B. NỘI DUNG
3.2.1. Ngôn ngữ
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là hình thức biểu hiện của văn học. Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ giúp nhà văn xây dựng những hình tượng văn học, tái hiện lời nói và thế giới tinh thần của con người. Với tư cách là công cụ biểu hiện quan điểm của tác giả, ngôn từ nghệ thuật, là chất liệu để xây dựng nên văn bản tác giả, ngôn từ nghệ thuật, là chất liệu để xây dựng tác phẩm. Là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên khi tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi thì ngôn từ nghệ thuật cũng đổi mới. Ngôn từ nghệ thuật “chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu,
cá tính của tác giả” [25, tr. 213]. Việc lao động chữ nghĩa bao giờ cũng vất vả
cực nhọc, khi mỗi con chữ trong tác phẩm thấm đẫm tinh thần của tác giả thì tự bản thân nó đã thể hiện rất rõ con người tác giả trong tác phẩm. Bởi sự lựa chọn, sử dụng từ ngữ luôn hàm chứa một quan niệm, một thái độ của nhà văn đối với cuộc sống.
Trong đời viết văn của mình, Nguyễn Khải rất chú ý đến việc sử dụng câu chữ, bởi lẽ: “Dùng chữ cũng như dùng tiền, chỉ bỏ rất ít mà mua được vật
có giá trị”[35]. Từ nhu cầu được “nói thật” và được sự khuyến khích của Đảng
với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, ngôn từ trong các sáng tác của Nguyễn Khải nói riêng và văn học thời kì đổi mới nói chung không còn cái vẻ trang trọng, du dương, thi vị mà rất gần với đời thường, nó là ngôn ngữ trần trụi của sự thật, là lời ăn tiếng nói hàng ngày, chân thật trong giọng điệu, thô nhám xù xì trong từ ngữ. Hơn ai hết, Nguyễn Khải là nhà văn đã ý thức được việc thay đổi thứ ngôn ngữ hào hùng, thi vị và lãng mạn, lối văn xuôi mực thước, trang trọng
Luận văn thạc sĩ 83 Nguyễn Thị Duyến để khẳng định tư thế dân chủ và bình đẳng giữa con người với con người, để phù hợp với đối tượng miêu tả- cái hiện thực đời thường ngày hôm nay, “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen đầy
rẫy những biến động, những bất ngờ…”[48]. Trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn
Khải đã mượn lời nhân vật Chương để trình bày quan niệm của mình về vấn đề này: “Một tờ giấy cầm lỏng lẻo, ngón tay không thể đâm thủng được, nhưng mũi kim có thể đâm thủng, vì nó nhỏ hơn nên bén hơn. Tập trung sự suy nghĩ của mình cho thật nhỏ lại, cho cực kì nhỏ thì không có bí mật nào của tạo hóa không bị khám phá. Vĩ nhân hơn người thường chẳng qua họ biết cách tập trung sức suy nghĩ của họ ở mức cao nhất. Xuyên suốt những tác phẩm thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ kể chuyện trong những sáng tác của ông trở nên sinh động và biến hóa linh hoạt. Trước hết, nó là ngôn ngữ mang nhiều yếu tố của phong cách sinh hoạt đời thường. Nó đã được gia tăng tốc độ, có tính thông tin cao, thể hiện ở việc giảm đáng kể ngôn ngữ miêu tả. Phải là một người có trái tim yêu tha thiết cuộc sống mới viết được những trang văn thấm đẫm hiện thực một cách chân thực và sinh động như vậy.
3.2.1.1.Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thường.
Sau 1975, với một hiện thực, một đất nước được mở rộng trong sự toàn vẹn đa chiều của đời sống nhân sinh thế sự, với điểm nhìn của người kể chuyện không biết hết, ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khải trở nên phong phú, linh hoạt. Nó tỏa rộng đến mọi mặt của cuộc sống, lại vừa len lỏi tới những miền sâu kín, khuất lấp trong tâm hồn con người. Trong những sáng tác của mình nhất là sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới, lời văn của Nguyễn Khải rất chân thực, rất gần gũi với đời thường chứ không còn “tô màu”như trước nữa. Trước cái hiện thực ngổn ngang, bề bộn và phức tạp của cuộc sống mới, nhà văn Nguyễn Khải khi thì ở bên cạnh cuộc đời để quan sát cái “cõi nhân gian bé tí”mà đầy phức tạp để mô tả, khi lại di chuyển cái nhìn vào bên trong con người mình, một nhân tố của chính cái cuộc đời phức tạp ấy để nói lên những suy nghĩ
Luận văn thạc sĩ 84 Nguyễn Thị Duyến bên trong bằng ý thức ngôn ngữ của mình. Ngôn ngữ trong các sáng tác của ông là thứ ngôn ngữ đời thường, thân mật đến suồng sã. Nó dung nạp nhiều khẩu ngữ và cường độ thông tin lớn.
*. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ: Theo quan niệm của M. Gorki “Khẩu ngữ là
máu của văn xuôi nghệ thuật”, nghĩa là nó không chỉ đóng vai trò “dung
môi”mà còn là thần thái, khí sắc, là đặc tính mĩ học của ngôn ngữ nghệ thuật. Việc gia tăng khẩu ngữ, xuất hiện phổ biến cả đại từ nhân xưng “suồng sã” đã làm “thân mật hóa”, “dân chủ hóa” các mối quan hệ của văn học, đồng thời cũng biểu hiện quan niệm đời thường hóa con người: “Tác giả đã tỏ ra ưu thế trong việc sử dụng khẩu ngữ, những ngôn từ được chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày này khi trang nghiêm trân trọng, khi đôn hậu, trầm tư, khi thân mật
suồng sã”(Bích Thu). Cùng với việc kết hợp với giọng điệu thản nhiên, “suồng
sã”, không quan trọng hóa bất cứ điều gì, hệ thống đại từ nhân xưng này tăng thêm tính chất hài hước cho văn chương.
Nguyễn Khải tỏ ra rất có ưu thế khi sử dụng thứ ngôn ngữ tươi rói đời thường, không cần gọt giũa, ít cách điệu mà vẫn đầy hấp dẫn, thú vị. Ông thích dùng ngôn ngữ mộc mạc như cái thô nhám của đời thường. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải thường đẫm chất hiện thực đời thường, đôi khi suồng sã, thân mật, các nhân vật nói năng với nhau ít nghi thức hơn, dường như “để cho nhân vật của mình hết sức thoái mái trong tính cách, ngôn ngữ hết sức tự nhiên của đời sống riêng của họ trước khung cảnh thực sự bình
dị hàng ngày”( Ngô Văn Phú). Nguyễn Khải đã phát huy tối đa hiệu quả của
yếu tố khẩu ngữ trong tác phẩm của mình. Người đọc thật ấn tượng với ngôn ngữ của bà Hoàng trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm: “Vứt mẹ nó chuyện chính trị đi” Từ năm năm nay nhà này không bàn chuyện chính trị…Ăn nói rất sỗ, rất thô mà nghe được, ấy là tài riêng cái duyên rất lạ của chị từ ngày còn trẻ… Vứt mẹ nó chuyện thằng Tàu đi. Nó là cái gì ở nhà này mà nói nhiều về nó thế”. Đặt những lời nói bỗ bã có tính chất khẩu ngữ vào miệng các nhân vật của
Luận văn thạc sĩ 85 Nguyễn Thị Duyến mình, Nguyễn Khải đã để cho nhân vật của ông được là chính mình, đúng với bản chất con người mình.
Đọc những sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, ta có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nhà văn là tiếng nói tự nhiên, dân giã, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người. Đó là thứ ngôn ngữ “Giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực”(Phan Cự Đệ). Với chất liệu ngôn ngữ còn phập phồng hơi thở của cuộc sống, nhà văn đã miêu tả cuộc đời của nhân vật như nó vốn có trong cái hiện thực của ngày hôm nay, cái hiện thực đang còn ngổn ngang bề bộn. Qua đó chúng ta có thể thấy hình tượng tác giả hiện diện là một con người rất đỗi đời thường trong xã hội, một người rất có duyên trong ăn nói, luôn trăn trở và đầy tình yêu thương trước những cảnh đời số phận của mỗi con người.
*. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ thông tin: Trong bối cảnh chung của thời đại thông tin, việc gia tăng yếu tố thông tin cho ngôn ngữ, mở rộng khả năng diễn đạt các vấn đề của cuộc sống hiện đại là nhu cầu sớm xuất hiện trong các sáng tác của các nhà văn thời kì đổi mới chứ không chỉ Nguyễn Khải. Những sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn này, đặc biệt là tiểu thuyết “thường là những cuốn sách ngắn” nhưng lại chứa đựng một lượng thông tin rất là lớn.
Tiêu biểu cho hiện tượng gia tăng yếu tố thông tin và tính tốc độ của ngôn ngữ là Gặp gỡ cuối năm. Một cuốn tiểu thuyết rất ngắn gọn mà hàm chứa một nội dung rất sâu sắc. Độ mỏng của cuốn sách chỉ có 150 trang mà lời lẽ, tư liệu, sự kiện chật chội đến đông đặc. Bằng ngôn ngữ đậm đặc yếu tố thông tin sự kiện, trong bữa tiệc cuối năm chỉ vẻn vẹn có 5 tiếng đồng hồ trước giao thừa mà chứa đựng bao nhiêu tình ý, bao nhiêu số phận. Người đọc bị va xiết giữa các luồng tư tưởng trong lối hành văn linh hoạt giàu chất phóng sự. Sự gia tăng yếu tố thông tin cũng là điểm nổi bật trong các tiểu thuyết Thời gian của ngƣời, Cha và Con và…, Vòng sóng đến vô cùng, Thƣợng đế thì cƣời và nhiều truyện ngắn sau thời kì đổi mới. Với đặc điểm ngôn ngữ tăng cường tính
Luận văn thạc sĩ 86 Nguyễn Thị Duyến tốc độ thông tin, ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải sẽ bớt đi phần “tả”, gia tăng phần bình luận. Vì thế có người gọi nhà văn Nguyễn Khải là nhà văn thông tấn.
Đưa ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ thông tin vào tác phẩm của mình, nhà văn đã chuyển tải đến người đọc một hiện thực tươi rói, cái “hiện thực của ngày hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, màu đỏ và màu đen đầy rẫy những bất ngờ”của cuộc sống như nó vốn có.
3.2.1.2.Ngôn ngữ đẫm chất tự sự, miêu tả.
Bên cạnh thứ ngôn ngữ thân mật, suồng sã của đời sống thường nhật thì ngôn ngữ giàu chất tự sự miêu tả đã và ngày càng gia tăng. Trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Khải, lớp từ vựng mang sắc thái tự sự chiếm tỉ lệ cao. Hầu hết các nhân vật đều là trí thức nên họ đều hướng vào sự tự bộc lộ, giàu trải nghiệm nên nhìn chung, ngôn ngữ của họ sắc sảo và đầy trí tuệ. Đọc Nguyễn Khải, hứng thú trí tuệ luôn được nảy sinh. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh từng nói, đọc Nguyễn Khải trí khôn của mình luôn được mở mang thêm một điều gì đó. Hứng thú triết luận thường được tạo ra bởi sức ép buộc người đọc phải động não, tranh cãi, phải bàn luận, tán thành hoặc phản đối những lí lẽ mà tác giả đề ra. Những lí lẽ đó chưa hẳn hoàn toàn đã đúng nhưng người đọc đã thấy hứng thú bởi nhận thức thêm được một khả năng có thể xảy ra trong hiện thực. Vẻ đẹp trong văn Nguyễn Khải thường nằm ở những lời tự sự, để bộc lộ triết lí ngắn gọn, giản dị, bất ngờ bật lên sau mỗi sự việc bằng ngôn ngữ miêu tả rất tinh tế và tỉ mỉ. Theo nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị, trong Gặp gỡ cuối năm, mỗi nhân vật là một đơn vị nghệ thuật để chuyên trở một triết lí nào đó. Chăng hạn: Chương là hình ảnh của một người thất bại, một kẻ “lầm lẫn khi lựa khi lựa chọn ý nguyện buổi đầu và ý thức rất rõ về cái
được, mất của cuộc đời”. Bà Hoàng là nơi để chứng minh cái quy luật của tất
yếu và sự lựa chọn của cá nhân trước cái tất yếu… Ý nghĩa triết lí không chỉ toát ra hình tượng mà còn từ những lời nói vô tình nhưng mang tầm khái quát
Luận văn thạc sĩ 87 Nguyễn Thị Duyến cao. Chẳng hạn nói về nghệ thuật và cuộc sống: “Cách kết thúc của đời sống luôn luôn là hợp lí, nhưng thông thường là ảm đạm, nghệ sĩ vốn nhân hậu và
lạc quan hơn tạo hóa ” [48]. Hoặc nói về cái vô hạn của thời gian và cái hữu
hạn của kiếp người để khẳng định cái hữu ích trong cái hữu hạn đó. Con người
“Giống như một đơn vị nhỏ nhất của thời gian là một tích tắc- tích tắc, những ước mơ nguyện vọng, những đấu tranh thành bại, những vui sướng đau khổ, tất cả gói gọn trong cái hữu hạn khoảnh khắc, tích tắc-tích tắc… hãy nhớ tới cái ngắn ngủi, cái chóng qua của một kiếp người… ta vẫn có thể là cái gì đó trong khoảnh khắc ta đang sống, là một sức đẩy dù là yếu rớt vào cái dòng lưu
chuyển chung” [48].
Với cái duyên của ngòi bút tư duy bằng vấn đề, trong Thời gian của ngƣời, trang văn nào cũng đậm đặc ngôn ngữ tự sự, nhân vật từ già đến trẻ đều bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc sống mà mình đã trải qua. Tác phẩm là một cách tiếp cận hiện thực từ cái nhìn tổng hợp về triết học và đạo đức nhân sinh, là những suy lí, chiêm nghiệm của Nguyễn Khải về lẽ sống, về cách ứng xử của mỗi cá nhân trước thời gian và lịch sử. Do nhu cầu tự sự miêu tả về một loài hoa để đưa ra một triết lí về thời gian nên phải cắt nghĩa bình luận, câu văn thường dài: “Hoa mười giờ là hoa của chung cư, của số đông, ai chăm sóc cũng được, thậm chí bỏ quên một thời gian nó cứ vẫn sống, vẫn cứ nở, vẫn cứ
tươi như thường lệ”[49, tr. 644]. “Tức là bác Hai đang trắc nghiệm cách tháp
cây nghịch mùa để chủ động với thời gian trên một diện tích lớn. Năm ấy nghe bác nói không ai tin cả, chỉ thương hại, chính em cũng thương hại, vừa thương lại vừa buồn, con người ta đâu có vượt được thời gian. Cái thời của bác đã
qua, nhưng bác ấy cứ mong muốn nó còn chưa tới” [49, tr. 685]. Nhằm truyền
tải các vấn đề tư tưởng và đời sống, tạo ra một không khí dân chủ, nhà văn đã sử dụng một loại ngôn ngữ rất đặc biệt, đó là ngôn ngữ mang màu sắc tự sự ,vừa hàm súc, vừa uyên thâm thuộc các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, tôn giáo… Điều đặc biệt là những từ ngữ tưởng như rất khô khan, nhưng
Luận văn thạc sĩ 88 Nguyễn Thị Duyến theo dòng tự sự và miêu tả tinh tế lại đi vào tác phẩm của Nguyễn Khải một cách tự nhiên nhuần nhị qua phát ngôn của nhân vật. Qua ngòi bút của Nguyễn Khải, những ngôn từ khô cứng đã mang được cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống, làm cho các cuộc trò chuyện cởi mở chân thành và giản dị giữa con người với con người, giữa nhà văn và đọc giả hòa lẫn vào nhau như câu chuyện kể của mình vậy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: “Lời kể rất ít khi là lời trần thuật trung tính. Kể bằng phân tích, bình luận, vừa kể vừa chất vấn, giãi bày, vừa kể vừa ngẫm nghĩ. Người kể chuyện luôn luôn là nhân vật quan trọng của câu chuyện, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta với các nhân vật khác được rút ngắn tối đa để cho quan hệ đôi bên trở nên hoàn toàn bình đẳng, thân mật”.
Ngôn ngữ giàu chất tự sự và miêu tả đã tạo nên sức biểu cảm, tạo ra một âm điệu chân thật nhẹ nhàng lôi cuốn cho những trang văn của Nguyễn Khải. Có thể nói Nguyễn Khải như một Chế Lan Viên trong văn xuôi. Chất trí tuệ của Nguyễn Khải nó mở ra, nó đánh thức, nó cộng hưởng nhiều vấn đề, nó đưa vào hành động của tác giả nên đôi khi độc giả cảm thấy trong khi tự sự có lúc thấy hơi lạnh lùng. Thực ra không hoàn toàn như vậy văn của Nguyễn Khải rất đôn hậu. Bởi một tâm hồn yêu thương và trân trọng con người như thế làm sao có thể lạnh lùng được. Tác giả có thiên hướng kiếm tìm ý nghĩa triết học nhân sinh