Vấn đề ngữ pháp

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 38)

Đối với các hiện tượng ngữ pháp, chúng tôi xét theo hai mặt là mặt định lượng và định tính, tức là khảo sát số lượng các mẫu câu và mức độ phức tạp của chúng.

Trong mục này, khảo sát các mục ngữ pháp và các mẫu câu được dạy ở tài liệu 1. Chúng tôi thống nhất coi những vấn đề được đưa vào phần ghi chú ngữ pháp là các hiện tượng ngữ pháp cần khảo sát trong các tài liệu được chọn.

Bài Số hiện tượng ngữ pháp

Hiện tượng ngữ pháp

1 4 Mẫu câu chào hỏi

Đại từ chỉ người: ông, bà, anh, chị…

Hệ từ:

Cách hỏi tên, sức khỏe

2 4 Cách hỏi về nghề nghiệp

Cách dùng các từ: rất, quá, lắm

Cách dùng giới từ: của

Từ biểu thị lịch sự: xin, xin lỗi, ạ

Cách dùng câu hỏi: …có…không?

Cách dùng phó từ: đã, đang, sẽ, sắp

4 4 Cách dùng từ phủ định: không phải, không

Cách dùng đại từ chỉ người số nhiều Cách dùng từ: cũng, đều

Cách dùng câu hỏi: ai?

5 4 Cách dùng các từ chỉ loại

Cách dùng các từ chỉ định: đây, kia, đấy, đó

Cách dùng các từ chỉ định: này, kia, ấy, đó

Cách dùng câu hỏi: cái gì? con gì? thế nào?

6 4 Cách hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu

Cách hỏi về thời gian

Cách hỏi về ngày trong tuần Cách hỏi: …đã…chưa?

7 4 Cách hỏi tuổi

Cách hỏi ngày, tháng, năm Cách hỏi về địa điểm

Cách dùng “vậy, thế” ở cuối câu

8 4 Cách dùng các từ so sánh

Cách dùng: từ…đến…

Cách dùng tính từ Cách dùng từ: xong

9 4 Cách hỏi về thời gian: bao giờ? bao lâu? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách hỏi về nguyên nhân: vì sao, tại sao, sao?zA

Cách dùng phó từ: mới

Cách dùng trợ động từ: định

Cách dùng câu hỏi: bao xa? có xa không?

Cách nói về địa điểm Cách dùng từ: thưa, dạ

11 4 Cách dùng trợ động từ: vẫn, còn

Cách dùng câu hỏi:…chứ?

Cách dùng trợ động từ: có thể, được

Cách dùng từ: nhé

12 5 Cách dùng câu hỏi: …đã…bao giờ chưa?

...đã…lần nào chưa?

Cách dùng câu ghép nguyên nhân- kết quả: vì…nên…

Cách dùng trợ động từ: chỉ, thôi

Cách dùng từ: cách đây

Cách nói thời gian trong ngày

13 5 Cách dùng giới từ chỉ phương tiện: bằng

Cách dùng câu hỏi: …nhỉ?

Cách dùng câu ghép điều kiện- kết quả: nếu…thì…

Cách dùng các từ chỉ lượng: nhiều, ít, đông, vắng

Câu hỏi lựa chọn: hay,hoặc

14 4 Cách dùng trợ động từ: nên, cần, phải

Cách dùng câu hỏi: …à?

Cách hỏi giá

Từ xưng hô trong gia đình và đại từ chỉ người trong tiếng Việt

15 4 Cách dùng trợ động từ: đi, hãy, hãy…đi

Cách dùng trợ động từ: thêm, nữa, thêm…nữa

16 4 Cách dùng: là, rằng

Cách dùng cấu trúc: khi…thì…, khi nào…thì…

Cách dùng từ chỉ số nhiều: những, các

Cách dùng từ chỉ số nhiều: tất cả, cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 4 Cách dùng động từ: có, còn

Cách dùng cấu trúc: cả…lẫn…

Cách dùng các từ chỉ hướng: ra, vào, lên, xuống, về, đến…

Cách dùng từ: tùy

18 4 Cách dùng từ: để

Cách dùng các động từ: đưa, gửi, chuyển…

Cách dùng các tính từ chỉ lượng: nặng, cao, dài, dày, sâu, rộng Cách dùng từ: làm ơn 19 4 Cách dùng từ: đã ở cuối câu Cách dùng các động từ tình thái:được, bị Cách dùng giới từ chỉ chất liệu: bằng Cách dùng các phó từ chỉ mức độ: hơi, khá, rất 20 4 Cách dùng giới từ: do Cách dùng cặp từ nối: vừa…vừa Cách dùng: ngoài…ra

Cách dùng các từ chỉ kết quả: ra, được, thấy

21 4 Cách dùng câu hỏi về trạng thái cơ thể:…làm sao?

Cách dùng từ bị với các từ chỉ trạng thái cơ thể

Cách dùng các trợ động từ phủ định: cấm, không được, đừng, không nên

22 4 Cách dùng từ: thử

Cách dùng từ chỉ lượng: mấy, vài

Cách dùng cấu trúc: không những…mà còn…

Cách dùng từ chỉ sự lặp lại: lại

23 5 Cách nói về thời tiết

Cách dùng từ so sánh bậc cao nhất

Cách dùng câu ghép: tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng...

Cách dùng các phó từ: thường, luôn, thỉnh thoảng, đôi khi, ít khi

Cách dùng đại từ thay thế: thế, vậy

24 4 Cách dùng: sau, sau khi, trước, trước khi

Phân biệt cách dùng câu hỏi: đã…chưa? và: đã…bao giờ chưa?

Cách dùng từ: hồi

Các từ chỉ thời gian

Bảng 2.3: Các hiện tượng ngữ pháp trong TL1

Qua bảng khảo sát trên chúng ta thấy rằng tác giả phân bố các hiện tượng ngữ phát rất đồng đều. Tổng cộng có 99 hiện tượng ngữ pháp trong 24 bài, trung bình mỗi bài học có 4 hiện tượng ngữ pháp, như thế là không ít cũng không quá nhiều, phù hợp với học viên bậc cơ sở. Các hiện tượng ngữ pháp này thường được giải thích bằng tiếng Anh và có các ví dụ song ngữ Việt- Anh để học viên tham khảo.

Giáo trình cung cấp cho học viên các hiện tượng ngữ pháp cơ bản nhất giúp người học có thể giao tiếp bước đầu. Đó là các câu hỏi đơn giản về họ tên, quốc tịch, nghề nghiệp, tuổi…và cách sử dụng các từ để cấu tạo các mẫu câu quen thuộc, thiết yếu nhất như: xin, làm ơn…Độ phức tạp của các hiện

phân biệt các từ tương tự nhau về nghĩa nhưng có cách sử dụng khác nhau như: một lát, một chút, một tí hay thiếu, đủ, thừa ( bài 15); đưa, gửi, chuyển

(bài 18)…Các hiện tượng ngữ pháp và cách sắp xếp chúng trong từng bài học như vậy là hợp lí.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 38)