Về vai trò, vị trí và hiệu quả sản xuất của ngành

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 37)

Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong ngành công nghiệp nước ta. Ngành được đánh giá là

một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, đóng góp tích cực và mạnh mẽ vào phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Sự phát triển của ngành đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội về các sản phẩm bia rượu, nước giải khát giảm nhập khẩu. Có thể thấy điều này qua một số khía cạnh chủ yếu như sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành năm 2007 đạt 26.745 tỷ đồng, chiếm 21,66% giá trị SXCN của ngành thực phẩm đồ uống và 4,69% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Giá trị tăng thêm của ngành năm 2007 đạt gần 13.200 tỷ đồng chiếm 8,79% giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp và chiếm 2,68% GDP cả nước.

- Nộp ngân sách Nhà nước của ngành tăng nhanh từ năm 2000 đến nay.

Trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng nộp ngân sách của ngành là

17,02%/năm.; nếu tính cả giai đoạn 7 năm thì tốc độ tăng trưởng đạt

16,43%/năm. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp ngân sách nhiều nhất (năm 2007) sau đó đến các doanh nghiệp

nhà nước sau đó đến các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Nếu phân theo chuyên ngành thì ngành bia nộp nhiều nhất (93,8% năm 2007). Ngành rượu và nước giải khát nộp rất thấp do nước giải khát không có thuế tiêu thụ đặc biệt, lại bị thua lỗ triền miên; ngành rượu chỉthu được thuế của

rượu công nghiệp nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ. So với toàn ngành thực phẩm

đồ uống, ngành bia rượu nước giải khát nộp ngân sách chiếm từ 54-58%.

Bảng 15. Nộp ngân sách Nhà nước của ngành Bia - Rượu - Nước giải khát và ngành thực phẩm, đồ uống từnăm 2000 đến 2007 Khu vực 2000 2005 2006 2007 2001- 2005 2001- 2007 Tổng nộp NSNN theo thành phần kinh tế

Khu vực 2000 2005 2006 2007 2001- 2005 2001- 2007 DN Nhà nước 1933113 3474942 3679608 3981968 12,44 10,88 DN ngoài nhà nước 346149 832603,7 760425,5 1111372 19,19 18,13 DN có vốn ĐT NN 991627 2870158 2781053 4392256 23,68 23,69 Tổng BRNGK 3270889 7177703 7221087 9485596 17,02 16,43 Tổng nộp NSNN theo phân ngành Bia 2956533 6822386 6785288 8901294 18,20 17,05 Rượu 57347 131924,8 209962,3 68615 18,13 2,60 Nước giải khát 257009 223392,7 225836,9 515686 -2,76 10,46 Tổng BRNGK 3270889 7177703 7221087 9485595 17,02 16,43 Ngành TPĐU 5672321 12244624 13336149 - 16,64 - BRNGK/TPĐU, % 57,66 58,62 54,15

- Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát có hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác. Từ năm 2001-2005, lợi nhuận đã tăng tới 4 lần với tốc độtăng trung bình đạt 32,12%/năm. Năm 2006 và 2007 tốc độ tăng lợi nhuận giảm xuống thấp hơn, bình quân cả giai đoạn 7 năm đạt 26,1%/năm. Nếu phân theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độtăng lợi nhuận cao nhất, tiếp theo là doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp ngoài nhà nước bị lỗ liên tục, đến 2006 và 2007 mới có lợi nhuận. Nếu tính theo chuyên ngành thì ngành bia có lợi nhuận cao nhất sau đó đến ngành rượu. Ngành nước giải khát liên tục bị

lỗ, năm 2007 mới có lãi.

Bảng 16. Lợi nhuận và tốc độtăng trưởng lợi nhuận của ngành Bia - Rượu -

Nước giải khát và ngành thực phẩm, đồ uống từnăm 2000 đến 2007

Khu vực 2000 2005 2006 2007 2001-

2005

2001-2007 2007

Tổng lợi nhuận theo thành phần kinh tế, triệu đồng

DN Nhà nước 757496 1481133 1663554 1486152 14,35 10,11 DN ngoài nhà nước -283630 -41551 50352 208518 DN có vốn ĐT NN 114462 928788 1325086 1272773 52,00 41,07 Tổng 588328 2368370 3038992 2967443 32,12 26,01

Khu vực 2000 2005 2006 2007 2001- 2005 2001- 2007 Bia 798435 2407610 3119781 2898964 24,70 20,23 Rượu 1650 39956 82181 16052 89,16 38,40 Nước giải khát -211757 -79196 -162970 52427 Tổng 588328 2368370 3038992 2967443 32,12 26,01

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2006 và

2007 của Tổng cục Thống kê

- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư của ngành năm 2006 là 11,81%, năm 2007

giảm còn 8,13%. Tỷ suất này khá cao so với 7,7% của toàn ngành thực phẩm đồ

uống. Ngành bia có tỷ suất lợi nhuận cao nhất 16,09% (năm 2006) so với 6,9% của ngành rượu và -3,16% của ngành nước giải khát. Chi tiết xem biểu dưới đây:

Bảng 17. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư của ngành Bia - Rượu - Nước giải khát và ngành thực phẩm, đồ uống từnăm 2000 đến 2007

Khu vực Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Lợi nhụân/tổng vốn theo thành phần kinh tế, %

DN Nhà nước 15,08 18,22 16,17 10,12

DN ngoài nhà nước -7,38 -0,76 0,76 1,96 DN có vốn đầu tư NN 4,54 12,14 15,00 11,41 Tổng 5,17 11,15 11,81 8,13

Lợi nhụân/tổng vốn theo ngành, %

Bia 12,79 15,24 16,09 10,44 Rượu 0,30 4,77 6,94 1,51 Nước giải khát -4,61 -1,72 -3,16 0,68 Tổng 5,17 11,15 11,81 8,13

Ngành TPĐU 1,74 6,44 7.70

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2006 và

2007 của Tổng cục Thống kê

Năm 2007 doanh thu của ngành đạt 30.563 tỷ đồng; nộp ngân sách là 7.221 tỷ đồng, lợi nhuận là 2.967 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2001-2007, doanh thu của

ngành tăng bình quân 22,15%/năm; nộp ngân sách tăng bình quân 16,43%/năm,

lợi nhuận tăng bình quân 26,01%/năm. Trong năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu là 9,71%. Trong đó: của khu vực kinh tế Nhà nước là 11,87%; của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 10,85%; Khu vực kinh tế ngoài Nhà

- Giá trị tăng thêm (VA) của ngành Bia - Rượu - Nước giải khát (theo giá cố định 1994) năm 2005 đạt 10.308,72 tỷ đồng, năm 2007 đạt 13.183 tỷ đồng. Tốc

độ tăng giá trị tăng thêm của ngành đạt bình quân giai đoạn 2001-2005 là

14,84%/năm, giai đoạn 2001-2007 là 14,07%/năm tăng cao hơn nhiều so với toàn ngành công nghiệp là 10,14%/năm.

Tỷ lệ giá trịtăng thêm so với giá trị SXCN (VA/GO) của ngành Bia -Rượu -

Nước giải khát khá cao, năm 2007 đạt bình quân 0,50 trong khi chỉ số này của toàn ngành công nghiệp là 0,28. Trong số các phân ngành cấp IV, ngành sản xuất bia có tỷ lệ VA/GO cao nhất (0,599) tiếp theo là sản xuất rượu (0,414); sản xuất nước giải khát (0,234). Do có tỷ lệ giá trị tăng thêm cao nên ngành Bia -

Rượu - Nước giải khát chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn ngành công nghiệp,

tăng từ 6,88% năm 2000 tăng lên 8,79% năm 2007 và chiếm 1,92% GDP cả nước năm 2000, năm2007 tăng lên 2,86% .

Chi tiết về giá trị tăng thêm, tốc độtăng trưởng của từng chuyên ngành và tỷ

trọng trong giá trị tăng thêm công nghiệp và GDP cả nước xem trong bảng dưới

đây:

Bảng 18. Giá trịtăng thêm, tốc độtăng trưởng theo các chuyên ngành, tỷ

trọng trong giá trịtăng thêm công nghiệp và GDP cảnước Sản phẩm

Giá trị tăng thêm

(Giá CĐ 1994, Tỷ đồng) Tốc độtăng bq (%/năm)

2000 2005 2007 2001-2005 2001-2007 Toàn ngành 5.246,46 10.477,55 13.183,72 14,84 14,07 Toàn ngành 5.246,46 10.477,55 13.183,72 14,84 14,07 Bia 4.389,11 8.950,19 10.930,01 15,32 13,92 Rượu 216,39 361,34 610,89 10,80 15,98 Nước giải khát 640,97 1.166,01 1.642,81 12,71 14,39 Toàn ngành CN 76.259 123.439 149.910 10,11 10,14 Tỷ trọng ngành trong ngành CN, % 6,88 8,49 8,79 Tỷ trọng ngành trong GDP cả nước, % 1,92 2,67 2,86

Nguồn: Xử lý từ số liệu của Tổng cục Thống kê

- Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát phát triển, số lượng cơ sở sản xuất của

ngành tăng bình quân hàng năm khoảng 5%, thu hút trên 37 ngàn lao động, giải quyết việc làm ổn định và lao động trong ngành có thu nhập cao so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2006 là 2,616 triệu

đồng/người/tháng, năm 2007 là 2,89 triệu đồng/người/tháng). Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát phát triển còn góp phần thúc đẩy các ngành khác như nông

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢNĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA

NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu 12. BC đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao NL Cạnh tranh ngành Bia rượi giải khát (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)