Hệ thống các hiện tượng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 78)

Các hiện tượng ngữ pháp trong mỗi giáo trình là không giống nhau. Chúng được giải thích và dẫn chứng bằng các ví dụ cụ thể, giúp học viên hiểu và sử dụng được ngay. Tuy nhiên cũng còn một số hiện tượng ngữ pháp được chú thích sơ sài. Các giáo trình tập trung khá nhiều vào việc lựa chọn các hiện tượng ngữ pháp và việc phân bố chúng trong mỗi bài. Chính việc làm này góp phần qua trọng trong việc lựa chọn các chủ đề cho bài học và việc thiết kế bài hội thoại cũng như các bài đọc sao cho phù hợp. Do đó chủ đề có liên quan mật thiết đến các hiện tượng ngữ pháp. Nhiều giáo trình trước đây còn lấy

sát ở trên cũng khác nhau khá nhiều về các hiện tượng ngữ pháp cũng như số lượng của chúng. Qua thống kê, chúng ta có bảng so sánh sau:

Trình độ Cơ sở Trung cấp Cao cấp

Giáo trình TL1 TL2 TL3 TL4 TL5 TL6

Số lượng chủ đề 18 20 16 8 17 30

Hiện tượng ngữ pháp 99 128 76 47 63 101

Bảng 2.16: Số lượng hiện tượng ngữ pháp và các chủ đề

Do số lượng các chủ đề khác nhau nên số lượng các hiện tượng ngữ pháp cũng có sự chênh lệch lớn. Giáo trình nào ít chủ đề thì cũng đưa ra ít hiện tượng ngữ pháp hơn, vì trong một bài không thể dạy quá nhiều các mẫu ngữ pháp, gây khó khăn cho người học.

Các hiện tượng ngữ pháp cần dạy thường được lồng vào các bài hội thoại giúp học viên tiếp cận nhiều hơn với giao tiếp hàng ngày. Trong TL2, mỗi bài học có ít nhất hai hội thoại nên số các hiện tượng ngữ pháp cũng nhiều hơn cả (128 hiện tượng ngữ pháp). Ngược lại, TL4 chỉ có 8 chủ đề nên có ít các mẫu ngữ pháp nhất (chỉ có 47 hiện tượng ngữ pháp).

Nhìn chung, một số giáo trình thuộc bậc trung cấp và cao cấp có hệ thống các hiện tượng ngữ pháp khá phong phú, đa dạng nhưng thường vẫn có sự lặp lại các những hiện tượng ngữ pháp đã có ở bậc thấp hơn. Các tác giả cũng đã có sự chú trọng vào việc lựa chon kĩ các hiện tượng ngữ pháp cần dạy và sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định theo quan điểm của mình hoặc sắp xếp theo nhóm các hiện tượng ngữ pháp có liên quan với nhau giúp học viên có cái nhìn hệ thống hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay (Trang 78)