Người kể chuyện già uý thức tự vấn

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 73)

B. NỘI DUNG

3.1.2.Người kể chuyện già uý thức tự vấn

“Tự vấn”theo Từ điển tiếng việt là “tự đặt câu hỏi với mình để xem xét lại mình” [82]. Dưới góc độ tâm lí học, ý thức tự vấn có nội hàm tương đương với khái niệm tự ý thức. Đó là hoạt động hướng nội của chủ thể con người, không chỉ nhận thức về thế giới xung quanh mà còn đào sâu, mổ xẻ bản thân nội tâm để có thể tự điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách. Ý thức tự vấn chỉ xuất hiện ở những con người có ý thức sâu sắc về cá nhân, có sự trưởng thành về mặt nhân cách và luôn khát khao hoàn thiện. Tự vấn là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và không kém phần quyết liệt, nó đòi hỏi phải có lòng trung thực, thái độ dũng cảm khi đối diện với trạng thái hiện sinh của bản thân và xã hội. Nó có khả năng tự nhìn nhận lại, tự đánh giá lại bản thân với thái độ phê phán để có thể hiểu về mình.

3.1.2.1. Ý thức tự vấn trong văn học.

Ý thức tự vấn xuất hiện khá muộn trong văn học Việt Nam. Bị chi phối bởi tư tưởng “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, cùng với tính quy phạm mang tính chuẩn mực, cho nên văn học trung đại suốt một thời gian dài không xuất hiện

Luận văn thạc sĩ 74 Nguyễn Thị Duyến dòng văn học tự vấn. Nhưng ý thức tự vấn ở một chừng mực nào đó đã xuất hiện trong một số cây bút có cá tính mạnh mẽ như trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Bước sang thế kỉ XX, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc trên nhiều mặt cả về kinh tế, văn hóa, tư tưởng…đã làm ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ. Trong văn học đã bắt đầu xuất hiện khuynh hướng tự vấn chủ yếu qua sáng tác thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… và văn xuôi Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam…các sáng tác văn học giai đoạn này chủ yếu thể hiện khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân cùng với những day dứt về sự tồn tại bản thể. Tuy nhiên, ý thức tự vấn trong văn học giai đoạn này chưa có đủ nội lực để đi xa hơn nữa trên con đường tự vấn bản thân.

Văn học 1945-1975, do hoàn cảnh đất nước chiến tranh, văn học là một “công cụ của chính trị”, là “thứ vũ khí của công tác tư tưởng” là “phương tiện tuyên truyền và giáo dục quần chúng”, thống nhất ý chí cao độ để phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc nên trong văn học không mấy khi xuất hiện ý thức tự vấn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh qua đi, nhìn lại, Nguyễn Minh Châu đã không khỏi xót xa khi nhận ra đó là nền văn học “minh họa”. Sau 1975, nhất là từ thời kì đổi mới 1986, văn học có một khoảng lặng cần thiết để nhìn lại mình, tìm lại loại hình nghệ thuật đặc thù của mình. Trong văn học xuất hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ, sâu sắc của ý thức tự vấn. Đời sống văn học trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ý thức tự vấn xuất hiện nhiều qua các sáng tác của các tác giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp…

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 73)