.Vấn đề phân định trình độ cho một ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 88)

Quá trình thụ đắc một ngôn ngữ kéo dài theo nhiều giai đoạn khác nhau, thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ đó theo các mục đích riêng. Nhưng dù theo mục đích nào thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của các học viên cũng có nhiều mức độ, từ thấp đến cao. Số lượng các cấp độ nên hợp lí và tương xứng để chỉ ra được sự phát triển của người học trong các giai đoạn khác nhau. Vì thế, để xây dựng được một hệ thống phân chia trình độ cần được tiến hành một cách kĩ lưỡng, thận trọng, các cấp độ phải miêu tả một cách rành mạch, rõ ràng những yêu cầu mà học viên cần đạt được về các hoạt động, các khả năng, kĩ năng ngôn ngữ và các phạm vi, lĩnh vực, tri thức cho từng cấp độ.

Một hệ thống phân chia sự thành thạo ngôn ngữ theo các trình độ như thế có nhiều mục đích và ý nghĩa. Nó dùng để xác định xem một học viên đang ở giai đoạn nào của quá trình thụ đắc một ngôn ngữ. Nó cung cấp một loạt các tiêu chí trình bày về sự liên tục của mức độ thành thạo ngôn ngữ, là cái có thể được khai thác một cách linh hoạt cho sự phát triển của tiêu chí chỉ dẫn cho sự đánh giá, nghĩa là giúp cho các giáo viên đánh giá được trình độ

trong hệ thống không chỉ cho thấy cái mà học viên có thể làm mà còn cho thấy họ làm điều đó tốt như thế nào.

Trong một hệ thống phân chia trình độ ngôn ngữ, không phải mọi yếu tố hoặc khía cạnh của ngôn từ miêu tả được lặp lại ở trình độ sau đó. Điều này cho thấy rằng các mục ở mỗi trình độ miêu tả có chọn lựa những gì được xem là quan trọng nhất ở trình độ đó. Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng trong các hệ thống phân chia là sự xác định chính xác mục đích mà hệ thống phân chia đó nhằm tới, và công thức phù hợp của các ngôn từ miêu tả trong hệ thống phân chia hướng tới mục đích đó. Mỗi mục đích khác nhau có thể dẫn tới một sự phân chia trình độ ngôn ngữ riêng. Ví dụ, cách phân chia truyền thống là theo ba bậc: cơ sở, trung cấp và cao cấp nhưng với một khóa học riêng về bậc cơ sở thì lại có thể chia ra làm nhiều mức độ nhỏ hơn…

Dựa vào các hệ thống phân chia trình độ này, các giáo trình sẽ được biên soạn theo từng cấp độ, thỏa mãn những tiêu chí về các phạm trù đã được miêu tả trong hệ thống. Nghĩa là các hệ thống phân chia trình độ chỉ dẫn cho các nhà viết giáo trình, xác định mặt định lượng bao gồm: số lượng bài học và thời lượng học, lượng từ vựng và hiện tượng ngữ pháp cần cung cấp cho học viên ở mỗi trình độ, số lượng các bài luyện và bài tập…; xác định mặt định lượng là: lựa chọn nội dung, chủ đề các bài học và từ vựng, loại hiện tượng ngữ pháp, các dạng bài luyện và bài tập… cần thiết sao cho phù hợp với trình độ và mục đích của người học để phát triển được các kĩ năng ngôn ngữ.

Nói chung, xây dựng các hệ thống phân chia mức độ thành thạo ngôn ngữ theo cấp độ là việc làm thiết thực và rất hữu ích phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong dạy - học tiếng và trong công tác kiểm tra, đánh giá. Những kết luận rút ra từ việc khảo sát ở chương 2 cho thấy: rất nhiều giáo trình dạy tiếng Việt còn chưa xác định về trình độ hoặc phân định

trình độ chưa hợp lí. Mặt khác, về tên gọi cho một trình độ cũng chưa có sự thống nhất như:

- Trình độ A. Có người gọi là cơ sở hoặc sơ cấp. Ví dụ: Tiếng Việt cơ sở ( Vũ Văn Thi); Tiếng Việt trình độ A (Đoàn Thiện Thuật chủ biên); Tiếng Việt cho người mới học ( Nguyễn Thị Thanh Bình); Elementary Vietnamese

( Ngô Như Bình)…

- Trình độ B như: Tiếng Việt nâng cao - Intermediate Vietnamese

(Nguyễn Thiện Nam); Thực hành tiếng Việt trình độ B (Đoàn Thiện Thuật chủ biên)

- Trình độ C. Có người gọi là trình độ C nhưng lại có người dùng chung thuật ngữ nâng cao với trình độ B như: Thực hành tiếng Việt trình độ C (Đoàn Thiện Thuật chủ biên); Tiếng Việt nâng cao - Dành cho người nước ngoài (Vũ Thị Thanh Hương chủ biên) (Tuy tác giả ghi là: Tiếng Việt nâng cao nhưng chuyển sang tên tiếng Anh lại là: Vietnamese for foreingers – Advanced Level)

Với cách ghi như trên, chúng ta đã thực sự không thống nhất về tên gọi như: trình độ cơ sở có người gọi là: cơ sở, có người gọi là sơ cấp, có tác giả ghi là Trình độ A, có tác giả lại ghi: Tiếng Việt cho người mới học. Với tiếng Việt trung cấp, có người gọi là: Tiếng Việt nâng cao, có người gọi là: Tiếng Việt trình độ B…Đối với tiếng Việt cao cấp, có tác giả ghi là: Tiếng Việt trình độ C, có người gọi là: Tiếng Việt nâng cao nhưng tiếng Anh lại ghi là: Advanced Level, tức là tương đương với tiếng Việt cao cấp.

Vì vậy, cần thiết có một hệ thống phân chia trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài một cách thống nhất, để xây dựng lại hệ thống giáo trình và thiết kế lại các bài kiểm tra trình độ, phục vụ cho việc đánh giá và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Từ yêu cầu cấp thiết là cần thống nhất sự phân định trình độ tiếng Việt, dựa vào cơ sở lí thuyết đã được trình bày trong chương 1, cùng với việc xác định các đặc điểm đặc thù của tiếng Việt như trên, luận văn tiến hành phân định trình độ ngôn ngữ theo hướng phân định khoa học, hợp lí và phổ biến nhất hiện nay. Đó là phân định trình độ một ngôn ngữ theo 3 trình độ, 6 bậc.

Ba trình độ đó là:

- Trình độ cơ sở - Trình độ A, gồm 2 bậc: A1, A2 - Trình độ trung cấp – Trình độ B, gồm 2 bậc: B1, B2 - Trình độ cao cấp – Trình độ C, gồm 2 bậc: C1, C2

Xét về thuật ngữ, so sánh tương đương với tiếng Anh như sau: - Trình độ cơ sở: Elementary

- Trình độ trung cấp: Intermediate - Trình độ cao cấp: Advanced

3.4 Phân định trình độ ngôn ngữ nói chung

Như đã đề cập ở trên, chúng ta thống nhất theo quan điểm phân chia trình độ ngôn ngữ ra làm 3 trình độ, 6 bậc. Trong phần này, chúng tôi đưa ra sự miêu tả cơ bản cho cách phân chia đó, một cách tổng thể và theo các kĩ năng ngôn ngữ đã được phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)