Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 89)

B. NỘI DUNG

3.2.1.3.Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại

Chúng ta không thể thống kê được sự chênh lệch nhau giữa ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Vì giữa hai loại ngôn ngữ này trong từng tác phẩm Nguyễn Khải lại có sự ưu tiên khác nhau. Nếu ở Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại thì trong Thƣợng đế thì cƣời chủ yếu là ngôn ngữ độc thoại. Khi ngôn ngữ nào mà nhà văn quan tâm hơn có nghĩa là cách xây dựng nhân vật, xây dựng tác phẩm của nhà văn ấy là có chủ ý. “Nhà viết tiểu thuyết phải phát hiện ra phong cách, ngôn ngữ riêng của từng nhân vật trong lời ăn tiếng nói của con người có dấu ấn của kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng và tâm lí của họ. Đằng sau mỗi câu nói điển hình có phản ánh ít nhiều hoàn cảnh xã hội và một tiểu sử cá nhân. Ngôn ngữ của nhân vật là một thứ ngôn ngữ phản ánh”

Luận văn thạc sĩ 90 Nguyễn Thị Duyến Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chỉ rõ rằng các tác giả tiểu thuyết những năm 20 đầu thế kỉ XX mới “Chỉ cho ta những bức họa về một kiểu người, họ chưa có ý thức về việc phải đi sâu vào nội tâm của những tính cách điển hình

và miêu tả quá trình phát triển tư tưởng, tâm lí của nhân vật”. Đến chủ nghĩa

hiện thực, các nhà văn dần chú ý hơn vào việc khám phá tâm lí con người. Pêtơrov cho rằng: “Không thể là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa mà lại không phơi bày toàn bộ thế giới nội tâm của con người trong quan hệ nhân quả bên trong họ; những con người sống trong những điều kiện tâm lí và xã hội nhất

định”. Cũng là miêu tả Xuân Tóc Đỏ, nhưng khi là người thuộc tầng lớp thượng

lưu, nhặt ban quần nổi Xuân thường dùng ngôn ngữ nói: mẹ kiếp, nước mẹ gì; nhưng sau này trở thành nhân vật của giới thượng lưu Xuân trở thành người lịch sự hơn rất nhiều nhờ những câu: “chúng tôi rất hân hạnh”, “Xin cứ tự nhiên, cái đó vô hại”, “tôi mà nổi giận thì có người chết”. Hay như trong chị Dậu, Ngô Tất Tố xây dựng chị là một người đảm đang, tháo vát, tâm hồn đẹp đẽ cao thượng của chị Dậu hiện lên qua một loạt các sự kiện: chạy vạy sấp ngửa vì thuế, đánh lại người nhà lí trưởng để bênh chồng, nhường nhịn con, vứt nắm bạc vào mặt quan phủ, đi ở vú để cứu gia đình. Rất nhiều hành động diễn ra xung quanh chị Dậu, nhưng nhà văn lại không đi sâu vào khai thác tâm tư tình cảm của chị ở phía sau những hành động ấy. Đối với Nguyễn Khải trong rất nhiều thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật, ông thường xây dựng cả độc thoại như là thủ pháp chính để các nhân vật tự bộc lộ, phơi bày con người thật của mình. Tùy trường hợp ông sử dụng thủ pháp nào nhiều hơn để thể hiện được cá tính của từng nhân vật.

Độc thoại nội tâm và đối thoại giúp đi sâu vào con người ý thức, con người tư tưởng trong nhân vật, điều mà miêu tả không thể đảm đương nổi. Ở đây độc thoại được hiểu theo nghĩa là lời thoại của nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy nghĩ thầm kín: “Thể hiện trực tiếp quá trình nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp

Luận văn thạc sĩ 91 Nguyễn Thị Duyến

của nó”. Qua độc thoại nội tâm tác giả hướng nhân vật của mình thể hiện được

những suy tư của mình về phía đời sống khốn khổ của những người bạn, về phía nhân dân. Đương nhiên thủ pháp nghệ thuật này không còn là mới mẻ, trước đó đã có rất nhiều người thể hiện thành công mà tiêu biểu là Nam Cao. Trong văn Nguyễn Khải lời trần thuật của tác giả và lời độc thoại của nhân vật có khi hòa nhập vào nhau, xuyên thấm nhau tạo thành lời nửa trực tiếp. Bakhtin khi nói về tiểu thuyết của Turghenep đã đánh giá cao hình thức lời nửa trực tiếp có sự đan xen giữa lời tác giả và lời nhân vật. Theo ông đó là cách thức “cho phép kết hợp hữu cơ và cân đối tiếng nói nội tâm của người khác với văn cảnh của tác giả” “cho phép giữ được cái kết biểu cảm của tiếng nói nội tâm nhân vật”. Ngay từ tiểu thuyết Xung đột Nguyễn Khải đã sử dụng rất nhiều thủ pháp này để khám phá tâm hồn con người. Miêu tả những giây phút hấp hối của Huệ, Nguyễn Khải để cho nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ niềm khao khát được sống: “Cái gì đè chặt lấy ngực tôi thế này? Bố ơi có phải bố đấy không? Bố nắm lấy tay con một chút, cho tôi nói với bố tôi một đôi lời. Cái gì ngáng trước mặt tôi thế này? Thánh giá đấy phụ nữ? Để lui ra hộ tôi, cất giùm đi hộ tôi, nặng nhọc quá, lạnh lẽo quá. Ôi kéo hộ tôi, đừng đẩy tôi đi nữa, hãy cứu lấy tôi

với. Hãy cứu lấy tôi”. Có thể nói không có gì bộc lộ rõ ràng hơn tính cách, sự

lựa chọn, quan niệm sống của nhân vật hơn là việc họ tự độc thoại với chính mình. Họ có thể tự tranh luận, tự cắt nghĩa về những việc làm của mình tức là bản thân họ đang diễn ra một quá trình đấu tranh tư tưởng. Và quá trình này được Nguyễn Khải vận dụng nhiều nhất khi nhân vật đối diện với những suy tư về cuộc sống mang đậm tính chất triết luận. Vốn dĩ các nhân vật của Nguyễn Khải là những nhân vật hay nghĩ, lúc nào họ cũng nghĩ, cũng liên tưởng. Cha Thư thường có những lúc “đang trò chuyện vui vẻ bỗng ngồi thừ mặt, cái nhìn mờ đục, xa xôi, cặp môi lúc hồng lúc tái, một gương mặt chẳng bình thường

chút nào”. Dĩ nhiên đó là lúc Cha Thư đang tự đối thoại với mình tự đặt ra,

Luận văn thạc sĩ 92 Nguyễn Thị Duyến

mất niềm tin, tại sao lại buộc ta phải tin? Chính ta chúng đang giãy giụa trong cái hố sâu ngờ vực? Ta sống để mà tin, nhưng ta có quyền tin vào niềm tin của chính mình, thoát khỏi sự ràng buộc”.

Đối thoại có thể được xem là thủ pháp mà Nguyễn Khải thành công. Trong bốn cuốn tiểu thuyết chúng tôi tập trung nghiên cứu thì hầu như các nhân vật tự độc thoại nội tâm với chính mình nhiều. Bởi lẽ họ là những nhà trí thức, có lạc thời, có thức thời và chính là những người trí thức mà họ hay nhìn, hay nghĩ, không hề dứt. Chính sự cô đơn đã dẫn các nhân vật của ông hay phải độc thoại.

Từ bỏ khoảng cách sử thi của người kể chuyện biết hết với những trang văn phơi phới niềm tin, đặt điểm nhìn giữa đời sống nhân sinh thế sự, khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc được rút ngắn lại, đem lại cho văn học một không khí tự do, dân chủ. Đọc văn Nguyễn Khải, người đọc thấy được “một chân trời khác ngoài chân trời đã biết” và “nhận ra từ cuộc sống có nhiều hệ lụy của mỗi ngày vẫn có thể phát sáng tới vô cùng”[41, tr.556]. Trao điểm nhìn cho nhân vật, tôn trọng nhân vật, coi nhân vật như một con người có ý thức xã hội, có lập trường riêng, người kể chuyện đã đặt nhân vật trong thế đối thoại với mình, với các ý thức xã hội khác về các vấn đề mà nhân vật đang nói tới trong tác phẩm. Những lời văn của nhân vật vì vậy đã mang tính đối thoại: “Từ lúc này là công việc của ban tổ chức, những công việc rất trần tục của những bộ óc minh mẫn, quỷ quái và thủ đoạn để giữ bí mật, để lường tính mọi việc trong mọi tình huống, để quyết một trận sống mái với kẻ thù. Ngồi nghe đồng đạo bàn tính, tự mình cũng tham gia bàn tính mà ghê sợ thay cho cái phần tăm tối còn lại của

người xuất gia” [41, tr.517]. Đó là lời kể của vị sư già chùa Thắm với ông đại

tá về hưu. Nếu đó không có từ “người xuất gia”thì người đọc không thể nghĩ rằng đấy lại là lời kể của người tu hành. Vị sư già đang kể lại chuyện mình và các đồng đạo bàn tính chuẩn bị cho lễ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức. Lời văn đã lôi cuốn vị đại tá, của tác giả và của chính nhân vật để tìm hiểu

Luận văn thạc sĩ 93 Nguyễn Thị Duyến về sự thật và con người nhà sư. Đó là đoạn văn có tính độc thoại, người đọc thoát ra khỏi môi trường đơn thanh của mỗi quan hệ tác giả và nhân vật để tìm hiểu về con người nhà sư. Với những lời văn ấy, Nguyễn Khải đã đưa ra một khoảng trống cho sự tự do của ý thức người tiếp nhận để họ được đối thoại với lời lẽ của nhân vật mà rút ra những nhận xét của riêng mình. Qua lời kể của vị sư già, người đọc được tiếp cận với nhân vật như là một người có thực ở ngoài đời với tất cả những nỗi niềm riêng tư, những cái có thể lẫn với cái không thể và cả những dấu ấn lớn lao của thời đại, lịch sử đã hằn in lên cuộc đời ấy.

Cách nhìn nhận con người theo giai cấp, theo vai trò xã hội ở đây đã bị xóa sạch. Lời của người kể chuyện, tự trọng bản thân nó đã chứa đựng một sự đối thoại, sự xung đột giữa các hệ ý thức. Người đọc cùng lúc nhận ra dư vị xót xa chua chát của lời văn cũng như cái chiều sâu nhân bản mà qua đó nhà văn muốn hướng tới. Những lời văn đã kích thích năng khiếu ngôn từ ở mỗi người đọc để họ tự được đối thoại với những lời văn bằng quan điểm riêng của mình, bằng ngôn ngữ của riêng mình. Trong các tác phẩm của Nguyễn Khải, nhất là ở giai đoạn thời kì đổi mới không thiếu những đoạn ngôn ngữ tự tranh cãi, phủ định lẫn nhau, chẳng hạn: “Mới hay bất mãn là căn bệnh kinh niên của nhân loại. E rằng chủ nghĩa cộng sản cũng vẫn còn nhiều người bất mãn. Vả lại, nếu con người không còn biết bất mãn, luôn luôn bằng lòng với cái hôm nay thì làm

sao có tiến hóa?” [50]. Hoặc: “Mỗi chúng ta muốn làm việc có hiệu quả đều

buộc phải thay cũ đổi mới. Cái gì là cũ, cái gì là mới? Cái được xem là mới ấy

đã hắn là mới?”[35]…Đó là một thứ ngôn ngữ rất đặc biệt- ngôn ngữ miêu tả ý

thức, tư tưởng.

So với độc thoại thì đối thoại được nhà văn dùng nhiều hơn, bằng việc tạo ra các nhân vật, Nguyễn Khải để các nhân vật của mình thoải mái, và tự do hơn trong việc phát biểu trực tiếp chính kiến, tư tưởng của mình. Các nhân vật được quyền nói, kể, bình luận và cả tranh luận. Phương thức trần thuật mang giọng điệu đa thanh mà đã có nhà nghiên cứu nói đó là “tính chất nhiều giọng

Luận văn thạc sĩ 94 Nguyễn Thị Duyến của ngôn ngữ và tính đối thoại”. Nếu đọc tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm chúng ta đều thấy rằng từ nhân vật chị Hoàng cho đến nhân vật Bình, ai cũng bộc lộ quan niệm sống, sự lựa chọn của mình với nhiều sắc thái, đó vừa là đối thoại vừa là độc thoại. Đối thoại mà như nói với chính lòng mình. Độc thoại mà như đang muốn thể hiện cho mọi người biết hết về sự lựa chọn của mình. Điều này dường như càng làm cho các nhân vật có sức sống hơn. Chị Hoàng trong cái giờ phút cuối cùng của một năm, trong cuộc gặp gỡ mà tưởng như là để kết thúc ấy thể hiện: “không một ai có thể sống nổi với cái tâm trạng bị dồn đuổi, bị thua mãi. Tôi đã quyết định đứng hẳn lại, đứng nguyên một chỗ, đứng không xê dịch”. Rõ ràng câu nói của chị Hoàng có thể gọi là độc thoại mà gọi đối thoại cũng không sai. Sự miêu tả ý thức tư tưởng của Nguyễn Khải đã quá nhuyễn, quá hài hòa khiến người đọc có cảm giác dễ chịu. Ngay như trong tiểu thuyết

Thƣợng đế thì cƣời chủ đạo vẫn là độc thoại của nhân vật Hắn mà người đọc không có cảm giác nặng nề với những tâm sự, những câu chuyện xâu chuỗi theo thời gian đời người. Độc thoại mà cũng chính là đối thoại, khiến cho người đọc thấy hiện lên cả một thế giới cuộc sống giữa người này và người kia, sự đổi thay của một đời người và cũng chính là sự đổi thay của đất nước. Nhu cầu được trao đổi, được tranh luận là nhu cầu có ở hầu hết các nhân vật của Nguyễn Khải. Chẳng thế mà Trần văn Phương trong luận án của mình có viết: “Hình như nhà văn này có biệt tài nghe thấy những cuộc đối thoại lớn nhỏ đang diễn ra trong thời đại của mình, hoặc nhìn thời đại mình như những cuộc đối thoại

với những giọng lớn nhỏ, công khai hay âm thầm tác động vào nhau” [85].

Tóm lại, thông qua ngôn từ nghệ thuật, Nguyễn Khải đã chuyển tải quan niệm nghệ thuật, cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống và con người một cách chân thực nhất, sinh động nhất hướng tới chiều sâu triết học nhân bản. Đằng sau lớp ngôn từ nghệ thuật, chúng ta thấy hình tượng tác giả hiện lên là người luôn ưu tư, trăn trở trước mỗi số phận. Một con người với trái tim luôn trĩu nặng tình người, trĩu nặng tình đời. Trên con đường đi tìm chữ

Luận văn thạc sĩ 95 Nguyễn Thị Duyến nghĩa của mình, Nguyễn Khải đã khẳng định được cá tính sáng tạo và phong cách ngôn ngữ của mình qua cách dùng ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thường, ngôn ngữ đậm chất tự sự miêu tả, tăng cường tốc độ thông tin và có tính độc thoại nội tâm và đối thoại nội tại. Tất cả đan xen, hòa quyện vào nhau, tạo nên sự phong phú và tính đa thanh tiểu thuyết. Qua lớp vỏ bọc ngôn từ, người đọc nhận ra được một con người dù đã bước vào tuổi “tri thiên mệnh”nhưng vẫn luôn trăn trở trên con đường sáng tạo nghệ thuật để tìm đến chân trời mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 89)