Đại-Nguyên Danh Thần Vãng Phục Thơ Vấn

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 44)

(Những Bức Thư của các Danh-Thần nhà Đại-Nguyên gởi qua nước An-nam) An-nam)

Năm Chí-Nguyên thứ 19 (1282), Sài-Trang-Khanh làm chức An-nam Tuyên-Uỷ-Sứ-Ty Đô- Nguyên-Soái, gửi thư cho Chấp-Sự của Thế-Tử An-nam như sau:

"Bản ty vâng lời thánh-chỉ tới quý quốc công cán, cốt-yếu để trấn-ngự biên-cảnh và an-ủy cho nhân-dân được yên vui như trong một nhà, ngoài ra không có ý-định nào khác. Một số quân-sĩ đi theo, là hạng người chầu chực hai bên, chứ không phải quân lính đi chinh-phạt hoặc chiến-đấu với ai cả. Tôi sợ quý-quốc không rõ thánh-ân của Hoàng-đế và ý-định của chúng tôi, rồi sinh ra sự nghi ngờ lo sợ chăng, cho nên ngày tôi mới đến Tịnh-Giang, trước hết sai Lê-Trung-Tán sang bày tỏ mỹ-ý của Triều-đình vốn khoan-hồng thương nước An-nam; còn sự bày bố xe ngựa quân lương và nhân-phu, cứ theo lệ thì quốc vương phải cho ra biên-giới đón tiếp. Bản ty ngày 16 tháng 3 đã tới đất Thị-Bình xuống ngựa, đến ngày 20 là tới đủ. Nay có Lê-Văn-Tuý đem thơ lại nói muốn hoản việc thương-lượng mà không nói rõ ngày nào nghênh tiếp đại-quân, làm như thế, là trong còn chất chứa sự hoài-nghi, chưa hết lòng thành-thực. Vả lại, trước đây tôi phụng-sứ qua An-nam, há có nói dối, xem sự thành thực của kỳ trước, thì suy ra việc ngày nay cũng không có điều gì giả-dối. Đến như Thế-Tử và nhân-dân An-nam, đối với sứ-vụ nầy có lợi hay không, sau khi phụng lời chiếu chỉ sẽ tự biết. Về phần Bản-ty đã nghiêm cấm các quân-sĩ, lại-thuộc không được xâm nhiễu nhân-dân, ngoài ra lại sai quan Bản-Ty Kinh-Lịch và Lệnh-Sứ là Vương-Lương cởi ngựa đi kiểm-điểm các việc quân-lương, quân-phu, ngựa trạm, những thứ mà quan viên của Bản-ty cần dùng, hạn cho sáu ngày phải tới Thị-Bình, nếu trái với kỳ hạn đã định, Bản-Ty về nước sẽ tâu với Thiên- triều khu-xử một cách khác. Nhưng nghĩ rằng quý-quốc đã ân-cần qui-phụ từ mấy chục năm trước, chỉ vì thiếu điều đúng đắn, khiến cho sinh ra những điều lợi hại, há chẳng nên xét đến ru? Xem thư cho rõ, chẳng đợi nói dài.

Hồi ấy Sài-Thung vâng lãnh sứ-mạng đem quân đưa Trần-Di-Ái về nước, nhưng quốc dân không nhìn nhận (đời Trần-Nhân-Tôn).

Thư-văn của Thượng-Thư Trương-Lập-Đạo hiệu Hiển-Khanh gửi cho Thế-Tử An-nam

Năm Chí-Nguyên thứ 28 (1291), quan Thượng-Thư Bộ-Lễ là Trương-Hiển-Khanh gửi thư cho Thế-Tử An-nam như sau:

Lấy một tấm lòng thành thật, không kể sự hiểm-nghi, giữa hai nước nên nói thẳng điều lợi hại với nhau.

Chúng tôi kính vâng mệnh vua sang sứ nơi xa xuôi nầy. Ngày ra đi, các quan đại-thần ở trong triều có nói rằng: "Lời chiếu chỉ như trời đất đối với muôn vật, không chỗ nào là không đùm bọc chở che, tuy nhiên, nước nhỏ hay nghi ngờ, các ông nên nói rõ cho Thế-Tử biết": Vã chăng Triều-đình Đại-Nguyên cao cả, từ đời Tam-Đại, chưa có thời-đại nào sánh kịp. Phương Bắc vượt qua núi Âm-Sơn, là cơ-nghiệp của Thánh-triều; phương Nam qua khỏi bể Viêm-Hải, tất cả các nước đều xưng thần; Hồi-Hột, một tù trưởng xứ Tây-Vực, đã băng sa-mạc mà đến dâng lễ-vật; Cao-Ly, một quốc-vương Đông-Dy, cũng vượt biển tới chầu; các vua nước Khiết-Đan, Nữ-Chân và Tây-Hạ, vì trái ý trời, cho nên bị tiêu diệt; các quốc-

45 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

trưởng Bạch-Thát, Côn-Ngô và Thổ-Phồn, vì vâng mệnh mà được kết làm thông-gia; các nước Vân-Nam, Kim-Xỉ và Bồ-Cam cho con vào Trung-Quốc làm tin. Đại-Hạ và Vong-Tống tại Trung-Nguyên đều xin phục tùng làm dân. Duy có Nhật-Nam, là nước nhỏ bé, bề ngoài thì trang-tác phục-tuùng, mà trong lòng chưa cảm-hóa, tuy làm chư-hầu, chịu lễ cống-hiến, không hề thiếu, mà chưa hết lòng trung thành. Xét lại sự dấy binh trị tội, cố nhiên là lý chính đáng của nước lớn; mà xếp dáo trốn tránh cũng là lòng khiêm-tốn của tiểu-quốc, như thế mới phải lẽ. Cớ sao lại chống cự với Trấn-Nam-Vương, tranh đấu không hề nhượng bộ, quên cả phận vua tôi mà dám làm; nào phải như đối với bọn Ô-Mã-Nhi, dụng mưu-kế mà thắng trận được đâu. Trong Kinh Xuân-Thu có lời trách: "Ngũ-bất-vi", (nghĩa là năm điều lỗi)1, trong quyển Luận-Ngữ có đạo: "Tam-khả-uý", (nghĩa là ba điều đáng sợ)2, người quân tử phải nên biết. Người xưa có nói: "đánh vừa thì chịu, đánh mạnh thì chạy", câu nói ấy, nay sao không áp-dụng? Tội lỗi của Thế-Tử, thật Thánh-triều không tha thứ được mà còn không biết.

Có 3 điều không nên như sau:

1.- Nếu như quân lính của nước lớn đến đánh, mà nước nhỏ cố giữ lấy bờ cỏi, dù thất trận cũng không hồi tâm, thì dân nước nhỏ phải bỏ đất đai mà trốn ở nơi góc biển, tuy sống cũng như chết, tuy còn cũng như mất. Như vậy, không thể trông cậy vào nơi biển hiểm-yếu được.

2.- Hơn 400 châu ở đất Giang-Nam, không đương nổi một mũi nhọn của xứ Trung-Nguyên, vả lại An-nam so với Giang-Nam, bên nào đông đúc hơn? Vậy làm thế nào mà chống cùng Thượng-Quốc? Năm nay cùng đánh, sang năm cùng đánh, hôm nay chết một số, ngày mai chết một số, nhân-dân tiểu quốc được bao nhiêu, có đủ mà cung cấp số lính không? Như vậy, không thể ỷ lại vào số đông người được.

3.- Nhà Tống lập quốc hơn 300 năm, một mai mất sạch như quét. Nước An-nam trước đây cùng nhà Tống làm nghĩa cha con, hai nước giữ gìn nhau như môi che răng, nay môi đã mất thì răng phải lạnh, cha đã chết, thì con phải cô-độc, là lẽ tất nhiên vậy. Sở dĩ mà con không đến nổi cô-độc là vì biết thần-phục triều Nguyên, ấy là hợp với đạo trời và được khí-vận tương-thông vậy. Nay bỏ đạo trời mà cậy sức người, lẽ phải bại vong, quốc vận không thể lâu dài được, há chẳng phải trái với đạo trời hay sao?

Tôi có nghe nói: "Hễ ai thuận theo trời thì hưng vượng, trái ý trời thì diệt vong". Thời xưa các nước chư hầu hoặc đến chầu tại chốn Kinh-Sư, hoặc họp Hội-Đồng tại Hội-Quán Bang-Nhạc (cũng như Phụ-Chính-Phủ hay Cơ-Mật-Viện). Khi có việc giặc giả thì bất luận ngày giờ, vượt ra khỏi bờ cỏi mà không lấy làm khó khăn, nay Thế-Tử sợ gì núi cao sông rộng mà tránh mặt để gây ra cái họa binh-qua liên-kết; đó là chỉ sai một ly, mà đi xa ngàn dặm vậy. Việc cấp-tốc ngày nay là phải hối-cải điều lỗi của mình mà sửa mới, vào triều tại tội, Thánh-Thiên-Tử là vua muôn nước, đức-độ như vua Nghiêu, vua Thuấn, đã nói không khi nào nuốt lời, ắt Ngài tha hết tội lỗi nhỏ và gia ân lớn, rồi nước An-nam sẽ được thành một nước hưởng hạnh-phúc ngàn năm, được thường gần gũi nhau, như con với cha mẹ, vui vẻ không gì hơn nữa. Thế-Tử ở nước nhỏ, gặp được sự lợi ích, may mắn như ngày nay. Ngày sau các nước duyên-hải, dầu có xảy ra sự xâm lăng bờ cỏi, nhưng ai dám động chạm tới nước An-nam? Thật ra cái oai đức to lớn của triều Nguyên ta đáng nương tựa, đáng trông cậy, đáng ăn nhờ lắm vậy! Cái cơ an nguy trong một hơi thở, cách nhau không lọt một sợi tóc, tôi không phải là người thuyết-khách, Thế-Tử chớ để dạ nghi ngờ. Nói như vậy, mà chưa được tin thì tuỳ ý Thế-Tử tự lo liệu, nếu ngày sau có gặp cơn hoạn nạn, thì tôi không biết nữa.

(Sau khi đọc xong bức thư nói trên, vua tôi nhà Trần nhìn nhau mà nói: "Sứ-thần thiên-triều thật là một nhân-vật đáng làm gương". Ngày mai, Thế-Tử có thơ phúc đáp).

Quan Bình-Chương là Lưu-Nhị-Bạt-Đô đánh yên giặc Hoàng-Thánh-Hứa rồi gửi thư

cho vua An-nam

Từ khi nhà Tống mất nước, các khe động đã qui thuận hơn 20 năm, tuy không lo việc cống-hiến, nhưng Thánh-triều coi như các châu quận xa xuôi, nên bỏ qua, không thèm kể đến, khiến cho vài ba

1 Sách Tả-Truyện, Ẩn-Công năm thứ 11 chép: không đo đức, không lường sức, không thương yêu người thân, không chứng minh lời nói, không xét mình là có tội, phạm năm điều không phải, mà đi chinh phạt người khác. lời nói, không xét mình là có tội, phạm năm điều không phải, mà đi chinh phạt người khác.

46 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Ngũ

năm trở lại đây, tên Hoàng-Thánh-Hứa âm-kết với nước ngoài, nuôi giữ lòng làm phản. Bởi vậy, chúng tôi mới có cuộc chinh-phạt nơi bờ-biển nầy. Không ngờ chấp-sự lại dung nạp phản-thần tự ý gây sự ở biên giới; như tên Thánh-Hứa nầy phỉnh phờ các người nhỏ, trổ tính điên cuồng, không khác gì kẻ bắn trời, đốt đất, chém nền xã-tắc mà đốt. Tôi vì thế mà lo cho Chấp-sự1, dung nạp nói cũng như nuôi cọp trong nhà để tự-vệ, cầm ngược lưỡi gươm thái-a (gươm sắc bén), mà giao cán cho người ta cầm, thật là không lợi cho mình. Tuy đứa ngu dại đến bậc nào cũng hiểu biết được. Ngày mồng tám tháng 11 nguyên-niên và ngày 21 tháng 2 năm thứ 2, nước tôi đã hai lần đưa thư qua nói rõ ý đó, mà để chậm lâu ngày không thấy trả lời, là vì cớ gì?

Ôi! đất Thượng-Tư (chỗ ở của Thánh-Hứa) cắt lấy bề dài vá qua bề ngang, không đến 200 dặm vuông; kể cả nhà, đếm từng người, không đầy 5.000 nóc nhà, chỉ là một ổ giặc ẩn-nấp mà Chấp-sự lại viện-trợ cho chúng nó.

Thánh-triều đối với Chấp-sự, Chấp-sự đối với Hoàng-Thánh-Hứa, ai trọng, ai khinh? Đất rộng cả thiên-hạ, người đông cả bốn biển mà so với đất Thượng-Tư bé mọn, ai lớn ai nhỏ? Bên trọng bên khinh, đủ thấy khác nhau sự khó dễ, bên lớn bên nhỏ, dù thấy phạn biệt nổi an nguy, không biết Chấp-sự toan theo điều khó mà cầu yên, hay là theo bên dễ mà chịu nguy ư? Bây giờ, tôi xin vì Chấp-sự thử vạch ra ba kế hoạch: hiện nay tên Thánh-Hứa, trời đất không dung, nhân-dân và quỉ-thần đều giận, thoát thân đi trốn, dựa vào chút oai linh đời trước để lại, như con chó chết bị trói cổ, nếu nó không đợi đem binh tới đánh, tự trói mình đến đầu hàng mà lui tới làm tôi, tử tế như cũ, đó là thượng-sách. Địa giới Thượng-tư liền với Chấp-sự, chỉ cần một vài người tả hữu đồng-ác với nó, dùng chước phĩnh dỗ nó về giấu trong nhà, nói rằng không cho ai nghe biết rồi nhơn cơ-hội ấy, bắt mà cắt đầu đem hiến cho Triều-đình, đó là Trung-sách,... Nếu dùng hạng người gian những làm môi che răng, lấy hòn đảo ngoài biển làm giậu che nhà, giấu-giếm giúp-đỡ, mà không chịu đem nạp, rụt rè nghi ngờ mà chưa quyết đoán, như vậy bề trong đã mang tiếng dung-nạp kẻ bạn-thần, bề ngoài lại lỗi nghĩa thờ phụng Thượng quốc, ngồi chờ cùng nhau quyết một trận hơn thua, đó là hạ-sách. Hẳn như thi hành theo hạ-sách nói trên, thì tôi sẽ tâu lên Hoàng-đế rõ. Oai trời không lường biết được, hoặc có mối họa binh-cách, thì Chấp-sự phải lo sửa soạn chiến-thuyền, xây thành cho cao, đào ao cho sâu, nhà cửa kiên-cố, đồng ruộng trống không để chờ quân ta kéo tới mà đối-địch, tôi tướng dầu có mưu kế quỷ quyệt đến bực nào cũng không thể thi-thố như ngày trước được. Sở dĩ nói như vậy là vì quân đi chinh-phạt kẻ bạn nghịch thì có danh-nghĩa, mà đã có danh- nghĩa thì quân ra trận được hùng mạnh, sự thắng bại rất là rõ-rệt. Một khi quân nhà vua đến đánh thì các cánh quân đồng tiến, dày đạp trên đất đai của khanh, phá tan hết nhà cửa của khanh, thì lẽ tất nhiên là mấy bức thành bằng ụ kiến, không thể nào chống cự với đại quân của Thiên-tử. Chấp-sự cũng sẽ làm như ngày trước, chở các vị thần-chủ đi, suất cả nhân-dân từ già đến trẻ, chạy trốn nơi khác, đến nỗi sinh linh trong nước đều phải phơi gan trải mật chết chóc đầy đường, không lẽ vì có một đứa thất phu mà làm cho bao nhiêu người vô-tội cũng bị lây mối hoạ, vì nước vì dân, có ai làm như thế không? Tôi hiện nay đóng quân tại Tịnh Giang, để chờ sứ-giả tới. Viết thư nầy để tỏ ý thành thật của tôi, tuy hơi dài dòng, Chấp-sự nên cẩn-thận chọn lấy.

Năm Diên-Hựu thứ 3 (1316), Trung-Thư-Tỉnh Xu-Mật-Viên khiến chức Vạn-Hộ là

Đăng-Dực, Lưu-Hưởng tên tự là Đạo-Tông và quan viên do Quảng-Tây Soái-Phủ phái ra là Triệu-Trung-Lương, sang điều-tra việc nước An-nam xâm phạm địa-giới; Sau đây là bức thơ

của Lưu Thiên-Hộ (tức Lưu-Hưỡng) gửi cho vua An-nam

Chúng tôi trộm nghĩ rằng: "nước nhỏ mà thờ nước lớn, là cái đạo sợ oai trời, dùng quân-lực để cầu sự tạm-an, không phải là cái mưu làm yên nước, những lẽ thuận nghịch phải cho rõ rệt, cái cơ an

nguy phải xem xét đến.

Từ xưa nhà Hán đặt ra chín quận, nhà Đường đặt ra năm quản, nước An-nam là một quận hay quản nói trên, tức là một xứ mà thanh-giáo Trung-Quốc đã lan tràn tới.

Nay nhà Nguyên đã nhất-thống, văn-hoá đã hổn-hợp với nhau, phương Đông tới Nhật-Bản, phương Bắc tới Sóc-Phương, các nước ở ngoài thanh giáo, từ xưa tới nay chưa từng nội-phụ, mà bây giờ

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)