Các hiện tượng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 66)

Bài Số hiện tượng ngữ pháp

Hiện tượng ngữ pháp

1 3 - Mỗi, từng

- Những, các

- Tất cả, toàn bộ, toàn thể

2 2 - Nhìn, ngó, trông, xem, thấy, ngắm, chứng kiến, quan sát, theo dõi, giám sát

- Mời, nhờ, khuyên, bắt, bảo, sai, yêu cầu, đề nghị

3 4 - Quá thể, quá đáng - Thế là - Đến, tới, những, tận - Hết... đến... 4 4 - Ngay cả/thậm chí + D + cũng + Đ - A đến mức/đến nỗi B - Câu + mà - Thì ra là/hoá ra là/ thì ra thế / hoá ra thế

- Câu + đã / cái đã - Liệu...

6 4 - Không những....mà còn, đã...lại

- Chẳng cứ...mà cả, không chỉ...mà cả... - Thôi được, cũng được, miễn là

- Tính từ số lượng 7 4 - Cả, hết - Đâu - Tính từ + gì - Làm sao mà... được... 8 4 - Chỉ, mới, có, mỗi - Chẳng mấy - Vừa ... đã.... - Gọi là 9 5 - ....kẻo...., ...không thì... - Mà + Tính từ

- Nào ... ấy, ...gì...nấy, ...ai...người ấy/đấy - Bao nhiêu ...bấy nhiêu...

- Động từ + mất/được 10 2 - Nhóm từ chỉ mục đích: để, mà, cho, bằng - Tạm, theo, nốt, qua, kỹ 11 4 - Ai đó, gì đó, đâu đó - Nghi ngờ, tưởng - Sợ, ngại, dám - Lẽ ra, đáng ra, đáng lẽ 12 3 - Một số kiểu so sánh - Giục, nài nỉ, nhắc, nhắn, dặn

- Nữa là 13 4 - ...thì...thật... - (chỉ) có điều (là) - Hay sao mà - Ra, vào 14 4 - Một số cách nói khẳng định - Câu + là + tính từ

- Trôi qua, trải qua, vượt qua

- Vốn, từng, nguyên + động từ + tính từ

15 5 - Sao lại không

- A với B gì - ...làm gì... - Phải - Số từ chỉ lượng không chính xác 16 4 - có vẻ, tỏ vẻ, tỏ ra, ra vẻ + T - Trót, lỡ, nỡ, - Thản nhiên - Thảo nào

17 4 - Một số câu điều kiện

- Làm cho / khiến / khiến cho - Gây, gây ra

- Dẫn đến

Bảng 2.11: Các hiện tượng ngữ pháp trong TL5

Có tất cả 63 hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong 17 bài học của giáo trình. Các hiện tượng ngữ pháp này khá phong phú và được phân bố đồng đều. Điểm riêng của giáo trình là chú ý nhiều trong đến việc phân biệt

trong ngữ cảnh của chúng. Tuy nhiên vẫn bị lặp lại một số hiện tượng ngữ pháp ở trình độ thấp hơn. 2.3.1.2 Vấn đề từ vựng và các chủ đề Bài Chủ đề Số từ mới Bài Chủ đề Số từ mới 1 Báo chí 31 10 Bệnh tật 26

2 Đi tham quan 24 11 Thể thao 39

3 Chuyện của người già 31 12 Nghệ thuật 46

4 Hồ Gươm 31 13 Lao động và việc làm 26

5 Nấu nướng 38 14 Triển lãm 40

6 Phụ nữ 33 15 Tranh Việt Nam 24

7 Giáo dục 30 16 Thiên tai và môi trường 41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Kinh tế 34 17 Hội Đền Hùng 43

9 Khoa học 40

Bảng 2.12: Từ vựng và các chủ đề trong TL5

Giáo trình cung cấp khoảng 580 từ mới thuộc các chủ đề khác nhau. Số lượng từ như vậy cũng là hơi ít đối với trình độ C. Các chủ đề khá đa dạng và hợp lí, cung cấp kiến thức về các lĩnh vực khác nhau cho các học viên. Cuối mỗi bài học có một bài đọc thêm, giúp mở rộng vốn từ và khả năng đọc hiểu cũng như khả năng tự học của học viên.

Mục Từ ngữ thông tục và các thành ngữ ngoài việc giải thích ý nghĩa còn có các ví dụ cụ thể giúp người học hiểu về các câu nói thông tục và một số thành ngữ Việt Nam một cách dễ dàng hơn.

2.3.1.3 Các bài luyện và bài tập

Phần luyện tập và bài tập bao gồm nhiều dạng bài khác nhau, nhìn chung cũng tương tự như các giáo trình khác. Hệ thống các bài tập phong phú, phù hợp với trình độ C. Ngoài các bài rèn luyện về các hiện tượng ngữ pháp

mới, giáo trình cũng chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. Mỗi bài học đều có bài tập nghe và bài tập viết. Các bài tập không chỉ đa dạng mà số lượng cũng vừa phải trong mỗi bài nên không gây nhàm chán và mệt mỏi cho người học.

2.3.2 Giáo trình: Tiếng Việt Nâng cao - Dành cho người nước ngoài (Vietnamese for foreigners - Advanced level) - 2004 - NXB Khoa học Xã hội (Vietnamese for foreigners - Advanced level) - 2004 - NXB Khoa học Xã hội - Vũ thị Thanh Hương (chủ biên)

Chúng tôi căn cứ vào tên tiếng Anh: Vietnamese for foreigners Advanced Level để xếp giáo trình này vào trình độ C. Giáo trình gồm 375 trang, có cấu trúc rất đơn giản. Ngoài phần lời nói đầu ra là các bài học, không có phần phụ lục cũng như bảng từ. Cấu trúc bên trong mỗi bài học cũng khá đơn giản, gồm: Bài đọc, ngữ pháp, bài luyện, hội thoại, không có phần bài tập cuối mỗi bài học.

2.3.2.1. Các hiện tượng ngữ pháp

Bài Số hiện tượng ngữ pháp Hiện tượng ngữ pháp

1 5 - Không...cũng không....

- Không ....lại càng không.. - Ngay; chính; tận

2 4 - Mà/ bởi/ theo/ được

3 2 - Có/ còn

4 3 - Đều và cũng

- Hay và hoặc - Từ láy

- Cả

6 4 - Ai ...mà chẳng

- Rồi

- Định ngữ trong tiếng Việt - Cái + T/Đ 7 3 - Đến nỗi - Mỗi lúc một - Liệu…có…không 8 3 - Quả - Ở chỗ - Trong đó

9 3 - Cách diễn đạt không gian

- Bằng (kết từ) - Vì

10 3 - ĐT + ra/ thấy/ được

- ĐT+ ra/ vào/ lên/ xuống

- Các phó từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm, hơi, khá) 11 4 - Sự, điều, cuộc - Đối với - Sao cho - Bị 12 3 - Mỗi ...một... - Của - Về 13 3 - Với (kết từ) - A mới B

- Trong khi/ trong khi đó

14 3 - Dù A cũng/ vẫn B

- Cách so sánh bằng - Có cái gì đó... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 3 - Lời nói trực tiếp và gián tiếp

- Lại - Không kém phần 16 3 - Thông qua - Có thể nói.../có thể nói đến - Thành phần chuyển tiếp 17 3 - Đã, đang - Một trong những... - (Là)/ trong đó có 18 3 - Có thể - Phải

- Nếu không ...thì không...

19 3 - Đôi khi

- Một mặt...mặt khác.... - Vậy

20 3 - Danh ngữ chỉ thời gian

- Chỉ - Cũng

21 3 - Tuy nhiên (tuy vậy)

- Ngoài A....còn B - Cho

- Câu khiên động - ....vừa...vừa...

- Bao nhiêu...bấy nhiêu

23 4 - ....đã...thì / tất - Biết đâu - Việc gì - Thì ra 24 3 - Các cấp so sánh của tính từ - Thì - Không chỉ ...mà còn 25 4 - Ngay cả ...cũng... - Chưa...(thì/ mà) đã... - Thành ngữ tiếng Việt - Khỏi 26 5 - Lấy thế làm - Sao lại... - Tuy ...nhưng.... - Vì ...nên.... - Hay là 27 3 - Đừng / chớ

- Các từ chỉ nơi chốn: trên / dưới / trong / ngoài

- Mất

28 4 - Từ phiếm chỉ (ai/ gì/ đâu/ nào)...

+ cũng X - Hễ...thì/là - Càng...càng....

- Đời nào 29 3 - Hay sao - Đại từ để hỏi + mà - Chẳng lẽ 30 4 - Câu có hai bổ ngữ - Kết cấu A thì X, B thì Y.. - Mà

- Biết bao / biết bao nhiêu

Bảng 2.13: Các hiện tượng ngữ pháp trong TL6

Bảng khảo sát trên cho thấy các hiện tượng ngữ pháp khá phong phú, số lượng vừa phải, thường là 3 hoặc 4 hiện tượng ngữ pháp cho một bài. Tất cả có 101 hiện tượng ngữ pháp trên tổng số 30 bài. Tuy nhiên, đây là một giáo trình thuộc trình độ C, nhắc lại các ngữ pháp đã học ở các bậc dưới là không cần thiết, nên lựa chọn thêm các hiện tượng ngữ pháp mới, khó hơn để đưa vào. 2.3.2.2 Vấn đề từ vựng Bài Chủ đề Số từ mới Bài Chủ đề Số từ mới 1 Hồ Hoàn Kiếm (hay

Hồ Gươm)

24 16 Nâng cao mối quan hệ 13

2 Phố cổ Hà Nội 37 17 Nâng tầm quan hệ kinh tế Việt - Lào

13

3 Công viên Thủ Lệ 15 18 Chuẩn bị vòng đàm phán mới về hiệp định thương mại Việt - Mỹ

22

Nam

6 Động Phong Nha 24 21 Rằm tháng bảy 38

7 Sa Pa 18 22 Sơn Tinh - Thủy Tinh 14

8 Hội Lim và tình yêu Quan họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19 23 Quả dưa hấu 21

9 Nón làng Chuông 12 24 Sự tích bánh chưng bánh dày

13

10 Lụa tơ tằm 20 25 Sự tích trầu cau 30

11 Đôi nét về trang phục của các dân tộc

13 26 Trí khôn của ta đây 14

12 Trang phục và sự cải tiến

13 27 Uống thuốc độc 12

13 Nét đẹp truyển thống 14 28 Không muốn chia nỗi khổ tâm

8

14 Áo dài xứ Huế 10 29 Chỉ một sợi dây 8

15 Hợp tác toàn diện 13 30 Thạch Sanh 17

Bảng 2.14: Từ mới và các chủ đề trong TL6

Trong 30 bài học chỉ có khoảng 520 từ mới, hơi ít so với một giáo trình thuộc bậc cao cấp. Phần từ mới của mỗi bài học được đặt ở cuối cùng. Hệ thống các bài đọc có chủ đề phong phú nên vốn từ cũng được mở rộng và đa dạng hóa. Tuy nhiên các chủ đề chú trọng việc giới thiệu văn hóa và di tích, cảnh đẹp Việt Nam, các câu truyện dân gian nhiều hơn những vấn đề mang tính thời sự hiện đại.

2.3.2.3. Vấn đề bài luyện và bài tập

Bài luyện về cơ bản không có các dạng khác các giáo trình trước và cũng khá đơn điệu. Chủ yếu là các bài luyện tập ngữ pháp mới học mà không có bài luyện nghe, lập hội thoại, dịch, thuyết trình…Trong đó, bài ít nhất có 4

bài luyện, bài nhiều nhất có 10 bài luyện (chỉ có bài 24), thường là có 5 bài luyện. Số lượng bài luyện tập như thế là hơi ít vì trong mỗi bài không có phần bài tập. Nhìn chung, giáo trình này cần bổ sung và đa dạng hoá các dạng bài tập, luyện giúp học viên có thể thực hành tất cả các kĩ năng.

2.3.3 Nhận xét và so sánh

Các ưu điểm:

Cả hai giáo trình có hệ thống bài đọc khá phong phú nên có thể mở rộng và đa dạng hoá vốn từ vựng. Các giáo trình này đã cập nhập được nhiều từ ngữ hiện đại, gần với đời sống thực tế hơn.

Các hiện tượng ngữ pháp cũng phong phú và được phân bố khá đồng, trung bình đều trong mỗi bài có khoảng 3 hoặc 4 hiện tượng ngữ pháp. TL5 có chú ý phân biệt các nhóm từ gần nghĩa giúp người học có khả năng sử dụng chính xác các từ này trong các ngữ cảnh cụ thể.

Về cấu trúc tổng thể và cấu trúc riêng trong từng bài học thì ở TL5 tốt hơn, khá đầy đủ các phần. Còn cấu trúc của TL6 thì quá đơn giản.

Các nhược điểm:

Tuy các hiện tượng ngữ pháp trong hai giáo trình này khá phong phú nhưng có sự lặp lại một số hiện tượng ngữ pháp đã có ở trình độ thấp hơn.

Không có bảng từ giúp học viên tham khảo từ mới ở cuối giáo trình, đây cũng là một điểm cần bổ sung. Số lượng từ mới ít so với một khoá học thuộc trình độ C.

TL6 có cấu trúc quá đơn giản, không có phần phụ lục đáp án bài tập, thậm chí không có phần bài tập cuối mỗi bài học mà chỉ có các bài luyện ngữ pháp. Các dạng bài luyện thì rất đơn điệu và thiếu một số dạng bài như: bài

2.4 Tiểu kết

Qua việc khảo sát một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài về các mặt như: cấu trúc của giáo trình và cấu trúc riêng từng bài học, hệ thống các hiện tượng ngữ pháp, số lượng từ mới với hệ thống các chủ đề, hệ thống các bài luyện và các bài tập…chúng ta có thể nhận xét các điểm sau:

- Kết cấu của các giáo trình thông thường là gần giống nhau. Các giáo trình bao gồm nhiều bài. Trong mỗi bài được chia làm nhiều phần. Các giáo trình cơ sở thì có thể bắt đầu bằng bài học phát âm. Còn các bài dạy cấu trúc ngữ pháp giao tiếp thường mở đầu bằng một hội thoại, rồi đến mục từ vựng, giải thích các mẫu câu có chứa cấu trúc cú pháp cần dạy, luyện tập, bài đọc sau đó là các bài tập. Nhìn chung, kết cấu các phần trong một giáo trình dạy tiếng như vậy là hợp lí.

2.4.1 Vấn đề từ vựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả khảo sát các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở cả ba trình độ, chúng ta có thể thấy rằng, số lượng từ vựng khác nhau khá nhiều, thể hiện qua bảng so sánh sau:

Trình độ Cơ sở Trung cấp Cao cấp

Giáo trình TL1 TL2 TL3 TL4 TL5 TL6

Số lượng chủ đề 18 20 16 8 17 30

Số lượng từ mới 850 800 450 1400 580 520

Bảng 2.15: Số lượng từ mới và các chủ đề

Bảng trên cho thấy số lượng các chủ đề và từ mới ở mỗi giáo trình có sự khác nhau rất lớn. Chỉ có hai giáo trình thuộc bậc cơ sở là tương đương nhau về hai mặt này. Các giáo trình còn lại có sự chênh lệch lớn về số lượng

chủ đề cũng như lượng từ mới dù chúng cùng thuộc một trình độ. Đó có thể là do sự không thống nhất trong việc xác định trình độ của mỗi giáo trình và trong việc xác định thời lượng dành cho mỗi trình độ.

TL1 và TL2 có số lượng chủ đề vừa phải và số lượng từ mới hợp lí( 800 đến 850 từ). Đây là các giáo trình cơ sở nên tác giả cung cấp từ ngữ thuộc vốn từ cơ bản nhìn chung là giống nhau như: chào hỏi, làm quen, đại từ nhân xưng, thời gian, địa điểm, sức khỏe, gia đình, bạn bè…

TL3 và TL4 thì có số lượng chủ đề ít, đặc biệt là TL4 chỉ có 8 chủ đề. Sự nghèo nàn về chủ đề như thế là không hợp lí cho một giáo trình thuộc bậc trung cấp và không mở rộng được phạm vi từ mới. Do đó, TL3 chỉ có 450 từ mới, còn TL4 có đến 1400 từ, quá nhiều trong 8 chủ đề.

TL6 thì có đến 30 chủ đề nhưng chỉ cung cấp khoảng 520 từ mới là chưa phù hợp và tạo ra sự không cân đối. Hơn mữa, một giáo trình thuộc bậc cao cấp nên đưa ra nhiều từ mới hơn thuộc đa dạng các chủ đề nhằm nâng cao khả năng giao tiếp trong các lĩnh vực khác nhau của học viên.

2.4.2 Hệ thống các hiện tượng ngữ pháp

Các hiện tượng ngữ pháp trong mỗi giáo trình là không giống nhau. Chúng được giải thích và dẫn chứng bằng các ví dụ cụ thể, giúp học viên hiểu và sử dụng được ngay. Tuy nhiên cũng còn một số hiện tượng ngữ pháp được chú thích sơ sài. Các giáo trình tập trung khá nhiều vào việc lựa chọn các hiện tượng ngữ pháp và việc phân bố chúng trong mỗi bài. Chính việc làm này góp phần qua trọng trong việc lựa chọn các chủ đề cho bài học và việc thiết kế bài hội thoại cũng như các bài đọc sao cho phù hợp. Do đó chủ đề có liên quan mật thiết đến các hiện tượng ngữ pháp. Nhiều giáo trình trước đây còn lấy

sát ở trên cũng khác nhau khá nhiều về các hiện tượng ngữ pháp cũng như số lượng của chúng. Qua thống kê, chúng ta có bảng so sánh sau:

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 66)