Việt-sử Thông-giám chép: Quang-Sở-Khách.

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 81)

82 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Cửu

Trương-Bá-Nghi

Làm An-nam Kinh-Lược-Sử đời nhà Đường, bắt đầu đắp thành Đại-La.

Khang-Khiêm

Lái buôn ở phương Bắc, làm An-nam đô-hộ.

Triều-Hoành

Người Nhật-Bản, trong khoảng niên hiệu Khai-Nguyên (713-741) đem hóa-phẩm đến triều-kiến, hâm-mộ phong-hóa Trung-Hoa, nhơn lưu ở lại, đổi tên là Triều-Hoành, nhiều lần sang sứ Trung-Quốc. Năm Vĩnh-Thái thứ 21, Triều-Hoành làm An-nam đô-hộ. Thời ấy có quân Mán xâm phạm cảnh giới hai châu Đức-Hoá và Long-Vũ, vua xuống chiếu khiến Triều-Hoành qua dẹp yên.

Phụ-Lương-Giao

Năm Kiến-Trung thứ 3 (782), đời Đường Đức-Tông, làm An-nam đô-hộ. Lúc ấy, Tư-Mã Diễn- Châu là Lý-Mạnh-Thu và Thứ-Sử Phong-Châu là Lý-Bỉ-Ngạn làm phản, tự xưng An-nam Tiết-độ Sứ, đều bị Lương-Giao bắt chém.

Cao-Chính-Bình

Làm An-nam Kinh-Lược.

Trương-Ứng

Đời nhà Đường, làm An-nam Kinh-Lược, chết đương lúc tại chức. Kẻ tá-nhị là Lý-Nguyên-Độ, dùng binh lực uy hiếp châu Huyện làm phản. Tướng nhà Đường là Lý-Phục dụ bắt được Nguyên-Độ, cỏi Nam trở lại yên lặng.

Triệu-Xương

Tự là Hồng-Tộ, làm Thứ-Sử Kiền-Châu. Gặp lúc tù-trưởng An-nam là Đỗ-Anh-Hàn làm phản, vua cho Triệu-Xương làm đô-hộ, mán rợ đều hoà theo. Xương ở An-nam mười năm, chân đau xin về. Vua phái Binh-Bộ Lang-Trung Bùi-Thái qua thay thế. Chưa bao lâu, châu-tướng Vương-Quý-Nguyên đánh đuổi Bùi-Thái. Đức-Tông đòi Xương đến hỏi thăm tình-hình, Xương tuổi hơn 70, tấu đối sáng suốt, vua lấy làm lạ, lại cho làm An-nam đô-hộ. Xương đến, người đều mừng rỡ, quân làm phản tức thì dẹp yên.

Bùi-Thái

Đã nói trên.

Trương-Châu

Nguyên trước làm An-nam kinh-lược phán-quan, đến đời vua Hiến-Tông, năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đổi làm chức Đô-hộ Kinh-lược sứ. Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. Lúc đầu trong quân đội, khí giới chỉ có 8.000 món, 3 năm lại đây tăng lên hơn 300.000 món. Châu khiến bộ- thuộc cất 30 gian lầu để chứa. Trước kia có chiến-thuyền vài mươi chiếc rất chậm chạp, Châu khiến đóng thành kiểu thuyền đồng-mông2, 32 chiếc, mỗi chiếc chở thuỷ-thủ 25 người, trạo-phu 23 người, 2 cây nỏ bắn xe, thuyền chèo tới lui, mau như gió. Các nước Chiêm-Thành, Chân-Lạp đều lo tiến-cống. Châu chết, Liễu-Tử-Hậu làm văn tế.

1 Vĩnh-Thái là niên hiệu của Đại-Tông nhà Đường, chỉ có một năm đầu là năm 765 sau công-nguyên. 2 Đồng-mông là một loại chiến-thuyền, hẹp mà dài, dùng để xông vào đánh thuyền địch. 2 Đồng-mông là một loại chiến-thuyền, hẹp mà dài, dùng để xông vào đánh thuyền địch.

83 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Cửu

Mã-Tổng

Tự là Nguyên-Hội. Trong năm Nguyên-Hoà, Đường Hiến-Tông (806-820), đương làm Thứ-sử Kiền-Châu đổi qua làm An-nam đô-hộ, thanh liêm chẳng nhiễu dân, dùng nho thuật giáo hóa, dân mọi được yên. Mã-Tổng dựng cột đồng ghi công đức nhà Đường để tỏ rằng Tổng là giòng dõi của Phục-Ba.

(Hàn-Dũ làm bài thơ đưa chân có câu: "Hồng kỳ chiếu hải áp Nam-Hoang", nghĩa là cờ đỏ rực rỡ trên biển, đàn áp cõi Nam).

Lý-Tượng-Cổ

Tôn-thất nhà Đường, làm An-nam đô-hộ, tham lam chẳng giữ phép, gặp lúc Hoàng-Gia-Động làm phản, Tượng-Cổ giao cho Thứ-Sử Hoan-Châu là Dương-Thanh 3.000 binh để trợ chiến, Dương- Thanh trở lại tập kích giết Tượng-Cổ.

Quế-Trọng-Vũ

Làm Đô-Hộ đời Đường, dẹp yên loạn Dương-Thanh.

Bùi-Hành-Lập

Làm An-nam Kinh-Lược-Sứ, đời nhà Đường. Thời ấy có người phản thần của Hoàn-Vương (tức Chiêm-Thành) là Lý-Lạc-Sơn toan mưu cướp ngôi, đến xin quân viện. Hành-Lập bắt chém Lạc-Sơn trả thây lại cho Hoàn-Vương; người Chiêm-Thành vui lòng phục-tùng. Bộ-tướng Đỗ-Anh-Sách và Phạm-Đình- Chi là những tay hào hùng ở Khê-Động, lệ thuộc trong quân-đội. Các Kinh-Lược-Sứ trước hay dung túng làm lơ, nên chúng quen tính dữ tợn, buông lung khó trị. Hành-Lập mỗi khi bắt tội, trừng-phạt rồi để cho cố gắng lập công mà chuộc tội, bởi thế, Anh-Sách thường gắng sức lập công, còn Đình-Chi thường hay đi tắm gội, lâu chẳng về; Hành-Lập triệu về giao hẹn rằng: "phép quân đi quá ngày thì chém". Lần khác lại cứ thế, bèn đánh chết đem thây trả cho họ Phạm và chọn con em hiền lành thay thế. Từ ấy oai phong thịnh hành, thăng chức Quế-Quản Quan-Sát-Sứ. Hoàng-Gia-Động làm phản, Hành-Lập dẹp yên, bèn thay thế Quế-Trọng-Vũ làm An-nam đô-hộ.

Lý-Nguyên-Thiện

Làm An-nam đô-hộ, đầu niên hiệu Bữu-Lịch (825) tâu xin dời phủ-lị qua bờ sông phía Bắc.

Hàn-Ước

Làm An-nam đô-hộ. Năm Thái-Hoà thứ 2 (928), đời Văn-Tông, Thứ-Sử Phong-Châu là Vương- Thăng-Triều làm phản. Ước dẹp yên, sau bị loạn quân đuổi chạy.

Mã-Thực

Tự Tôn-Chi, đầu niên hiệu Khai-Thành (836), đời vua Văn-Tông, làm An-nam đô-hộ, lấy văn-nhã trau-dồi, làm việc quan thanh tịnh chẳng phiền, dân được yên ổn, các tù trưởng đều nạp lễ qui thuận.

Vũ-Hơn

Làm An-nam Kinh-Lược, năm Hội-Xương thứ 3 (843), bị loạn quân đuổi đi.

Điền-Tảo

Con của Điền-Hồng-Chính, trong khoảng niên-hiệu Thái-Hoà (826-830) làm An-nam đô-hộ.

Vương-Thức

Con của tể-tướng Vương-Khởi, thời Tuyên-Tông (847-859) làm An-nam đô-hộ. Nguyên Điền-Tảo dựng hàng rào gỗ, làm hàng năm tốn tiền, chưa hoàn-thành, lại có giặc cướp đến rất cấp bách. Thức đến, trồng hàng rào cây, đào hào sâu, chung quanh trồng tre gai, giặc cướp không dám phạm đến. Sau có quân Mán vào cướp Cẩm-Điền-Bộ, Thức khiến người thông-ngôn chiêu dụ, ban đêm quân Mán bỏ đi và xin lỗi rằng: "chúng tôi đến bắt trói người Mán làm phản, chứ không phải vào ăn cướp". Trước kia La- Hành-Cung làm chức Đô-Hiệu, chuyên quyền chính trong phủ đã lâu, bị Thức đánh đòn cách chức.

84 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Cửu

Thôi-Cảnh

Năm Đại-Trung thứ 6 (852) của Chử-Toại-Lương

Điền-Tại-Hựu

Con của Điền-Bố, làm đô-hộ, có công dẹp yên biên-thuỳ.

Lý-Trác

Trong thời Đại-Trung (847-859) làm chức đô-hộ. Trác có tính tham dữ, lấy một đẩu muối đổi một con ngựa, bởi thế, Mán, Mường ta oán làm phản, liên kết với rợ Nam-Chiếu là Đoàn-Tù-Thiên, hiệu "Bạch-Y Một-Mệnh-Quân" (quân cảm-tử áo trắng) đánh An-nam phủ. Khởi-Cư-Lang Trương-Vân dâng sớ nói rằng: "Lệnh Hồ-Đào dùng Lý-Trác trấn giữ An-nam, đầu tiên gây ra mối loạn, giặc cướp đầy thiên-hạ, luôn năm chinh-chiến, tổn binh hao lương".

(Bì-Nhật-Hưu làm thơ chế Lý-Trác. Thơ chép ở quyển thứ 16).

Lý-Vu

Làm đô-hộ, đóng đồn ở Vũ-Châu, đầu niên hiệu Hàm-Thông (860), đời vua Ý-Tông nhà Đường, quân Mán đến đánh, Vu chạy trốn, bị vua Ý-Tông đuổi.

Vương-Khoan

Thay Lý-Vu làm Kinh-Lược-Chiêu-Thảo-Sứ. Lý-Trác tâu xin bãi đạo binh phòng thủ mùa đông, 6.000 người, viện lẽ rằng: "giao một mình thủ-lĩnh động bảy-quán ở Đào-Lâm Tây-Nguyên là Lý-Do. Độc cũng đủ sức chống ngăn quân mọi. Sau mãn tù gã con gái cho con Do-Độc, Do-Độc bèn đem quân phụ- thuộc quân Mán, Vương-Khoan chế ngự không nổi.

Thái-Tập

Năm Hàm-Thông thứ 3 (862), thay Vương-Khoan làm An-nam Kinh-Lược. Tháng 11, rợ Nam- Chiếu vây Giao-Chỉ, Tập đóng cửa thành cố giữ, đợi binh cứu viện chẳng đến. Tháng giêng năm Hàm- Thông thứ 4 (863), quân Mán đánh gấp, thành bị hãm, gia-nhơn 70 người đều tử-nghĩa. Tập cùng mấy người thủ-hạ, đi chân không, ra sức cố đánh, muốn chạy ra thuyền giám quân, nhưng thuyền đã lìa bến, Tập bị chết chìm. Tướng sĩ Kinh-nam 400 người chạy đến bờ sông phía đông thành, Ngu-Hầu Nguyên- Duy-Đức bảo chúng rằng: "Chúng ta không có thuyền, xuống nước thì chết, chi bằng trở lại quyết chiến với quân mọi", bèn quay về thành, đánh giết quân mọi hơn 2.000 người rồi chịu chết. Chỉ có mạc-phủ là Phàn-Xước mang ấn của Tập chạy trước qua sông được khỏi chết. Nam-Chiếu hai lần hãm thành Giao- Chỉ, cướp bắt chừng 10 vạn người, để lại 12 vạn binh, khiến tướng Dương-Tư-Tân chiếm cứ An-nam.

Tống-Nhung

Năm Hàm-Thông thứ 4 làm Đô-Hộ, cùng các đạo binh qua cứu viện An-nam, đồn trú ở Lĩnh- Nam, không chịu tiến, hao tổn lương-thực. Trần-Bàn-Thạch xin tạo thuyền lớn chở nổi 1.000 hộc, chở gạo từ Phúc-Kiến đến cấp cho Nam quân. Nhung nghe theo, từ ấy quân lương được đầy đủ.

Cao-Biền

Tự là Thiên-Lý. Nguyên trước mọi Nam-Chiếu công hãm An-nam, Tuyên-Tông xuống chiếu lập Hành-châu ở Hải-Môn, cho thêm binh hai vạn, khiến Dung-Quảng Kinh-Lược là Trương-Nhân thâu phục An-nam. Nhân dùng dằng không tiến, bèn giao binh cho Biền, phong làm chức đô-hộ. Biền chọn 5.000 quân tiến trước, giao ước giám-quân Lý-Duy-Châu kế tục tiến sau. Duy-Châu đóng quân ở Hải-Môn, Biền tiến đóng Phong-Châu, phá quân Mán ở huyện Nam-Định, chém bọn Trương-Thuyên, hàng phục được muôn người, thâu được của để cung cấp quân-dụng. Tin tâu thắng trận về đến Hải-Môn, Duy-Châu giấu đi và tâu dối rằng Cao-Biền giỡn với quân giặc, chẳng chịu tiến. Vua giận, sai Hữu-Vũ-Vệ-Tướng-quân Vương-Án-Quyền thay thế. Lúc ấy, Biền lại đánh phá quân giặc, tiến vây thành Giao-Châu hơn mười ngày, thế giặc rất nguy khốn. Vừa tiếp được điệp-văn của Án-Quyền, Biền giao việc quân cho Giám-Quân Vi-Trọng-Tể trông coi, cùng quân dưới cờ hơn 100 người trở về. Trước đó, Biền khiến Tăng-Cổn về Kinh báo tiệp, Cổn đi đến giữa bể, trông thấy cờ-xí tiến sang phía đông, nói ấy là thuyền đội của quan Kinh-

85 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Cửu

Lược Sử mới và quan Giám-Quân. Cổn ngờ Duy-Châu tất cướp lấy biểu-văn, bèn nấp nơi cửa đảo, chờ cho Duy-Châu đi qua rồi liền ruổi đến Kinh-Sư. Vua tiếp được tấu-văn cả mừng, gia-phong Biền chức Công-Bộ Thượng-Thư, khiến trở lại trấn An-nam. Biền đi đến Hải-Môn, trở về nhiệm lại chức cũ. Trong lúc Án-Quyền ngu hèn, Duy-Châu tham dữ, các tướng chẳng chịu phục tùng, quân Mán nghe Biền trở lại, bỏ trốn quá nửa. Biền lại khích-lệ tướng sĩ, đánh được thành, giết man-soái Đoàn-Tù-Thiên và quân Mán hơn 3 vạn người. Thổ-nhơn ngày trước đầu hàng quân Mán, nay đem chúng trở về hàng-phục. Vua xuống chiếu đặt Tịnh-Hải-Quân ở An-nam, phong Biền làm Tiết-độ-sứ.

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)