Lữ-Ngao là một thiên trong Kinh Thơ Thời vua Võ Vương nhà Châu, nước Tây Lữ dâng con chó ngao, Ông Thiệu Công làm thiên Lữ Ngao để khuyên răn vua không nên quí chuộng vật lạ.

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 128)

Lữ Ngao để khuyên răn vua không nên quí chuộng vật lạ.

129 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Ngũ

Bò tót

Giao-Châu-Ký chép rằng: "Bò tót sản xuất ở quận Cửu-Đức, có một sừng, dài hai thước. Thời Hán Linh-Đế (168-188), Cửu-Chân dâng bò tót, cho là con thú lạ. Khoảng niên hiệu Chí-Nguyên (1264- 1294), An-nam thường đem cống.

Bạch-Lộc

Đời Tấn, đầu niên-hiệu Nguyên-Khương (291-199), có con hươu trắng xuất hiện ở huyện Vũ- Ninh, quận Giao-Chỉ. Đời Tống Văn-Đế, cuối niên-hiệu Nguyên-Gia (453), Giao-Chỉ đem dâng hươu trắng.

Tiềm-Thủy-Ngưu (trâu lặn dưới nước)

Giao-Châu-Ký chép răằng: "tại huyện Câu-Lậu có giống trâu lặn ở dưới nước, lên bộ thì sừng mềm, vào nước sừng lại rắn".

Tinh-tinh

Nam-Trung-Chí chép rằng: "hình chó, mặt người, ở trong hang núi, đi không do một lối quen nào, hằng bầy cả trăm con. Người ta thường lấy rượu và mấy chục đôi giép cỏ kết lại với nhau, bày ra giữa đường, Tinh-tinh gặp thấy, tức thì kêu tên họ ông cha của người mà chửi, và nói rằng: "Tụi bây cố bẩy ta, mau bỏ đi cho rồi". Nhưng sau lại kêu nhau uống nếm rượu, xỏ giép đi chơi, uống một vài chung đã say, giép bị giây chằng, té ngữa, thế là bị bắt. Người xưa hỏi quan lệnh Phong-Khê: "Phong-Khê có vật gì?". Đáp: "Chỉ có tinh-tinh, rượu và tớ".

Phất-phất (đười ươi, một loại khỉ)

Quách-Phác nói rằng: "Đười-ươi sản-xuất trong miền núi Giao-Châu, hình dáng giống người, lưng dài, mình đen, có lông đến gót chân, xỏa tóc, chạy mau, ăn thịt người, thấy người thì cười". Tả-Tư nói rằng: "Đười-ươi cười bị đấm".

Nghị-Tử-Diêm-Ải (trứng kiến muối chua)

Sách xưa chép: "Tù-trưởng các khê động ở Giao-Châu hay lấy trứng kiến muối chua, không phải các quan và thân-tộc, không được dùng món ăn nầy tiếp đãi (?). Thiên Giao-Đặc-Sinh có nói: "dùng tương trứng kiến". Sách Tế-Thống bảo rằng: "muối sản-xuất ở lục-địa, tức mà muối dùng làm tương trứng kiến". Sách Châu-Lễ: "người đầu bếp dọn tương có món tương trứng kiến". Phạm-Uý-Tông nói rằng: "Món trứng kiến ở Trung-Quốc thất truyền, nên mới tìm ở nơi người Mán, chứ không phải người Mán biết làm ra trước".

Một phần của tài liệu AN NAM CHÍ LƯỢC (Trang 128)