Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hậu giang (Trang 37)

trong thời gian vừa qua

Kinh tế việt nam liên tục phát triển trong nhiều năm qua đã tạo điều kiện hấp dẫn các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước và đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là một thời đoạn đặc biệt đối với ngành bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Được đánh giá là một thị trường đầy triển vọng bởi Việt Nam có tới hơn 85 triệu dân, nhưng chỉ có chưa đầy 10% số người Việt Nam mua bảo hiểm và chi phí cho bảo hiểm mới chiếm khoảng 2% GDP. Trong khi ở các nước Châu Á, tỷ lệ dân số mua bảo hiểm là khoảng 20 – 40% và ở các quốc gia phát triển, chi phí cho bảo hiểm chiếm khoảng 10% – 15% GDP. Rõ ràng, tiềm năng cho phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn rất lớn đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. [30]. Là một ngành mới nhưng bảo hiểm Việt Nam đã có tốc độ phát triển khá nhanh điều đó đã làm tăng nhanh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ qua các năm.

Bảng 2.1: Số lượng DNBH của thị trường bảo hiểm Việt Nam (2006-2011). [16].

Loại hình DNBH 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trong nước 13 14 17 18 17 17 Phi nhân thọ Nước ngoài 8 8 10 11 11 12 Trong nước 1 1 1 1 1 1 Nước ngoài 5 8 9 10 9 12 Nhân thọ Liên doanh - - 1 1 1 1 Trong nước 1 1 1 1 1 1

Tái bảo hiểm

Nước ngoài - - - 1

Trong nước 5 5 6 7 7 7

Môi giới

Nước ngoài 3 3 4 4 5 5

Tổng số DNBH 37 40 49 50 53 57

Cùng với sự tăng trưởng của cả nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng các DNBH và sự thay đổi theo hướng tích cực trong nhận thức của người dân, doanh thu phí bảo

hiểm của toàn ngành cũng tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình khoảng 20%/năm, quy mô thị trường ngày càng được mở rộng.

Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam (2006-2011). [16].

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu phí bảo

hiểm (tỷ đồng), trong đó: 14.898 17.650 21.255 25.593 30.842 36.574 – Phi nhân thọ 6.403 8.213 10.948 13.616 17.070 20.576 – Nhân thọ 8.495 9.437 10.307 11.857 13.772 15.998 Doanh thu hoạt

động đầu tư (tỷ đồng) 3.478 6.623 6.799 6.016 8.020 10.433

Đóng góp vào GDP

(%) 1,75 2,12 1,90 1,99 1,98 1,85

Đầu tư trở lại nền

kinh tế (tỷ đồng) 30.661 46.549 58.435 65.094 79.069 83.080

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm đã anh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó nhóm doanh nghiệp có sự gia tăng nhanh về thị phần đều là những doanh nghiệp bảo hiểm thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

Bảng2.3: thị phần doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn (2006-2011). [16]

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bảo Việt 34,9% 31,1% 30,5% 26,9% 24,6% 36,16% PVI 18,3% 19,7% 18,6% 20,3% 20,6% 20,61% Bảo Minh 21,8% 19,3% 17,3% 13,4 11,4% 10,36% PJICO 10,5% 10,5% 9,8% 9,5% 9,3% 9,17% PTI 3,6% 3,6% 4,1% 3,4% 4% 4,5% Khác 10,9% 15,8% 19,7 26,5% 30,1% 19,2

Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm từ các tập đoàn được sự giúp đỡ nhiều từ công ty mẹ. Với các công ty bảo hiểm này thì thời gian đầu đều nhận được các hợp đồng của tâp đoàn mẹ, từ các công ty thành viên của tập đoàn. Với nền tảng đó thì các công ty vượt qua thời gian khó khăn của những ngày đầu thành lập và dần

có chỗ đứng trên thị trường. Bản thân các công ty này cũng hiểu lợi thế của mình nên tận dụng triệt để nhằm gia tăng thị phần tại ngành kinh doanh chính. Đơn cử PVI là đơn vị bảo hiểm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia chiếm 100% thị phần bảo hiểm năng lượng, 30% thị phần bảo hiểm hàng hải và 40% bảo hiểm kỹ thuật. Hầu hết đều là những công trình của tập đoàn. Cùng với đó là sự phát triển của quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tính đến cuối năm 2011 thì thị trường bảo hiểm mới chỉ dừng ở quy mô khiêm tốn 1,85% GDP trong khi ngay tại các quốc gia trong khu vực thì tỷ lệ này ở ngưỡng 2-3% GDP. Theo đó là nhận thức về mua bảo hiểm của người dân cũng tăng lên, có sự hiểu biết nhiều hơn nên các doanh nghiệp bảo hiểm càng có nhiều cơ hội phát triển.

Về kênh phân phối: Hiện nay các DNBH chủ yếu phân phối sản phẩm bảo qua ba kênh chủ yếu: qua cán bộ của chính doanh nghiệp đó, qua hệ thống ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính và qua đại lý. Bên cạnh đó còn rất nhiều kênh mà các DNBH có thể khai thác được. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì các doanh nghiệp có thể mở rộng kênh phân phối qua mạng lưới Internet, với sự phát triển của thương mại điện tử thì việc mua bán các sản phẩm qua mạng không còn xa lạ. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm bancassurance bởi đây là một trong những kênh phân phối đầy tiềm năng và hiệu quả.

Kênh truyền thống Kênh trực tiếp Kênh mới

Đại lý Cán bộ bảo hiểm Ngân hang

Môi giới Điện thoại Công ty tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại diện thương mại Thư tín, Internet Cửa hàng hợp tác …

Mặc dù, thị trường bảo hiểm phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng thị trường bảo hiểm Việt nam đang tồn tại một số khó khăn nhất định.

- Một là, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn tồn tại như giảm phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng mức khấu trừ… Công tác giải quyết bồi thường đôi khi còn phức tạp, gây khó khăn cho khách hàng. Trên thị trường bảo hiểm hiện nay, sự có mặt của gần 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh về phí bảo hiểm trong thời buổi giá cả phụ tùng và chi phí nhân công ngày

càng tăng đang khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi cân đối giữa chi phí và chất lượng dịch vụ. Thực tế, hoạt động bảo hiểm đang bị tác động mạnh mẽ trong giai đoạn cắt giảm chi phí hậu khủng hoảng toàn cầu và tình hình lạm phát cao ở trong nước. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác khai thác, bán các sản phẩm chính như bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu...

Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũng làm gia tăng chi phí khai thác dịch vụ, giảm giá các sản phẩm bảo hiểm xuống quá mức cho phép, đặc biệt là đối với các sản phẩm bảo hiểm có doanh thu lớn như bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt (có đơn bảo hiểm hạ phí xuống tới 0,03% chi phí bồi thường, dù dịch vụ bị đánh giá là có hệ số rủi ro cao), bảo hiểm xây dựng lắp đặt đang vào mùa mưa bão (phí bảo hiểm chỉ có 0,12 - 0,13%). [31].

Mặc dù,Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 góp phần làm cho tình hình kinh doanh bảo hiểm được quy chuẩn hơn trước, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và trục lợi bảo hiểm vẫn có chiều hướng gia tăng; tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài ngày một rõ nét. [32]

Vì thế, nếu không kịp thời đổi mới, thay đổi nhận thức thì sớm muộn các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ bị lép vế. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang mất dần lợi thế sân nhà trong nhiều lĩnh vực bảo hiểm. Bảo hiểm ô tô, bảo hiểm cho các dự án có vốn ngân sách nhà nước, kể cả bảo hiểm cho người lao động cũng bị chia sẻ cho các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua biên giới dẫn tới phí bảo hiểm thấp hơn, điều kiện, điều khoản bảo hiểm khác hơn đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội thâm nhập thị trường sâu hơn, khiến các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

Cùng với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm còn đều phải đối mặt với một vấn nạn chung là trục lợi bảo hiểm. Vấn nạn này đã xảy ra trong nhiều năm qua, nay vẫn tiếp tục và

ngày càng trở nên tinh vi hơn. Ví dụ như đối với bảo hiểm xe cơ giới, biết có dịch vụ bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, có những trường hợp trèo cây ngã gẫy chân, tay cũng xin được xác nhận của địa phương là bị tai nạn xe máy để đòi bảo hiểm bồi thường… Đối với các nghiệp vụ khác như bảo hiểm con người thì theo như lời một lãnh đạo trong ngành bảo hiểm là tình trạng trục lợi không đếm xuể. Tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn nên hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc không cao. Mặt dù các DNBH có được mức tăng trưởng nhanh về mặt doanh thu nhưng chưa thực sự bền vững, chưa chú trọng đến chất luợng và hiệu quả kinh doanh. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng công tác khai thác cũng như đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất mà phần lớn vẫn chạy theo doanh thu.

Bảng 2.4 số liệu bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn (2007-2011). [16].

Năm Doanh thu (tỷ đồng) Số tiền bồi thường (tỷ đồng) Tỷ lệ bồi thường (%)

2007 8.213 3.238 39,42%

2008 10.948 4.598 42,00 %

2009 13.754 5.283 38,41 %

2010 17.070 6.411 37,56 %

2011 20.576 8.736 42,46

- Hai là, chưa tạo ra những kênh hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm khiến phần lớn khách hàng tham gia bảo hiểm đều là do Nhà nước bắt buộc (chẳng hạn như khi vay vốn ngân hàng, xuất nhập khẩu…). Với một thị trường hơn 85 triệu dân như Việt Nam, tiềm năng là không nhỏ nhưng để khai thác được tiềm năng lớn lao này, việc tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức quần chúng nhân dân là một điều cần đặc biệt quan tâm đối với ngành bảo hiểm. Hiện nay, nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm mang tính bị động, khi họ gặp rủi ro bản thân họ cũng không biết mình được bồi thường bao nhiêu, từ đó dẫn đến tranh chấp diễn ra khá phổ biến. Chính tình trạng không minh bạch trong các khâu và những yếu kém trong tuyên truyền đã dẫn đến tình trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm, trong một chừng mực nhất định, vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình hội nhập sâu rộng của ngành bảo hiểm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo việt hậu giang (Trang 37)