Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 68)

B. NỘI DUNG

3.1.1.Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại

Sau năm 1975, dòng chảy của cuộc sống mới sau chiến tranh đòi hỏi văn học phải có những hình thức thể hiện mới. Quan điểm sử thi hình như không phù hợp, không còn đủ sức để chuyển tải những vấn đề mới, những bức thiết đang xuất hiện trong cuộc sống thời bình. Xuất phát từ quan niệm lấy con người làm đối tượng phản ánh, văn học nhằm mục đích phân tích, nghiên cứu sâu sắc “con người trong con người”. Những sáng tác của Nguyễn Khải từng bước chuyển sang quan điểm trần thuật từ góc độ đời tư, thế sự, lấy tinh thần nhân bản làm cốt lõi. Đổi mới này làm cho những sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới mang một phong cách trần thuật mới mẻ, người kể chuyện thường trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Hình tượng tác giả xuất hiện tương đối

Luận văn thạc sĩ 69 Nguyễn Thị Duyến bình đẳng trong tác phẩm, luôn xuất hiện ở tư thế đối thoại: đối thoại với hiện thực, với nhân vật, với người đọc và với chính mình. Nhân vật được soi sáng từ nhiều điểm nhìn trong các mối quan hệ khác nhau, các hoàn cảnh khác nhau để tìm ra cốt lõi bên trong.

Ở những truyện được trần thuật từ ngôi thứ ba, giữa tác giả và nhân vật luôn có khoảng cách để câu chuyện mang tính khách quan:“Bằng sự điềm nhiên của lời kể chuyện thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm rất lớn với nhân

vật và chỉ hướng tới sự chú ý của người nghe vào những kết quả thuần túy”[24,

tr. 24]. Từ điểm nhìn khách quan ấy nhà văn có thể quan sát một cách tỉnh táo những cảnh đời, những quan hệ qua đó rút ra những bài học về cuộc đời. Ở cách trần thuật ở ngôi thứ ba có khoảng cách này, chủ thể trần thuật luôn giấu mình đằng sau nhân vật để nhân vật tự bộc lộ cách sống, suy nghĩ, tâm trạng của mình. Chỉ đôi khi người kể chuyện mới đưa ra một vài nhận xét kín đáo hay là lời bình luận.

Dù xuất hiện ở cương vị nào thì nhân vật người kể chuyện chính là phương tiện nghệ thuật quan trọng, là đối tượng văn học để chuyển tải tư tưởng của tác giả, để chính tác giả bộc lộ những chiêm ngiệm nhằm phát hiện lại con người mình qua mọi biến cố của đời sống xã hội hôm qua, định hình lại con người mình qua mọi biến cố của con người hôm nay và mai sau. Nhà văn đã

“trao cho nhân vật quyền bình đẳng về tư tưởng, khi nhà văn muốn coi hiện

thực cái cần phải nghiên cứu từ nhiều phía”. Nhân vật người kể chuyện ở đây,

thực ra chỉ là cái bóng của nhà văn, là phương tiện nghệ thuật để nhà văn có thể được trò chuyện, được đối thoại công khai với người đọc nhằm tạo ra một hiệu quả bất ngờ và mới mẻ trong sáng tác. Đọc Nguyễn Khải, có người “cảm thấy đang được nghe những cuộc tranh cãi, những luồng tư tưởng đang có thực ngoài đời và nhiều tác phẩm có kết thúc giả định, như không có kết thúc. Nhà văn không đóng vai trò người truyền phán chân lí mà chủ yếu kích thích bạn

Luận văn thạc sĩ 70 Nguyễn Thị Duyến Trong xu hướng dân chủ hóa của nền văn học, đa phần mẫu người kể chuyện ưa thích xuất hiện trong những sáng tác của các tác giả cùng thời như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà… thường xuất hiện với cái nhìn hoang mang, dao động, hoài nghi và khá bi quan trước cuộc sống. Người kể chuyện xuất hiện rất đa dạng và linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật. Đa phần đó là người kể chuyện dân chủ, giàu ý thức tự vấn, cố ý phơi bày một cái tôi cá nhân, kích thích đối thoại từ bạn đọc. Còn với Nguyễn Khải, với cái nhìn của người kể chuyện không biết hết, nhà văn đã khiêu khích bạn đọc bằng những cái kết còn bỏ ngỏ, kích thích đối thoại ở người đọc cảm giác tin cậy. Điều đó góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Khải vì “cái để người đọc tin là khó lắm, càng khó khi được người đọc tin cái gì viết ra cũng thật cả tin

đến mức luôn chờ đón điều anh viết ra” [88, tr. 375-378]. Hầu hết các cuộc đối

thoại của nhân vật người kể chuyện của Nguyễn Khải tạo ra trong tác phẩm đều chưa tìm đến lời đáp cuối cùng. Tất cả mới chỉ là sự gợi mở, đặt vấn đề với rất nhiều khả năng giải quyết khác nhau. Truyện không khép lại ở lời kết của nhân vật người kể chuyện mà còn gợi cho người đọc tiếp tục suy nghĩ về những điều còn để ngỏ.

Gặp gỡ cuối năm, trong bữa tiệc gặp mặt cuối năm của nhà chị Hoàng có đầy đủ các thành phần, các chính kiến giai cấp: “bảo hoàng”có, cấp tiến có, cộng sản có, chống cộng sản, thiền có, khoa học có, người chiến thắng có kẻ chiến bại có, rồi là “một luật sư, một chiến sĩ cách mạng hoạt động tình báo nhiều năm trong hàng ngũ địch, một nhà văn cách mạng, một kĩ sư hóa học trẻ”. Với việc trần thuật từ điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn qua các nhân vật, người kể chuyện đã tạo ra một cuộc đối thoại đa thanh với nhiều quan điểm, nhiều sắc thái tình cảm, nhiều tâm trạng, thái độ khác nhau: Khi thành kính, trang trọng, khi thân mật đến suồng sã. Mỗi câu chuyện dù lớn hay nhỏ đều là một mảng hiện thực được nhìn nhận đánh giá bằng rất nhiều cách khác nhau. Với việc di chuyển điểm nhìn, đặt điểm nhìn vào mỗi nhân vật, người kể chuyện ở đây

Luận văn thạc sĩ 71 Nguyễn Thị Duyến cũng chỉ là thành viên tham gia vào câu chuyện. Anh ta không biết những gì mà độc giả biết: “Chuyện gì thế nhỉ? Chuyện gì có thể nghiệm trọng đến thế nhỉ? Nhưng phải đợi một lát nữa. những ai có mặt ở nhà này lát nữa?”. Người kể chuyện ở đây không đứng cao hơn nhân vật, mà như cũng bị cuốn hút vào câu chuyện. Trong tranh luận người kể chuyện ở đây không có thái độ phê phán gay gắt và kết án những con người ở “phía bên kia”. Đặt mỗi nhân vật trước sự lựa chọn, mỗi nhân vật đều phải lựa chọn, nhà văn muốn đưa đến một chiêm nghiệm đầy triết lí:“Một cách sống không lựa chọn, không từng trải sẽ không

biết khẳng định những giá trị của nó”. Có những lựa chọn đúng, có những lựa

chọn sai, có người không dám lựa chọn, không khẳng định được giá trị của bản thân. Tất cả mọi sự lựa chọn, không khẳng định được giá trị của bản thân. Tất cả mọi sự lựa chọn hay, dở, đúng , sai, tự thân nó ngoài bề nổi đã phơi ra còn mọi bề chìm cho người trong và ngoài cuộc tranh luận ấy, người kể chuyện muốn bày tỏ thái độ của mình để khơi gợi ở bạn đọc một sự rộng lượng cho những kẻ từng hợp tác với địch, không nên sỉ nhục họ, hạ thấp họ mà nên bày tỏ thái độ cảm thông như Lê Ngọc Trà đã viết: “Rộng lượng với những lầm lạc về nhận thức, với sự vấp ngã của con người trên con người đi tìm chân lí”. Người đọc ở đây như thấy mình đang được nhìn ngắm, trò chuyện, đối thoại, tranh luận cùng các nhân vật trong tác phẩm mà không hề bị áp đặt bởi một cách nghĩ, cách hiểu của tác giả. Vấn đề chiến thắng hay chiến bại không phải là vấn đề mà người kể chuyện muốn xoáy sâu vào người đọc, quan trọng hơn là cần có thái độ khoan hòa, nhân hậu đầy tình người khi nhìn về những con người ở “phía bên kia”. Đối với họ chúng ta không nên đứng từ xa để nhìn ngắm và suy xét mà cần có những cuộc gặp gỡ với một thái độ nhân hậu mới có thể đi đến hòa giải thật sự.

Người kể chuyện- hình tượng tác giả muốn chia sẻ cùng người đọc về việc lựa chọn cho mình một cách ứng xử trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ phạm tội, chúng ta có định kiến, nhưng lại thiếu đi sự khoan dung. Chúng ta có

Luận văn thạc sĩ 72 Nguyễn Thị Duyến thể dễ dàng ghét bỏ, tống giam những người phạm pháp, nhưng ngăn cản sự phạm tội từ cội nguồn căn nguyên của nó thì phải cần đến sự nỗ lực của những tấm lòng và tinh thần trách nhiệm. Câu hỏi còn bỏ ngỏ ấy của người kể chuyện cũng là nỗi niềm băn khoăn nơi người đọc, mong tìm được câu trả lời thỏa đáng. Trong lời của nhân vật Tiến- bạn Chính, người kể chuyện khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, xót xa trước một thế hệ đã cống hiến bao công sức để có được nền độc lập: “chỉ có mỗi nghề đi chiến trường. Nay mai không còn chiến trường thì đi đâu nhỉ?”, “lần đầu tiên mình mới thấy cô đơn” câu hỏi đầy bi kịch của một người đầy bi kịch của một người đã “sống hết mình cho một niềm tin, một lí tưởng” và hoàn toàn hòa tan trong cái chung của cộng đồng như xoáy sâu vào lòng mỗi người. Việc trần thuật từ điểm nhìn di chuyển điểm nhìn qua các nhân vật, người kể chuyện- hình tượng tác giả như muốn chất vấn, đối thoại với người đọc, buộc họ phải suy tư, trăn trở, phải có một phản ứng và cao hơn là một tấm lòng khi đối diện với những con người có bi kịch lạc thời như Tiến.

Nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải là người đã từng chứng kiến trải qua những đổi thay, những thất bại, những buồn vui của một đời người. Một người cầm bút từng trải hay suy ngẫm sự đời, việc người luôn hiện diện trên trang viết của ông. Đó là con người có nhu cầu hứng thú, tâm tình, trò chuyện, giãi bày và cả tranh luận, đối thoại để cùng người đọc sẻ chia đồng cảm với cá nhân mình. Chính vì lẽ đó qua nhân vật người kể chuyện giai đoạn sáng tác sau này, một cái tôi nhà văn hiện lên trong những sáng tác của Nguyễn Khải với nhu cầu nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về các vấn đề của đời sống hiện thực. Trong tư cách một nhân vật- nhân vật người kể chuyện- nhà văn có khả năng phân tích để tự khám phá chính mình, tự đối thoại với mình.

Tóm lại, tinh thần đối thoại, nhu cầu đối thoại là biểu hiện của văn học thời kì đổi mới, nó gắn liền với tư tưởng về một hiện thực đa chiều, không thể biết trước, không thể biết hết. Cảm nhận về tính đối thoại trong mỗi tác phẩm

Luận văn thạc sĩ 73 Nguyễn Thị Duyến cụ thể là điều không dễ và cũng khó thống nhất vì phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ thuật của từng người, không loại trừ cả những “liên tưởng”qúa xa so với những điều tác giả định nói. Tuy nhiên, người đọc có thể nhận ra trong bất cứ tác phẩm văn học nào của Nguyễn Khải cũng có những câu hỏi, những vấn đề mà tác giả đặt ra khơi gợi, mời gọi người đọc đối thoại. Nhiều vấn đề được đặt ra, được bàn bạc, được tranh luận nhưng vẫn còn là bỏ ngỏ… Bởi không phải vấn đề nào, Nguyễn Khải cũng có những giải đáp thấu đáo, có vấn đề mới chỉ dừng lại ở tính phát hiện, có vấn đề đã có những đề xuất giải pháp, nhưng tất cả vẫn chưa là chân lí cuối cùng. Nhà văn trình bày hoàn cảnh “có vấn đề”, lí giải, gợi mở, dự đoán và trao cho bạn đọc câu hỏi của mình. Tác phẩm của ông, vì vậy luôn ở thì hiện tại, những dự định như chờ đợi những cuộc đối thoại từ phía người đọc.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 68)