Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tự trào

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 98)

B. NỘI DUNG

3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tự trào

Khảo sát những sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi thấy phần lớn truyện của ông được viết dưới hình thức những câu chuyện kể. Trong đó người kể chuyện luôn là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm. Con người này thường đóng vai trò là một nhà văn, một nhà báo hay một người làm công tác văn hóa kể lại câu chuyện về một người bạn, một người họ hàng, một người hang xóm hay về một ai đó mà anh ta bắt gặp ở đâu đó trong cuộc đời. Hầu như trong mỗi sáng tác của Nguyễn Khải chúng ta chỉ bắt gặp vài ba gương mặt, nhưng câu chuyện có thể bị dây mơ dễ má từ người này sang người khác, từ chuyện nọ sang chuyện kia, truyện có thể kết thúc rất ngắn hoặc kéo dài ra thành những cuốn tiểu thuyết dày mấy trăm trang. Nó không làm cho người đọc chán nản, khó chịu mà có sức hấp dẫn lôi cuốn. “Nhà văn làm cho độc giả cảm

Luận văn thạc sĩ 99 Nguyễn Thị Duyến

thấy như ông có thể đến ngàn lẻ một đêm những câu chuyện bất tận về cảnh

đời, về những con người của cuộc sống” [71]. Nguyễn Khải giống như mọi

người đi mọi nơi để thi nhặt, lượm góp những câu chuyện của đời sống để mà viết. Nhiều truyện của ông nói giống như Lại Nguyên Ân: “Cái điệu, cái giọng của người trong dân giã đang kể cho nhau nghe chuyện đời”. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm của Nguyễn Khải không chỉ là những bức tranh sinh động, chi tiết về hiện thực mà còn là những pho tư liệu phong phú về nhiều lĩnh vực đời sống.

Trong Gặp gỡ cuối năm, nhà văn kể lại câu chuyện về cuộc hội ngộ của những con người trong cùng một gia đình, dòng họ nhưng ở những vị trí khác nhau, với những quan điểm chính trị, quan niệm sống khác nhau. Trong bữa tiệc cuối năm, ngoài một số đối thoại có tính chất tranh luận, tung hứng, đưa đẩy giữa chủ nhà và mấy vị khách, còn lại toàn bộ câu chuyện đều là lời kể nhẩn nha nhưng rành rẽ của người kể chuyện khi thì kể về tiểu sử của nhân vật này, lúc lại kể về tính cách nhân vật kia, là lời kể của cá nhân vật về đủ mọi thứ chuyện trên đời. Từ thuyết kết cấu hòa bình, chia khu vực ảnh hưởng của Bộ trưởng ngoại giao Mĩ Kissinger đến nghệ thuật nuôi chó cảnh. Từ động cơ phát triển dịch vụ khách sạn, bán gạo thừa của Thái Lan, kinh doanh phòng trà, tiệm nhảy của Hồng Kông hay bán buôn đồ hộp của Úc, Ma – rốc đằng sau hành động về hùa với Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho đến chuyện tướng số, tử vi. Người kể chuyện vừa kể, vừa bình, vừa lí sự. Đang lúc tranh luận về một đề tài rất cao siêu là ý nghĩa cái chết của “nhà cách mạng đã thất tiết” Nguyễn Thế Truyền thì thức ăn được dọn ra, thế là câu chuyện lại quay sang thói ngông của bà chủ nhà khi bà này mời những thực khách thật sang đến ăn một bữa ăn thật quê kiểng. Chưa dừng lại ở đó, chỉ một tiếng gọi của Chương: “chị Bơ ơi.” Thế là câu chuyện về người phụ nữ có tên là Bơ lại bắt đầu “Chị Bơ tên thật là Hỉ, cũng như tên thường gọi của chị Hoàng là Bò, các cháu nội của bà Bò đứa là Chuột, đứa là Đen, lại có cả một con Thêm nữa. Nói thật tục, tên đặt thật thô, bông đùa rất sỗ sàng là thói tục của một dòng họ. Các đời

Luận văn thạc sĩ 100 Nguyễn Thị Duyến

trước lễ nghi, quan dạng nhiều quá, đời sau không phá phách một chút không

thể sống nổi. Ông nội chị Bơ và ông nội chị Hoàng là anh em ruột…”[49]. Cả

một câu chuyện dài về một ông bác họ nửa là người nhà, nửa là người làm ông, một bà chị nửa họ hàng, nửa con ở, suốt đời chỉ biết hầu hạ, cũng phụng, “thích theo cái thích”, “ghét theo cái ghét” của người khác nhưng lại rất “hãnh diện vì được hi sinh cho những người thân thuộc”. Với giọng kể cà kê, gặp gì kể nấy, Nguyễn Khải đã tái tạo được cả một thế giới thượng lưu lỗi thời, nhu nhược nhưng mà đầy tham vọng ảo tưởng. Câu chuyện được kể cứ cà kê từ người này sang người kia, từ chuyện này sang chuyện khác chứ không theo một trật tự sắp xếp nào. Nhà văn đã tạo ra cho mình một cách kể độc đáo trong văn học thời đổi mới, chỉ với một cõi nhân gian bé tí nhưng lại chứa đựng một bức tranh hiện thực rộng lớn thấm đẫm tình người.

Cũng vẫn với cái giọng kể cà kê ấy, Nguyễn Khải đã mô tả được hình ảnh về một cõi nhân gian vừa rộng lớn, vừa “bé tí” bao quanh những kiếp người trong Một cõi nhân gian bé tí. Nhưng nỗi niềm cô độc của một lớp người đã bước vào tuổi già. Những lo toan trăn trở, những tính toán bộn bề của những con người hôm nay. Những chuyện vụn vặt xoay quanh cuộc vật lộn với miếng cơm manh áo của những người phụ nữ một đời nhẫn nhục, chịu đựng và hi sinh… trong một số truyện ngắn của Nguyễn Khải. Tất cả hiện lên sinh động, phong phú và hấp dẫn qua giọng điệu cà kê, dân giã và hóm hỉnh của nhà văn. Người đọc sẽ rất khó quên cái giọng điệu duềnh dàng của Nguyễn Khải kiểu như: “Quái cái bà lão này là ai mà thoạt nhìn tôi đã ngờ ngay là người tôi rất quen. Mặt hơi to và vuông, miệng rất rộng, hai cánh tay dài, chân cũng dài, là người cao và to xương, là ai nhỉ? Là ai mình đã gặp không chỉ một lần mà nhiều lần. Rượu rất êm và thơm, hạt lạ tròn có mùi húng lìu, vỏ mỏng bong ra trong lòng bàn tay nóng dẫy. Lạc để trong lọ là bày hàng, còn khi bán cho khách lại lấy từ trong cái túi vải cũ ủ kĩ dưới mấy lớp chăn. Phải có nhiều khách uống quen mới có loại rượu này và lạc rang kiểu này ” [42, tr. 78].

Luận văn thạc sĩ 101 Nguyễn Thị Duyến Giọng điệu này thực sự đã đem lại một phong vị riêng cho nhà văn Nguyễn Khải. Nhà văn như một người kể chuyện dân gian, hóm hỉnh và thông thái, có thể kể đến “ngàn lẻ”những câu chuyện bất tận về những cảnh đời, những con người cuộc sống trần gian. Cũng chính nhờ cái giọng điệu hóm hỉnh cà kê và dân giã không lẫn vào đâu được của Nguyễn Khải mà người đọc không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng trong cái thế giới khô khan, nhiều sự kiện của nhà văn.

Với giọng kể cà kê, hóm hỉnh và dân dã, Nguyễn Khải đã kéo lại gần khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc. Nhà văn đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết và tin cậy giữa nhà văn và bạn đọc. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nhận. Hiện thực con người trong tác phẩm của Nguyễn Khải trở nên phong phú, muôn màu muôn vẻ, vừa tự nhiên dung dị, vừa đầy bất ngờ bởi nhà văn luôn tâm niệm: “Dùng chữ cũng như dung tiền, chỉ bỏ ra rất ít mà vẫn mua được vật

có giá trị mới là người biết tiêu tiền” [35, tr. 638]. Chính vì lẽ đó, giọng điệu

trong những sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này là “một giọng văn tự nhiên vừa duyên dáng, dân dã chứ không phải làm điệu, làm dáng mà có”

(Vương Trí Nhàn). Và đằng sau giọng điệu ấy, người đọc có thể hình dung ra hình tượng tác giả là một người có duyên trong giao tiếp. Một con người có ý thức nghệ thuật cao, luôn tìm cho mình một cách nói riêng độc đáo trong bản hợp âm của văn học hiện đại.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)