Giây sắn trắng để dệt làm áo mỏng.

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 126 - 127)

127 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Ngũ

Châu, rõ ràng không phải cùng một thứ". Bản-thảo cương-mục nói rằng: "hai vật ấy chủ-trị tà-khí trong ngũ-tạng, chỉ-thống, phá huyết-tích, trị ghẻ mụt".

Kha-Lê-Lặc

Sách Trung-Châu chép: Kha-Lê-Lặc sản-xuất ở Giao-Châu, Ái-Châu, hoa trắng, hột như hột quả chi1, vỏ và cơm dính sát nhau, vị không độc, chủ trị khí lạnh, bụng trướng đầy.

Thường-Sơn

Có hai thứ, tục gọi hoàng-đao và bạch-đao.

Bồ-Hoàng

Bị dao mác thành thương, dùng Bồ-Hoàng ghiền nhỏ, rắc vào thì lành.

A-Ngùy Rau Đồ

Rau đắng, sách xưa chép: sản-xuất ở huyện Cổ-Đô thuộc Lượng-Châu, vị đắng khó uống.

Ý-Dĩ (Hạt bo-bo)

Khi Mã-Viện sang đánh Giao-Chỉ, có chở ý-dĩ về, đi qua Ngũ-Khê, hạt rơi xuống rồi mọc lên. Tô- Đông-Pha có bài thơ:

Phục-Ba dùng ý-dĩ, Trị ngược thuốc như thần.

Độc Ngũ-Khê trừđược, Khôn trừ nộc sàm-nhân2.

Phong-Cương (Gừng)

Xắt lát dán hai bên màng tang, hết đau đầu.

Hỏa-Cương (Riềng)

Sắc hơi tía, thường dùng làm men rượu, rất tốt.

Cao-Lương-Cương

Gốc ở Châu Cao-Lương, ở Giao-Châu cũng có, giống sinh ở Lôi-Châu tốt hơn. Ở Giang-Tả gọi là cũ Đỗ-Nhược. Vị rất ôn, chủ trị tích, lạnh, đau bụng, giã nhỏ, sao sơ, hòa vơới nước gạo mà uống. Trị thổ-tả hoắc loạn: dùng Cao-Lương-Cương năm lượng, nướng chín, đập dập, rửa sạch, đổ vào một thăng rượu, đun sôi năm ba lần, uống vào kiến hiệu tức khắc. Uống Cao-Lương-Cương thì thanh-khí tăng thêm, nhan-sắc tươi tốt, những nhà phú-hào hay sắc để uống.

Hoàng-Cương

Bản-thảo chép: "giống sinh ở Hải-Nam, gọi là bồng-truật. Vị cay đắng, rất hàn, không độc, chủ trị tâm phúc kiết tích, trừ phong nhiệt, tiêu ung thũng, nhai sống, trị khí. Thiên-Kim-Phương: trị ghẻ lác mới sinh, ngứa lâu ngày, lấy một lượng hoàng-cương hiệp vào ba lượng quế-hương, tán bột, hoà giấm uống.

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 126 - 127)