Mai-Viên-Chiếu Thiền-Sư
Thường làm một bài quyết cho quan Tham-Tụng Hiển, đại-lược rằng: "Một ngày nọ đương ngồi trước nhà, bỗng có nhà sư hỏi rằng: "Phật với Thánh nghĩa là thế nào?". Trả lời: "Cũng ví như:
"Ly hạ trùng-dương cúc, Chi đầu thục-khí oanh"
Nghĩa là:
"Hoa cúc dưới giậu thu, Chim oanh trên cành xuân"1
Không-Lộ và Giác-Hải
Hai nhà sư thường vào Trung-Quốc, xin đồng để đúc chuông, lúc về có thần-nhân ủng-hộ, thuyền đi một buổi chiều về đến quê hương, đúc hai cái chuông, một cái lớn, một cái nhỏ, treo ở chùa núi Phổ-Lại, mỗi lúc đánh, tiếng vọng rất xa, tiếng đồn đến Trung-Quốc. Chưa được bao lâu, cái chuông lớn chạy vào khe Bài-Nam, mưa lớn nước dâng lên trôi đi mất. Nhà sư sợ cái nhỏ cũng đi theo, bèn lấy sắt đóng lại, nay đương còn. (Tục truyền Không-Lộ có tài bay lên không-trung, Giác-Hải có tài lặn xuống nước).
Thảo-Đường
Theo thầy sang ở Chiêm-Thành. Lý-Thánh-Vương đánh Chiêm-Thành bắt được, cho làm đầy-tớ Sư-Lục. Ngày nọ Sư-Lục viết văn sớ để trên bàn, đi ra ngoài, Thảo-Đường lén sửa chữa lại. Sư-Lục lấy làm lạ, tâu vua nghe, vua phong Thảo-Đường làm Quốc-Sư.
Từ-Đạo-Hạnh
Nho-sinh, ưa thổi sáo, ngày cùng bạn du-ngoạn sơn-lâm, đêm đọc sách suốt sáng. Một hôm vào núi Phật-Tích, thấy một hòn đá có dấu bàn chân phải, ấn chân vào so thử, in như hệt, về nhà từ biệt mẹ, vào núi cất am tu hành. Lý-Vương chưa có con nối dòng, khiến các thầy chùa danh tiếng cầu đảo. Có một ông sư, già không dự lễ cầu, lại dùng pháp trấn yểm. Quốc-Vương nghe được, bắt hạ ngục tất cả