Trong hoạt động dạy tiếng, mục đích chính là giúp người học có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ được học. Do đó, dạy kiến thức ngôn ngữ là điều quan trọng nhất, bao gồm từ vựng và hệ thống ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ, dù ít hay nhiều đều có những điểm khác biệt mang tính đặc trưng. Người học ngoài việc nắm vững hệ thống ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản của ngôn ngữ mình học thì còn phải hiểu rõ được những khác biệt đó.
3.2.1 Sự lựa chọn từ vựng
Có nhiều cách lựa chọn hệ thống từ vựng để dạy trong một giáo trình dạy tiếng, tuỳ theo mục đích riêng của giáo trình. Có thể chọn các chủ đề liên quan đến mục đích của người học và dạy các từ nằm trong khu vực của các chủ đề đó. Hoặc lựa chọn các văn bản (nói và viết) đích thực sau đó dạy/ học tất cả các từ có trong đó. Một cách nữa là không sắp đặt trước sự phát của từ vựng nhưng cho phép nó phát triển một cách tự nhiên trong khi đáp ứng các yêu cầu của học viên khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Với một bộ
nguyên tắc thống kê từ vựng cơ bản để lựa chọn các từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp đời thường.
Tuy nhiên, đối với tiếng Việt, vấn đề xác định hệ thống vốn từ vựng cơ bản cũng còn nhiều vần đề. Vì hiện nay chỉ có Từ điển Tần số của tác giả Nguyễn Đức Dân nhưng cũng đã được biên soạn khá lâu rồi, cần có sự điều tra và thống kê lại. Mỗi ngôn ngữ có từ 3000 đến 4000 từ cơ bản. Một người học ngoại ngữ nếu nắm được số lượng từ cơ bản đó thì có thể giao tiếp thông thường. Mỗi trình độ nên cung cấp cho học viên khoảng 1000 từ vựng, kết hợp thêm với những từ người học tiếp nhận từ bên ngoài. Việc xác định vốn từ cơ bản đó là những từ nào và số lượng từ cần dạy ở mỗi trình độ là nhiệm vụ của những nhà biên soạn giáo trình. Qua việc khảo sát ở chương 2, chúng ta thấy số lượng từ cơ bản ở các giáo trình bậc là khác nhau rất nhiều, nguyên nhân là do sự không thống nhất trong việc xác định trình độ của giáo trình, số lượng các chủ đề và lượng kiến thức không giống nhau.
3.2.2 Hệ thống ngữ pháp và các đặc điểm riêng của tiếng Việt
Năng lực ngữ pháp, khả năng tổ chức các câu để truyền đạt ý nghĩa, rõ ràng là trung tâm năng lực giao tiếp và phần lớn (dù không phải tất cả) những thứ liên quan đến việc lập kế hoạch, dạy và học tiếng. Số lượng các phạm trù về ngữ pháp mang tính giao tiếp phải được tính đến, sao cho phù hợp với trình độ của người học. Việc lựa chọn các hiện tượng ngữ pháp nào và việc phân bố, sắp xếp chúng ra sao trong quá trình dạy/ học một ngôn ngữ không phải là điều đơn giản. Ngoài ra những nhà biên soạn giáo trình dạy tiếng cũng cần phải tính đến những đặc điểm riêng biệt của tiếng Việt. Những điểm khác biệt đó có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện khả năng giao tiếp của
học viên. Với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, đa thanh điệu, chúng ta cần lưu ý giảng dạy các vấn đề sau:
1. Ngữ âm tiếng Việt. Người học gặp khó khăn không chỉ vì tiếng Việt có đến 6 thanh điệu mà còn vì hệ thống nguyên âm, phụ âm đầu, cuối khá phức tạp. Do đó, phần ngữ âm nên được dạy ngay từ đầu và cần được ôn luyện trong cả giai đoạn dạy/học bậc cơ sở.
2. Từ tiếng Việt. Từ tiếng Việt không có sự biến đổi hình thái như đa số các ngôn ngữ Ấn – Âu. Nó không thay đổi trong mọi trường hợp và có một nhóm từ thường gọi là hư từ, mang ý nghĩa ngữ pháp. Do đó, thay vì học các hình thức biến đổi hình thái của từ, trong tiếng Việt phải học các từ mang ý nghĩa ngữ pháp này. Hơn nữa, tiếng Việt còn là một ngôn ngữ âm tiết tính nên các âm luôn tách rời nhau, không có sự nối âm. Từ có thể là đơn tiết hoặc đa tiết nên việc phân định ranh giới của từ cũng là một vấn đề đối với người học.
3. Hệ thống đại từ và các từ chỉ người. Nó lẽ có ít ngôn ngữ nào lại có hệ thống đại từ và từ chỉ người nhiều và phức tạp như tiếng Việt. Nó thực sự gây khó khăn cho những người nước ngoài muốn học tiếng Việt. Riêng các đại từ thông dụng cũng đã lên đến khoảng 20 từ, như: tôi, tao, tớ, mình… (ngôi 1, số ít); bạn, mày, ấy, ngươi…(ngôi 2, số ít); nó, hắn, thị, y…(ngôi 3, số ít). Số nhiều thường thêm “chúng / những / các” trước đại từ. Ngoài ra còn một lượng lớn các đại từ và danh từ khác cũng được sử dụng để chỉ người. Đó là do tiếng Việt có sự phân chia loại từ này theo vai vế, vị trí xã hội, sắc thái tình cảm và sắc thái ý nghĩa… Do đó, có sự biến đổi vô cùng đa dạng và phức tạp trong cách xưng hô và chỉ người. Tất nhiên khi học tiếng Việt, tuỳ theo trình độ, học viên phải nắm được hệ thống phức tạp này.
4. Tính đa chức năng của từ ngữ pháp tiếng Việt. Trong tiếng Việt, ý nghĩa ngữ pháp thường được biểu hiện qua các từ ngữ pháp. Nhưng khó khăn
pháp khác nhau. Ví dụ: Từ “mới”, ngoài ý nghiã thực từ là chỉ tính chất, trái với “cũ” thì còn mang một số nghĩa ngữ pháp như:
+ Chỉ hành động, sự việc vừa xảy ra trong quá khứ gần, thường đi cùng từ “vừa”:
Ví dụ: Anh ấy (vừa) mới đến
+ Chỉ một hành động xảy ra khi đã có điều kiện: Ví dụ: Có làm thì mới có ăn
Anh ấy đến tôi mới ăn
+ Khi kết hợp với “mãi” tạo nên cấu trúc mang ý nghĩa: hành động, sự việc trước xảy ra quá lâu, hành động, sự việc sau mới xảy ra:
Ví dụ: Tôi chờ mãi anh ấy mới đến Cô giảng mãi nó mới hiểu bài ….
Trong tiếng Việt có khá nhiều từ ngữ pháp mang tính đa nghĩa kiểu này, gây không ít khó khăn cho người học, đặc biệt là khi nghe. Do đó, vấn đề này cần được giảng dạy và giúp học viên phân biệt rõ ràng tuỳ theo các trình độ.
5. Nhóm từ chỉ vị trí: trước, sau, trong, ngoài. Vấn đề này cần được lưu ý vì nó có sự khác biệt lớn với các từ tương ứng trong các ngôn ngữ Châu Âu. Do người Việt Nam thường lấy con người làm vị trí trung tâm khi nhìn sự vật khác nên mới có cách định vị kiểu:
- Con thuyền đang đi dưới sông - Trên sông có con thuyền đang chạy
Cùng một sự vật ở vị trí giống nhau nhưng có hai cách nói khác nhau. Câu thứ nhất người nói lấy mình làm trung tâm để định vị con thuyền (mình ở trên - thuyền ở dưới). Còn câu thứ hai lại định vị con thuyền theo mặt nước sông ( trên mặt sông). Tiếng Việt sử dụng cả hai kiểu định vị không gian đó nên học viên cần chú ý vấn đề này.
6. Từ có tính cơ động. Với một ngôn ngữ đơn lập phân tích tính như tiếng Việt thì phương thức ngữ pháp chủ yếu là hư từ và trật tự từ. Nhưng trong cấu trúc câu, trật tự từ có thể thay đổi kiểu như:
- Khi nào anh đến nhà cô ấy? - Anh đến nhà cô ấy khi nào?
Trật tự từ thay đổi đôi khi kéo theo sự thay đổi về ý nghĩa của câu. Trong tiếng Việt có khá nhiều từ như vậy nên cần được lựa chọn và giảng dạy một cách hợp lí.