Ngƣời kể chuyện

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 67)

B. NỘI DUNG

3.1.Ngƣời kể chuyện

“Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học của chính mình trong tác phẩm, một vai trò được

người đọc chờ đợi” [25, tr.100]. Có nghĩa là trong tác phẩm văn chương bao

giờ cũng có sự thể hiện hình tượng tác giả như là một sự ý thức của nhà văn về vai trò chủ thể tư tưởng khi quan sát, miêu tả sự vật hiện tượng, đánh giá cuộc sống. Hình thức tự thể hiện của hình tượng tác giả thường là thông qua nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm.

Nhân vật người kể chuyện, đó là một “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi

một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [25, tr. 221]. Là nhân vật do tác giả sáng

tạo ra, có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản. Tồn tại với tư cách một công cụ do nhà văn hư cấu nhằm chuyển tải một thông điệp nào đó, việc lựa chọn kiểu người kể chuyện không phải ngẫu nhiên mà hoàn toàn mang tính quan niệm của nhà văn. Nhân vật người kể chuyện là những nhân vật hư cấu, các chủ thể xưng tôi và người trần thuật trong tác phẩm không thể đồng nhất với nhà văn. Người kể chuyện không phải tác giả, song luôn bị cái bóng của tác giả chi phối. Mỗi người kể chuyện dù xuất hiện hữu hình hay vô hình đều mang bóng dáng và tư tưởng của hình tượng tác giả. Chính vì vậy:“Sự lựa chọn người kể chuyện, vị trí quan sát và cách thức kể sẽ mang đậm dấu ấn của người nghệ sĩ. Người kể chuyện ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng. Vấn đề là chúng ta có thể nhận ra những nỗ lực của tác giả đã làm biến chuyển lịch sử như thế nào khi thay đổi quyền năng và vai trò của người kể chuyện. Có thể nói ý thức của người nghệ sĩ tác động trực tiếp đến sự lựa chọn một phương thức kể phù hợp mà ở đó người

Luận văn thạc sĩ 68 Nguyễn Thị Duyến

kể chuyện có trách nhiệm thực thi những ý tưởng của tác giả” [54, tr.70].Trong

tác phẩm mọi sự thể hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo ra hình ảnh và góp phần không nhỏ và tạo nên tính sinh động và sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học thì nhà văn phải biết lựa chọn một chỗ đứng thích hợp để kể chuyện: hoặc là tham gia trực tiếp vào sự kiện và cốt truyện, hoặc là người đứng ngoài sự kiện. Vấn đề chọn ngôi kể là vấn đề quan trọng giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo.“Người ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và

không bắt đầu từ một điểm nhìn nào đó” [94]. Tác giả phải chọn ngôi kể phù

hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của mình bởi ngôi kể là điểm nhìn, là vị trí dùng để quan sát, cảm thụ đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện tâm lí, văn hóa…và cũng qua ngôi kể tác giả tự thể hiện mình một cách rõ nét. Chính bởi lẽ đó, nghiên cứu hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải không thể không nghiên cứu nhân vật người kể chuyện. Nhân vật người kể chuyện trong sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải như một người bạn đi bên cạnh ta, thủ thỉ tâm tình trò chuyện, giãi bày, và cả tranh luận, đối thoại nữa để cùng người đọc chia sẻ và đồng cảm với những chiêm nghiệm của cá nhân mình.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 67)