Vấn đề phân định trình độ ngôn ngữ của cộng đồng châu Âu hiện

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 28)

hiện nay

Phân chia trình độ ngôn ngữ theo 3 trình độ là cách phân chia truyền thống, đã có từ rất lâu và cho đến nay vẫn còn được sử dụng. Bên cạnh cách phân chia này đã xuất hiện nhiều đề xuất mới, phục vụ cho các mục đích khác nhau trong việc dạy và học ngôn ngữ thứ hai. Những cách phân chia mới cũng bắt đầu từ cách phân chia ban đầu là thành 3 trình độ chính: A, B và C.

Sơ đồ 1

A B C Cơ sở Trung cấp Cao cấp

A1 A2 B1 B2 C1 C2

Cách phân chia 3 trình độ, 6 bậc như vậy là sự chia nhỏ các trình độ giúp cho việc đánh giá mức độ thành thạo ngôn ngữ một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, lại có những sự chia nhỏ riêng một trình độ nào đó. Ví dụ: hội đồng giáo dục Thụy Sỹ đề xuất sự phân chia làm 9 bậc. Sự phân chia trình độ này có những bước chuyển tiếp giữa A2 và B1, giữa B1 và B2, giữa B2 và C1. Đây cũng là cách phân chia của giáo trình Headway và một số bộ giáo trình khác.

Sơ đồ 2

A B C Cơ sở Trung cấp Cao cấp

A1 A2 B1 B2 C1 C2 A2+ B1+ B2+

Phân chia nhỏ một trình độ ban đầu là nhằm phục vụ các mục đích giáo dục khác nhau. Khi chỉ tập trung dạy và học một trình độ nào đó thì sẽ có sự chia nhỏ trình độ đó ra thành nhiều bậc nhỏ hơn giúp cho việc theo dõi và đánh giá từng bước phát triển của học viên.

Chúng ta có một số ví dụ sau: Ví dụ 1:

Ví dụ: Một hệ thống trường chú trọng nhiều đến việc xem xét sự tiến bộ thường xuyên ở bậc có sở, thì có thể phát triển trình độ gốc A (cơ sở) để tạo ra một hệ thống phân chia của 6 mốc quan trọng với sự tập trung ở A2. Hệ thống này sẽ không chú trọng đến bậc trung cấp và bậc cao cấp (do đó hai bậc này không đề cập đến trong sơ đồ dưới):

Sơ đồ 3

A B Cơ sở Trung cấp

A1 A2 B1

A1.1 A1.2 A2.1 A2.2 (6) (1) (2) (5)

A2.1.1 A2.1.2 (3) (4) Ví dụ 2:

Một số trường khuyến khích phát triển các kĩ năng trình độ ngôn ngữ bậc cao hơn do các yêu cầu chuyên nghiệp thì có thể phát triển nhánh C (trình độ cao cấp). Ở đó, hệ thống phân chia trình độ lại không chú trọng nhiều đến nhánh A và B (nên hai trình độ này không được đề cập rõ trong sơ đồ dưới đây):

Sơ đồ 4 B C Trung cấp Cao cấp B1 B2 C1 C2 (1) (2) (3) C2.1 C2.2 (4) (5)

Mỗi hệ thống phân chia trình độ có một lí do và mục đích của mình. Chúng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế không nên đánh giá xem hệ thống phân chia nào tốt hơn mà chỉ nên lựa chọn hệ thống phân chia nào cho phù hợp với mục đích và các đặc điểm của ngôn ngữ được dạy/ học.

Đối với việc phân chia trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài trước kia vẫn thường đi theo cách phân chia cổ điển thành 3 trình độ. Tuy nhiên hiện nay, tình hình dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ đã có nhiều bước phát triển mới nên cần xem xét lại vấn đề này. Việc vận dụng các hệ thống phân chia mới thành nhiều bậc nhỏ cũng là một điều hợp lí. Nó sẽ giúp ích cho các nhà biên soạn giáo trình, những người thiết kế bài học và bài kiểm tra. Mỗi giáo trình sẽ gọn nhẹ hơn, phân bố hợp lí hơn các kiến thức và các bài luyện, bài tập.

Theo quan điểm của chúng tôi, đối với việc phân chia trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay, sử dụng hệ thống phân chia 3 trình độ, 6 bậc như sơ đồ 1 là thích hợp. Chúng tôi sẽ miêu tả chi tiết hơn về cách phân chia này ở chương 3 với những yêu cầu các học viên cần đạt được ở mỗi bậc. Các bộ giáo trình nên được biên soạn theo hướng này. Từ đó dần dần kéo theo

sự thay đổi về việc thiết kế chương trình giảng dạy và các hoạt động trong lớp học cho tương ứng với các giáo trình đó. Đồng thời hệ thống các bài tập, bài kiểm tra đánh giá và các bài thi cấp chứng chỉ cũng phải được chỉnh sửa theo chương trình dạy và học. Tất nhiên, để phục vụ các mục đích riêng, các tổ chức, cơ quan, các khóa học khác nhau có thể áp dụng cách phân chia ra các bậc nhỏ hơn nữa như ở ví dụ 2 hoặc ví dụ 3. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Việt của người nước ngoài nói chung và việc thi cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài có giá trị quốc gia hay quốc tế nên áp dụng theo hệ thống phân chia 3 trình độ, 6 bậc như trên.

Hiện nay, bộ giáo trình của khoa Việt Nam học và Tiếng Việt – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ sách Quê Việt và Tiếng Việt vui của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được biên soạn theo hướng này. Tuy nhiên, bộ sách này chưa được xuất bản rộng rãi mà mới chỉ được xem là tài liệu lưu hành nội bộ. Có lẽ vì đi theo cách phân chia mới nên những người biên soạn cần xem xét và chỉnh lí thêm. Hi vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều bộ giáo trình đi theo cách phân chia này để làm phong phú cho hệ thống giáo trình dạy tiếng Việt và giúp cho công tác dạy/ học tiếng Việt của người nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn.

Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ PHÂN ĐỊNH TRÌNH ĐỘ TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT TỪ 1980 ĐẾN NAY

Mục đích khảo sát là tìm hiểu sự phân định trình độ tiếng Việt của một số giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay. Chúng tôi khảo sát sự phân chia trình độ dựa theo các kĩ năng cơ bản của việc học tiếng là: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng này được yêu cầu khác nhau ở mỗi trình độ. Điều đó cũng thể hiện ở mức độ đơn giản hay phức tạp của mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các chủ đề mà học viên cần nắm được và có khả năng sử dụng trong giao tiếp thực tế. Vì vậy, chúng tôi sẽ khảo sát các mặt này cùng với các kĩ năng được yêu cầu trong một số giáo trình dạy tiếng Việt tiêu biểu ở ba trình độ khác nhau, để có thể rút ra các kết luận về vấn đề phân định trình độ của các giáo trình này.

Với mục đích đó, chúng tôi lựa chọn khảo sát một số giáo trình tiếng Việt điển hình thuộc 3 trình độ, bao gồm các giáo trình sau:

- Trình độ A, là trình độ cơ sở cho những người bắt đầu học tiếng Việt, chúng tôi chọn giáo trình: Tiếng Việt cơ sở của tác giả Vũ Văn Thi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 (tài liệu 1- TL1). So sánh với giáo trình:

Thực hành tiếng Việt: dùng cho người nước ngoài của Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006(Tài liệu 2-TL2)

- Trình độ B, chúng tôi chọn giáo trình: Thực hành tiếng Việt,

trình độ B, NXB Thế Giới, 2005 do Đoàn Thiện Thuật chủ biên (tài liệu 3- TL3). So sánh với giáo trình: Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài- quyển 1), NXB Giáo Dục, 1998 của tác giả Nguyễn Thiện Nam.( Tài liệu 4- TL4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ C, chúng tôi chọn giáo trình: Thực hành tiếng Việt,

TL5). So sánh với giáo trình: Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài, NXB Khoa học Xã hội, 2004 do Vũ thị Thanh Hương (chủ biên)( Tài liệu 6- TL6)

2.1 Trình độ A

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 28)