Về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 25)

- Hiện nay, các vấn đề về an toàn VSATTP và bảo vệ môi trường ngày càng

được các doanh nghiệp sản xuất lớn trong ngành quan tâm chú trọng đến. Qua kiểm tra quy hoạch, khảo sát của Bộ Công Thương trong tháng 7 năm 2008, tất cả các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát quy mô lớn đều có hệ

thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, trong đó có VSATTP và có hệ thống xử lý

nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

VBL đã được nhận chứng chỉ ISO 22000:2005 về an toàn thực phẩm và ISO 14001:2004 về quản lý môi trường. Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát cũng được nhận chứng chỉ ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý môi trường và hệ

thống quản lý VSATTP theo tiêu chuẩn HACCP. HABECO thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:2005.

- Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý

nước thải. Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất bia hiện đại nên đã

giảm được lượng nước dùng trong sản xuất (từ 12 lít nước xuống 7,8 lít nước/1

lít bia,) do đó cũng giảm được lượng nước thải cần phải xử lý.

Công ty CP bia Sài Gòn Củ Chi đã đầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến. Đây cũng là công ty sản xuất bia duy nhất ở Việt Nam có nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A. VBL, HBL, HABECO và các công ty khác đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp xử lý yếm khí (anaerobic) và hiếu khí (aerobic). Sau khi xửlý, độ pH khoảng 7, BOD5 và COD giảm đáng kể.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Liên doanh bia Đông Nam Á đầu tư

hệ thống xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến cùng phần mềm chuyên dụng

đã tựđộng hoá hoàn toàn quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B.

- Đối với các cơ sở nhỏ, do hạn chế về tài chính và do ý thức về bảo vệ môi

trường còn thấp nên việc đầu tư thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm còn chưa được

quan tâm đúng mức. Có những cơ sở không có bể chứa và biện pháp xử lý nước thải, tất cả nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Cá biệt có

cơ sở có hệ thống xử lý nhưng không sử dụng mà chờ khi trời mưa thì xả hết

nước thải chưa xử lý trong bể chứa ra hệ thống thoát nước chung.

Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất rượu quy mô hộ gia đình thì chất lượng sản phẩm hầu như không được kiểm soát. Từ ngày 17/11/2007, hai đoàn thanh

tra của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, bia ở 6 tỉnh/thành phố. Việc kiểm tra này được tiến hành do thời gian qua đã có nhiều ca ngộ độc rượu do rượu có nồng độ Methanol quá

cao. Đã có 10 ca tửvong do rượu không đảm bảo chất lượng.

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm tới nay có tới 42% số ca tử vong do ngộ độc thực phẩm là có nguyên nhân từ rượu, rượu kém chất lượng. Kết quả

kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, cả nước có hơn 20.000 cơ sở sản xuất rượu

nhưng chỉ khoảng 10% công bố tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, các loại rượu

không được công bố chất lượng, nhất là những loại rượu thường được gọi là

rượu quê, rượu dân tộc, rượu gạo đều có hàm lượng độc tố như aldehyde,

methanol và các chất độc hại khác rất cao. Năm 2007, Bệnh viện Đa khoa T.Ư

Cần Thơ ghi nhận 59 ca ngộ độc rượu. Từ đầu năm 2008 đến nay ghi nhận trên

30 trường hợp, nhiều trường hợp nặng gia đình xin vềđể chết tại nhà. Gần đây,

theo thông báo của cơ quan y tế một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong những đợt kiểm tra về các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc nhiều người, có khi gặp nồng độ methanol trong rượu uống vượt hơn 1.000 lần cho phép. Mới

đây, Sở Y tế Sơn La đã lấy 87 mẫu rượu tự nấu để kiểm tra VSATTP thì có tới 83 mẫu không đạt yêu cầu. Nồng độ Methanol vượt quá quy định hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Đây cũng là tình trạng chung của các địa phương trên

toàn quốc. Đối với các cơ sở như vậy việc xử lý của chính quyền chưa thật

nghiêm, chưa có những chế tài đủ mạnh buộc các cơ sở phải tuân thủ các quy

định về VSATTP và bảo vệmôi trường sinh thái.

Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về VSATTP còn lỏng lẻo, còn để

tồn tại các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát chất lượng kém không đảm bảo về

VSATTP, các loại nước khoáng, nước tinh lọc không có giấy chứng nhận của Bộ Y tế hay Sở Y tế vẫn được lưu thông và bán công khai trên thịtrường.

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 25)