân thành 3 loại chính: nước khoáng và nước tinh lọc; nước ép trái cây; nước uống bổ dưỡng trong đó nước ép trái cây chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 57 %

trong năm 2007).

Nước khoáng và nước tinh lọc được nhập khẩu chiếm một tỷ trọng thấp do Việt Nam cũng là một quốc gia sản xuất được các loại nước uống này. Năm

Trong năm 2007 đã có mức tăng đột biến (tăng hơn 1,6 lần) về kim ngạch nhập khẩu nước ép trái cây so với năm 2006 và đạt mức 7,21 triệu USD. Nhập khẩu nước ép trái cây chủ yếu từ các quốc gia mạnh về nông nghiệp trên thế giới

như Braxin, Mỹ, Ixaren và Thái Lan, chiếm đến trên 70% trong tổng kim ngạch

năm 2006 và trên 64% năm 2007. Các loại nước ép trái cây được nhập khẩu chủ

yếu là các loại nước ép từ hoa quả như cam, chanh, bưởi, xoài, dâu…

Các loại nước giải khát có các chất bổ dưỡng cho sức khoẻ trong thời gian gần đây có nhu cầu tăng cao nên kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 4,6 triệu

USD, tăng bình quân 25,5%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Các loại nước uống này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước trong khu vực là Singapore, Lào,

Thái Lan, Inđônêsia.

Xuất khẩu nước giải khát của Việt Nam trong 7 năm qua đã tăng trưởng rất

nhanh, trung bình đạt 32%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 có mức tăng đột biến, đạt trên 39 triệu USD, gấp khoảng 1,8 lần so với năm 2006, gần 2 lần

năm 2005 và 7 lần năm 2000. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các loại nước ép hoa quả và nước uống bổ dưỡng. Giá trị xuất khẩu nước bổ dưỡng chiếm tới 61,6% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát, tiếp theo là nước ép trái cây chiếm

36,4%, nước khoáng chỉ chiếm 1,8%.

Thị trường xuất khẩu nước khoáng và nước tinh lọc năm 2007 với cơ cấu:

đảo Guam chiếm 37,9%, Campuchia 10,9%, Panama 8,5%, Hàn Quốc 7,6%.

Nước ép trái cây được xuất khẩu phần lớn tới các thị trường cao cấp như Hà Lan

30,9%, Nhật Bản 11,0%, Mỹ 8,7%, Úc 5,8%, Anh 4%, Canada 3,8%. Các loại

nước ép trái cây được xuất khẩu là nước dừa tươi, nước mãng cầu, nước sơri, nước xoài, nước dứa, nước me… Singapore, Trung Quốc, Campuchia, Angola là các thị trường xuất khẩu lớn nước uống bổ dưỡng của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu năm 2007 lần lượt là 31% 30,1%, 16,7%, 5,8%. Các loại nước uống bổ dưỡng được xuất khẩu gồm nước tăng lực Red Bull, Milô, nước yến sào,

nước sâm, trà xanh, …

Tóm lại, các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát Việt Nam tuy xuất khẩu

chưa nhiều (đạt 55,9 triệu USD năm 2007) nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh,

trung bình 21,1%/năm trong 7 năm qua. Nếu tính theo khối lượng sản phẩm thì

nước ta xuất siêu khá nhiều nhưng do sản phẩm xuất khẩu của nước ta chất

lượng thấp nên giá thấp hơn nhiều so với hàng nhập khẩu. Năm 2007 đã xuất siêu 7,4 triệu USD sản phẩm, tuy vậy, nếu tính cả malt và hoa bia nhập khẩu thì nhập siêu gần 95 triệu USD. Chi tiết xem bảng dưới đây:

Bảng 12. Tổng hợp kim ngạch xuất, nhập khẩu bia, rượu, nước giải khát

Đơn vị: 1000 USD

Sản phẩm 2000 2005 2006 2007

Kim ngạch nhập khẩu bia 503,5 1.094,9 3.033,5 4.443,8 Kim ngạch nhập khẩu rượu 9.522,7 20.487,1 23.045,6 31.502,5

Sản phẩm 2000 2005 2006 2007

Kim ngạch NK nước giải

khát 2.453,3 6.842,5 8.154,3 12.493,7 Kim ngạch xuất khẩu bia 772,5 3.003,4 3.683,2 8.310,9 Kim ngạch xuất khẩu rượu 5.134,0 8.162,4 7.987,8 8.449,2 Kim ngạch XK nước giải

khát 5.577,3 19.972,1 21.706,1 39.149,5

Tổng kim ngạch NK 12.479,5 28.424,5 34.233,4 48.440,0 Tổng kim ngạch XK 11.483,8 31.137,9 33.377,1 55.909,6

Nhập siêu 995,7 -2.713,4 856,3 -7.469,6

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Hải quan

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 28)