B. NỘI DUNG
3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà
học dân tộc. Ông nhận thấy, có một thời chúng ta quá ấu trĩ trong sáng tác và cả trong phê bình văn học. Mặc dù không gay gắt, quyết liệt đến mức cực đoan khước từ quá khứ như trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…, hay đọc “lời ai điếu” như Nguyễn Minh Châu nhưng Nguyễn Khải đã có một tiếng nói nhẹ nhàng mà chân thật thẳng thắn về cái nhìn còn đơn giản xuôi chiều của văn học một thời.
Là một nhà văn, nhà báo có lương tri và tài năng, có ý thức trách nhiệm cao trước ngòi bút của mình, Nguyễn Khải luôn có ý thức nhìn lại tháng năm đã sống và viết. Sự nghiêm túc, thái độ chân thành của ông luôn có trong mỗi tác phẩm. Nhân vật người kể chuyện- tác giả luôn đặt mình trong các mối quan hệ, trong mỗi biến thiên để được bộc lộ rõ mình, để nhận diện cho đúng đắn về nghề văn và mối quan hệ của nó với đời sống.
3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà văn. văn.
Trong cương vị là một nhà văn, nhân vật người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải thường nhìn lại những đứa con tinh thần của mình không phải với đôi mắt âu yếm, mà ngẫm ngợi, băn khoăn về những điều mình viết chưa “tới”, về cái nhìn một thời của mình còn nhiều phiến diện. Chúng ta bắt gặp rất nhiều trong sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải nhân vật người kể chuyện trong cương vị là nhà văn, nhà báo với những trăn trở về nghề nghiệp và tư cách nhà văn. Trong hầu hết các tác phẩm có yếu tố tự truyện, ta bắt gặp một thời tác giả đã trải qua, cái ngây thơ trong sáng tác và trong cách nhìn nhận và đánh giá về con người khi mới bước chân vào nghề. Cái nhiệt tình hăm hở ban đầu náo nức khiến cho ông quên đi mọi đói rét vất vả, chỉ thèm “được làm nghề, được sống với những người cùng nghề, chỉ bàn có chuyện nghề” [36].
Một người cầm bút từng trải hay suy ngẫm luôn hiện diện vai trò người kể chuyện- trực tiếp tham dự, lúc là người trong cuộc vừa tự nghiệm, tự vấn, tự
Luận văn thạc sĩ 80 Nguyễn Thị Duyến giãi bày, lúc là một chứng nhân chăm chú dõi theo diễn biến cuộc đời và số phận của từng nhân vật rồi bình luận, triết lí. Trong nhiều trường hợp, ở nhân vật người kể chuyện với cương vị “tôi”- Người cầm bút đã diễn ra một quá trình tự thức nhận, tự phản tỉnh, tự sám hối nghiêm khắc. Những day dứt, dằn vặt của người làm nghề sáng tạo luôn tha thiết và tâm huyết với nghề, coi nghề viết không chỉ là một phương tiện kiếm sống mà đó còn là lẽ sống, là sự nghiệp của cả cuộc đời mình được Nguyễn Khải khai phá và thể hiện triệt để mỗi khi ông có dịp “nhìn lại những trang viết của mình”. Không chút né tránh khi nhận ra những non nớt, những nghèo nàn giản đơn trong cách nhìn và cách nghĩ một thời, Nguyễn Khải trung thực trải lòng mình lên trang viết. Người đọc bắt gặp ở đây, không chỉ là một con người mang khát vọng hoàn thiện nhân cách cá nhân mà còn là một người cầm bút luôn tỉnh táo, giàu lòng tự trọng, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đối mặt với những hay dở, tốt xấu trong nhận thức một thời để chiêm nghiệm. Không phải nhìn nhận lại để lên án, để tìm tới những nhận thức mới, tiếp cận với chân lí vĩnh cứu của đời sống. Đó là định hướng đúng đắn của một người viết đầy trách nhiệm, biết và “gạt bỏ sai lầm chủ quan” để đi gần đến chân lí.
Trong Thƣợng đế thì cƣời, lấy chính cuộc đời viết văn của mình làm chất liệu cho cuốn sách, Nguyễn Khải như muốn gửi gắm trong đó những suy nghĩ bộc bạch của ông về nghề văn, tổng kết về đời viết văn đầy thăng trầm, cùng những chiêm nghiệm về lẽ đời với bao nhiêu mộng ảo phù vân, lắm vinh quang mà cũng nhiều cay đắng. Nhân vật “Hắn”tự kể về lai lịch của mình. Hắn là một đứa con vợ lẽ, từng bị ghét bỏ, bị sỉ nhục bởi một ông bố thiếu trách nhiệm và một bà mẹ già ghê gớm, ích kỉ. Hắn gia nhập quân đội, trở thành một sĩ quan cao cấp, một nhà văn của nhân vật hắn, từ những ngày đầu khó khăn trong nghề viết, đến lúc thành danh trong nghề, tác giả đã khẳng định: “ Không dung cái hành trang quá nghèo nàn để bước vào một xã hội bắt đầu có sóng to
Luận văn thạc sĩ 81 Nguyễn Thị Duyến các tác phẩm: Xung đột, Tầm nhìn xa, Thời gian của ngƣời… Mỗi tác phẩm đều được gợi lại bối cảnh xã hội, một tâm thế xã hội cụ thể mà những ai sống qua đều có thể xác nhận. Đọc Thƣợng đế thì cƣời, chúng ta không chỉ hiểu được cuộc đời Nguyễn Khải mà còn hiểu được cá tính, con đường viết văn của một người đầy ngộ nhận, ầm lẫn, có khi khờ dại, có lúc khôn ngoan nhưng rất đỗi chân thành, biết tự sám hối, tự vấn: “người cầm dao không thể có cùng mỗi nỗi đau với người bị chém. Vết chém lành nhưng vẫn còn sẹo, còn bàn tay buông dao ra đâu để lại vết tích gì”. Cho nên, “Nay hắn cần viết một truyện dài để có thời giờ ngẫm nghĩ về tất cả…” [47] đó là nỗi niềm cuối đời nhìn những trang viết “chưa đi tới cùng cái yêu cái ghét” của Nguyễn Khải.
Nhìn nhận nhà văn trong tư cách là một con người bình thường là điều mà Nguyễn Khải muốn thông qua nhân vật người kể chuyện để gửi đến bạn đọc. Là một con người ai cũng có khuyết điểm, nhà văn trước hết cũng là một người, một con người bình thường như bao người khác nên sẽ có những thói tật không tốt đẹp. Nguyễn Khải mong muốn mọi người nhìn nhận ông dưới góc độ con người trước khi ông là nhà văn: cũng hám danh, khôn vặt, vênh vang… như một người bình thường, một nhà văn cũng khôn vặt, cái khôn làm lợi cho mình. Tự đem cái xấu, cái kém cỏi của mình ra giễu cợt, tự trào qua nhân vật người kể chuyện, nhà văn muốn chứng tỏ cho bạn đọc thấy nhà văn cũng chỉ là một người bình thường. Không phong thánh cho nhà văn, cũng không kéo họ xuống bùn đen, Nguyễn Khải chỉ muốn trả lại cho họ những gì như họ vốn có mà thôi.
Tóm lại, dù xuất hiện hình tượng nhân vật người kể chuyện hữu hình hay vô hình, người đọc vẫn thấy ám ảnh bóng dáng và tư tưởng của hình tượng tác giả- nhà văn Nguyễn Khải. “Ông đang mải miết đi giữa dòng đời xuôi ngược, chăm chú nhìn ngắm con người và cuộc sống xung quanh, thỉnh thoảng dừng lại khen người này một câu, bình luận về sự việc kia một chút, rồi tự giễu mình, nhạo đời, cứ tưng tửng đùa mà thật ra ông đã phát hiện ra bao điều nghiêm túc
Luận văn thạc sĩ 82 Nguyễn Thị Duyến
về nhân sinh và thế sự. Ông nhìn đi rồi ông nhìn lại, ông chiêm nghiệm rồi ông triết lí” [73, tr.141].